Rau má là một loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày, hầu như người Việt Nam nào cũng biết. Sử dụng loại rau này thường xuyên rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là làn da.
Cây rau má là gì ?
Tên khoa học/ tên khác
Rau má là tên thường gọi ở Việt Nam. Tại Vintian loài cây này có tên là tích tuyết thảo, phanok. Còn tại Campuchia loại rau này được người dân trìu mến gọi với cái tên trachick kranh. Xét trên góc độ khoa học, rau má tên là Centella asiatica Urb, thuộc họ Hoa tán.
Mô tả cây
Cây rau má mọc bò trên mặt đất với phần thân gầy, mảnh và nhẵn. Quan sát kĩ phần rễ bạn sẽ bắt gặp các mấu nhỏ. Lá cây rau má hình mắt chim, khía tai bèo, kích thước lá từ 2 đến 4cm. Phần cuống lá rất dài, lên tới 10 đến 12 cm, chỉ những cuống mang hoa mới dài từ 2 đến 4 cm. Hoa của loài cây này là hoa đơn, thường mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ, kết thành trái dẹt. Cây sống quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
Mọc chủ yếu ở đâu?
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cây rau má ở bất kì đâu, chỉ cần đất tốt, đủ ẩm. Ngoài ra tại các nước nhiệt đới khác như Lào, Campuchia, Ấn Độ,.. thì loài cây này cũng xuất hiện với mật độ lớn.
Thành phần hóa học
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cây rau má nhưng kết quả chưa thực sự thống nhất. Theo Basu và Lamsal thì trong loại rau này có chứa hydrocotylin, trong khi đó theo Bửu Hội, Rakoto Ratsimamanga và Boiteau thì loại rau này lại giàu asiaticozit. Bên cạnh đó, cũng có nhiều học giả cho rằng hoạt chất của rau má là sapoin, có tác dụng giúp vết thương mau lành, thúc đẩy quá trình mọc da non.
Thu hái chế biến
Cây rau này được thu hái quanh năm, có thể dùng trực tiếp hay sao vàng. Trước khi dùng, lưu ý rửa sạch đất cát trên lá.
Trong chữa bệnh, người ta còn chế biến rau má dưới dạng viên nén (hàm lượng 0,01 rau má, liều lượng sử dụng là 3 – 6 viên vào bữa ăn) và dưới dạng thuốc tiêm (1ml chứa 0,02g rau má).
Công dụng của cây rau má
Bình thường rau má được xem là một loại rau để ăn trong bữa ăn. Còn theo y học, rau má có vị ngọt, hơi đắng, tình bình và mát, rất hợp trong việc giải nhiệt, giải độc, lợi sữa, chữa thổ huyết, tả lỵ,..
Ngoài ra, từ xưa đến nay, nhiều người còn dùng loại rau này để chữa mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp,.. Do rau má chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa nên cực tốt để dưỡng ẩm, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa.
Cách dùng cây rau má
+ Bài thuốc chữa đau bụng, đi lỏng, lỵ
Bạn chỉ cần cắt 30 – 40g rau, cả phần dây lẫn lá, đem đi rửa sạch, thêm ít muối và ăn trực tiếp. Nếu không ăn sống được bạn có thể luộc lên để ăn như các loại rau bình thường khác. Ngoài ra, bạn dùng loại rau này để sắc với nước vo gạo sạch, uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc giảm bớt cơn đau lưng, đau bụng của phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt
Bạn cần hái rau má trong giai đoạn cây đang trổ hoa, đem đi rửa sạch, phơi, khô, tán nhỏ, sắc thành nước uống. Mỗi ngày bạn uống 2 thìa cà phê vào buổi sáng, cơn đau sẽ thuyên giảm.
+ Bài thuốc chữa mẩn ngứa
Bạn có thể trộn rau má với dầu ăn theo kiểu salad hoặc hái về, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước, thêm đường vừa đủ và uống như một loại nước giải khát.
+ Bài thuốc giúp hạ sốt ở trẻ
Cây rau má rất lành tính nên có thể dùng cho trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần hái rau má, đem đi rửa sạch, vò nát, đun với nước trong vòng 15 phút. Sau đó chắt lấy nước và cho trẻ uống dần dần, vài thìa/lần uống, một tiếng uống 1 lần.
+ Tăng cường trí nhớ và thị lực
Bạn chỉ cần đem rau má đã làm sạch đi sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 3 đến 5g uống chung với sữa, trí nhớ sẽ được cải thiện.
+ Bài thuốc cho bệnh nhân bị tim mạch
Bạn chỉ cần bổ sung rau má vào thực đơn ăn uống hàng ngày, sử dụng như một loại rau hoặc giã lấy nước uống.
+ Làm đẹp làn da
Bạn dùng rau má giã nát, chắt lấy nước, thêm đường và uống mỗi ngày, làn da sẽ đẹp lên trông thấy.
+ Chữa lành vết thương
Sau khi rửa sạch vết thương, bạn lấy rau má đã giã nát đắp lên, tổn thương sẽ mau lành và nhanh lên da non.
+ Bài thuốc chữa bệnh vàng da
Bạn chuẩn bị 30 đến 40g rau, 30g đường phèn, đem đi sắc chung và uống thay nước.
+ Bài thuốc chữa chứng bệnh tiểu ra máu
Bạn cần chuẩn bị 1 nắm rau má và 1 nắm ích mẫu thảo nhi, đem 2 vị thuốc đi rửa sạch, để ráo rồi giã nát lấy nước uống.
+ Bài thuốc chữa bệnh táo bạn
Bạn hãy giã nát 30g rau má tươi nồi đắp lên vùng rốn.
+ Bài thuốc chữa bệnh sởi
Chỉ cần sắc 30 đến 60g rau, uống mỗi ngày, bệnh sẽ có tiến triển tốt.
+ Bài thuốc chữa áp xe vú giai đoạn đầu
Bạn cần dùng rau ám và vỏ cau đem sắc chung rồi uống, có thể dùng thêm chút rượu để đạt hiệu quả cao hơn.
+ Chữa nhọt độc
Bạn có thể dùng 30 đến 60g rau ám sắc uống hoặc đắp lên vùng da có nhọt độc.
+ Bài thuốc chữa vết lở loét
Với vùng da bị tổn thương bạn cần dùng hỗn hợp nước cốt rau má pha vớt bột gạo nếp để bôi lên.
+ Bài thuốc điều trị chấn thương phần mềm, bị sưng tấy
Bạn cần lấy 20 đến 30g rau má tươi, ép lấy nước cốt, pha thêm chút rượu để uống.
+ Bài thuốc chữa đau mắt đỏ
Bạn đem rau má đã được rửa sạch đi giã nát rồi đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay là được.
+ Bài thuốc chữa viêm, rá hong, viêm amidan
Hãy lấy 60g rau đi rửa sạch, giã, ép lấy nước cốt rồi pha với nước ấm uống từng chút một, cố gắng giữ nước rau ở trong cổ họng càng lâu càng tốt.
+ Bài thuốc chữa bệnh ho gà
Bạn nấu thịt lợn gầy (30g) với 100g rau má, ăn 2 lần 1 ngày.
+ Chữa chứng xuất huyết
Bạn có thể dùng loại rau này tông qua con đường sắc uống hoặc giã nát lấy nước cốt.
+ Giải độc thuốc/thực phẩm
Dùng nước rau tươi pha với đường phèn, dùng ngay khi có triệu chứng ngộ độc.
+ Chữa chứng chảy máu cam
Bạn uống nước rau đã giã nát, ép lấy nước trong vòng 5 ngày.
+ Bài thuốc chữa sốt xuất huyết nhẹ
Bạn dùng 30g rau má, 20g mã đề, 30g nhọ nồi đem đi rửa sạch sắc uống hoặc giã lấy nước uống.
Tuy không thể thay thế thuốc để trị bệnh nhưng rau má có tác dụng hỗ trợ điều trị cực hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn thì không nên dùng loại rau này.