Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Bách hợp và tác dụng đối với sức khỏe con người

Bách hợp là một vị thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền. Cây thuốc này có rất nhiều công dụng như điều trị ho, chữa viêm phế quản, điều trị chứng mất ngủ và đặc biệt có khả năng kháng lại virus HIV hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như đặc điểm của cây thuốc này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!

1.Một số thông tin về cây

Tên gọi và nguồn gốc

Bách hợp hay còn gọi là cây tỏi rừng. Ở Lạng Sơn gọi là Sơn Pha, Sơn Đông. Một số dân tộc ít người có tên gọi khác như Khẻo ma (Tày),Cà ngái dòi (Dao), Kíp pá (Thái).

Tên khoa học là Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils. Thuộc họ hành Alliaceae.

Bách hợp (Bulbus) là dò phơi hoặc sấy khô của cây Bách hợp và một số cây cùng chi. Bách hợp hay còn được hiểu là “Bách” nghĩa là trăm, “hợp” nghĩa là kết hợp lại. Vò dò của cây này được kết hợp lại từ nhiều lá như vẩy cá.

Mô tả cây

Đây là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 60 – 90cm, sống lâu năm trên những vừng rừng núi ở Việt Nam. Cây có dò, lá mọc so le theo hình mác, nhẵn, dài khoảng 2 – 15cm, rộng khoảng 0,5 – 3,5cm. Thân cây to, màu trắng. Hoa mọc ở đầu cành, thường có từ 2 – 6 hoa lớn, dài khoảng 14 – 16cm, hình loa kèn, miệng có 6 cánh màu trắng hoặc màu hồng nhạt, cuống dài khoảng 3 – 4cm. Quả nang dài từ 5 – 6cm, mở theo 3 van. Quả có rất nhiều hạt, xếp thành chồng, hình trái xoan, đường kính khoảng 1 cm hoặc dài hơn. Cây ra hoa từ tháng 5 – 7, ra quả từ tháng 8 – 10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Giống cây này được phát hiện và khai thác ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, các vùng núi Tây Bắc hoặc mọc hoang ở các đồi núi cọ thuộc Sapa (Lào Cai). Ngoài ra còn xuất hiện ở Trung Quốc, tại các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông.

Nhân giống cây bằng cách trồng dò như trồng hành tỏi. Sau một năm thì thu hoạch. Để dò phát triển to cần ngắt hết các hoa. Vào khoảng cuối hạ đầu thu, khi hoa nở, cây bắt đầu khô héo thì đào lấy dò, rửa sạch đất, cắt bóc ra từng phiến nhỏ, đồ nước sôi khoảng từ 5 – 10 phút, tránh để lâu quá sẽ bị nhũn, sau đó phơi hoặc sấy khô. Một số địa phương trồng cây này để lấy hành ăn.

Hình ảnh cây Bách hợp

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Củ là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra người ta còn sử dụng thân hành để điều trị một số bệnh.

Vị thuốc này hút ẩm nên thường chuyển sang màu đỏ nâu, hoặc bị mọt mốc ăn. Do đó cần bảo quản thuốc nơi khô ráo, phòng ẩm, phòng hóa độc. Không được sấy hơi diêm sinh vì màu sẽ chuyển sang trắng, bị biến vị và biến chất.

Thành phần hóa học

Bách hợp chứa 30% tinh bột, 4% proti, 0,1% chất béo và một số vitamin C. Thành phần còn lại chủ yếu là chất xơ. Có nhà khoa học tìm thấy trong vị thuốc này có chất colchixein.

Tác dụng dược lý

Theo một số nghiên cứu cho thấy, dịch từ nước Bách hợp có tác dụng trừ đờm, cầm ho đối với động vật. Ngoài ra cũng có thể chống suyễn cóc do histamine gây ra. Bên cạnh đó dịch từ nước Bách hợp có tác dụng cường tráng, chống dị ứng và trấn tĩnh. Khi lấy dịch lắng cồn từ nước sắc Bách hợp có khả năng chịu đựng thiếu oxy, ngăn ngừa giảm bạch cầu do cyclophosphamide gây ra.

2.Công dụng và liều dùng

Hình ảnh hoa Bách hợp

Công dụng:

Vị thuốc này mới được sử dụng trong phạm vi nhân dân để làm thuốc bổ, thuốc chữa ho, ho có đờm, điều trị viêm phế quản, thổ huyết, chữa sốt hoặc thần kinh bị suy nhược.

Một số tài liệu cổ cho biết, Bách hợp có vị đắng, tính hơi hàn, đi vòa 2 kinh tâm và phế, có tác dụng nhuận phế, trừ ho, an thần, định tâm, thanh nhiệt, tiểu lợi. Sử dụng trong trường hợp ho lao thổ huyết, hư phiền hay thường hồi hộp, tim đập nhanh, mạnh hoặc mắc chứng phù, thũng.

Liều dùng:

Theo Trung dược đại từ điển: Dùng làm thuốc uống trong, sắc thang từ 0,3 – 1 lượng hoặc có thể hấp ăn, cũng có thể nấu cháo. Dùng làm thuốc đắp ngoài, để tươi, giã nát rồi ép thành nước uống, sử dụng trong trường hợp ho, đau ngực, ho ra máu hoặc lao phổi.

Theo Trung dược học: Sắc thành thuốc uống từ 6 – 12g hoặc có thể chích mật để tăng thêm tác dụng nhuận Phế.

Đối tượng sử dụng:

Kiêng kỵ:

Đối với những trường hợp sau không nên sử dụng vị thuốc này:

3.Các bài thuốc từ Bách hợp

Củ Bách hợp được sử dụng làm thuốc

Bài thuốc chữa ho do viêm phế quản:

Bách hợp 30g, bách bộ 8g, tang bạch bì 12g, mạch môn đông, thiên môn đông mỗi thứ 10g, ý dĩ nhân 10g. Sắc cùng 1000ml nước đến khi còn 400ml thì uống. Ngày uống 3 lần.

Bài thuốc nhuận phế, trừ ho, sử dụng cho người bệnh viêm phế quản, khí quản:

Hoặc có cách kết hợp khác: Bách hợp tươi, gạo tẻ mỗi thứ 50g, hạnh nhân 10g. Nấu cháo, đến khi gần được thì cho Bách hợp và hạnh nhân vào, thêm đường. Ăn trong ngày.

Bài thuốc dưỡng tâm, an thần (Sử dụng trong trường hợp tâm hồi hộp, hay ưu phiền, đặc biệt là người sau khi ốm dậy)

Bách hợp 24g, ngọ trúc, tri mẫu mỗi thứ 12g. Sắc lấy nươc uống. Sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày.

Bài thuốc nhuận phế, chỉ khái, định tâm, an thần (Thích hợp đối với người phế táo ho nhiều, tâm thần bất định, thần trí hoảng hốt):

Bách hợp tán thành bột 30g, gạo nếp 50g, một ít đường phèn. Cho gạo và bách hợp vào nồi, nấu thành cháo. Trước khi ăn thêm đường. Ăn vào buổi sáng, ăn lúc còn nóng. Sử dụng trong vòng 20 ngày.

Bài thuốc chữa khó tiểu, nước tiểu ngắn đỏ do phế nhiệt:

Bách hợp,mach môn đông mỗi thứ 12g, bạch thược 10g, Mộc thông, Cam thảo mỗi thứ 8g. Sắc lấy nươc uống. Sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.

Bài thốc chữa chứng mất ngủ:

Bách hợp 30g, hạt sen 30g, thịt lợn 250g. Hầm cho thật nhừ, ăn trong ngày. Hoặc có thể sử dụng 60g Bách hợp tươi kết hợp cùng 1 – 2 thìa mật ong hấp cho chín rồi ăn trước khi đi ngủ.

Củ Bách hợp sau khi được phơi khô

Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng:

Bách hợp 12g, kim ngân hoa, liên kiều mỗi thứ 10g. Sắc lấy nước uống. Hoặc kết hợp Bách hợp tươi với vài hạt hạt muối giã nát, đắp vào vết mụn nhọt sẽ nhanh chóng khỏi.

Bài thuốc trị ho không ngừng hoặc trong có đàm có máu:

Bách hợp, Khoản đông hoa, sấy hoặc hấp cho khô, liều lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, luyện thành hoàn, lớn bằng hạt nhãn. Sử dụng sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên và sử dụng trước khi đi ngủ, nhai nhỏ hoặc kết hợp cùng nước gừng để ngậm cho tan.

Bài thuốc trị bệnh phổi thổ huyết:

Bách hợp giã thành nước, hòa cùng nước lọc để uống hoặc có thể nấu ăn.

Bài thuốc trị tạng Phế ủng nhiệt phiền muộn:

Bách hợp 4 lượng, nửa chén mật. Trộn đều với nhau rồi hấp đến khi mềm, thường ngậm bằng quả táo, nuốt nước.

Bài thuốc trị tai điếc, tai đau:

Bách hợp khô nghiền thành bột. Uống ngày 2 lần cùng với nước ấm.

Bài thuốc  trị ho do phế nhiệt, họng khô miệng khát:

Bách hợp, Bách hoa tiển mỗi thứ 30g, Đông hoa 15g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đại tiện ra máu:

Bách hợp tẩm rượu sau đó sao lên, tán nhỏ, uống từ 6 – 12g.

Bài thuốc trị phế hư sinh ho, họng khô đau, âm hư hỏa vượng, ho ra đờm có dính máu, lưỡi đỏ ít rêu, mạch đập yếu:

Bách hợp, đương quy, xuyên bối, bạch thược, cam thảo mỗi vị 4g, thục địa 12g, sinh địa 8g, huyền sâm, cát cánh mỗi thứ 3g. Sắc thành nước uống, ngày 1 thang.

Củ Bách hợp được sấy khô làm thuốc

Bài thuốc trị đau dạ dày mạn tính, bụng trướng đầy:

Bách hợp 63g, ô dược 12g. Sắc thành nước uống.

Trường hợp dạ dày lạnh thì cho thêm cao lương khương 4g để sắc uống. Nếu đau bụng nhiều có thể cho thêm vị diên hồ sách 12g để uống.

4.Phân biệt Bách hợp với một số cây khác

Bách hợp thường bị nhầm lẫn với cây hoa loa kèn đỏ (Hay còn gọi là vẩy Tỏi voi, tên khoa học là Amaryllis bellodena Sweet, thuộc họ Thủy tiên) vì hình dáng của hai loại cây này rất giống nhau. Khi uống cây hoa loa kèn đỏ thường bị nôn ói. Để phân biệt hai loại cây này ta thường dựa vào đặc điểm của củ. Củ cây hoa loa kèn có tép to, không có chất nhớt, vẩy mỏng hơn so với tép bách hợp.

Ngoài ra người ta còn bị nhầm lẫn Bách hợp với thứ vẩy nghi là vẩy Hải thông (Tên khoa học là Urginea maritima (L). Baker, thuộc họ Hành tỏi). Khi uống phải thứ vẩy này người dùng thường bị say. Để phân biệt ta dựa vào vẩy, vẩy này giống với vẩy Bách hợp nhưng nhỏ hơn, ít chất nhớt, khi nếm có vị hơi cay.

 

Exit mobile version