Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Cây chua me lá me có gì đặc biệt?

Chua me lá me là loài cây cỏ mọc hoang, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tại Việt Nam, loài cây này vẫn chưa được nhìn nhận đúng với giá trị của nó. Tại các quốc gia Châu Á khác, chua me đã bắt đầu được sử dụng để điều trị một số căn bệnh như: đái tháo đường, ho ra máu, bí tiểu, mụn nhọn, lậu, sỏi thận,…

Cây chua me lá me là gì?

Tên khoa học/ Tên khác

Cây chua me lá me thường được gọi tắt là chua me cho tiện gọi. Tên khoa học của loài cây này khá dài, đó là Biophytum sensitivum. Cây thuộc họ chua me đất Oxalidaceae.

Mô tả cây

Chua me lá me vốn dĩ là một loại cỏ với chiều cao của cây trưởng thành đạt ngưỡng 20cm. Thân cây có lông, không chia nhánh mà mọc thẳng đứng, màu đỏ tía, tận cùng bằng 1 túp gồm 15 đến 20 lá. Chiều dài của lá chua me dao động từ 6 đến 12cm. Lá dài lại bao gồm 10 đến 14 đôi lá chét, mọc đối xứng với nhau, nhẵn, kích thước lớn dần từ dưới lên trên, nhìn khá giống lông chim. Lá chua me khi có gió hoặc có tay người chạm cũng hơi cụp lại, gần giống với lá cây xấu hổ. Cụm hoa gầy, màu vàng và cũng có lông. Cuống hoa ngắn hơn lá. Quả của cây là quả nang có đài tồn tại 5 ngăn. Hạt cây màu đen, nhỏ, hình cầu, xép thành hàng trên một đường thẳng.

Cận cảnh cây chua me

Mọc chủ yếu ở đâu?

Loài cây này vốn dĩ không được trồng mà mọc hoang trên khắp hang cùng ngỏ hẽm ở nước ta, nhiều nhất vẫn là trên bãi cỏ hoặc trên đất khô. Có thể kể tên một số tỉnh thành có số lượng chua me mọc cực lớn như: Lạng Sơn, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận,…Ngoài ra, tại một số nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Philippin, Thái Lan,… chua me cũng mọc hoang rất nhiều. Nhìn chung đây là loài cây tương đối dễ sống, có khả năng thích nghi với nhiều dạng thời tiết khác nhau.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu của một nhà khoa học Philippin tên là Garcia E thì loài cây này có một hợp chất đặc biệt tương tự như insulin. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy hợp chất kali oxalat axit trong loại cây này.

Thu hái chế biến

Toàn bộ cây chua me đều có thể làm thuốc, bạn không nên bỏ phí bất kì bộ phận nào. Loài cây này có thể thu hái quanh năm, không kể ngày tháng. Khi thu hoạch, người ta sẽ nhổ cả cây rửa sạch, dùng tươi hoặc đem đi phơi/sấy khô. Việc sấy khô sẽ kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng của thuốc. Vì vậy, đây vẫn được xem là biện pháp chế biến thuốc tốt nhất.

Tuy nhiên, do bị xem là cỏ dại nên loại cây này bị nhổ bỏ khá nhiều thay vì được thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh.

Chua me lá me thường được xem là một loại cây cỏ

Công dụng của cây chua me lá me

Theo Đông y, chua me lá me có vị chua, tính mát, vì vậy dùng để giải nhiệt, lợi tiểu rất tốt. Ngoài ra, người ta còn dùng loại cây này để tiêu viêm, cầm máu, chữa nóng ruột, ho hoặc tiểu ra máu, tiêu chảy,..

Tại Philippin, đây là loài cây nổi tiếng trong việc hỗ trợ căn bệnh đái tháo đường quái ác. Còn tại Ấn Độ loài cây này được dùng để tiêu giảm mụn nhọn, trị lậu, trị sỏi thận, lợi tiêu hóa. Tại Trung Quốc, chua me lại được dùng để trị mụn lở chảy nước vàng, trị thần kinh suy nhược, mất ngủ, sa tử cung, thoát gang, hecpet mọc vòng. Trong khi đó ở Việt Nam, loại cây này vẫn chưa được sử dụng trong việc điều trị bệnh do còn quá ít tài liệu nghiên cứu và chưa có công trình khoa học đi sâu vào vấn đề này.

Cách dùng cây chua me lá me

Tại Việt Nam, rất ít người biết rằng chua me lá me cũng có tác dụng chữa bệnh. Người dân thường ngặt lá, rửa sạch bỏ vào nước luộc rau muống để nước có vị chua dịu, dễ ăn. Vô tình đây lại là một cách giải nhiệt mùa hè rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng loài cây này để trị cảm sốt, nóng ruột, ho ra máu bằng cách dùng 40g lá me tươi rửa sạch, để ráo, giã nhỏ, đổ nước sôi khuấy đều, gạn bỏ bã, lấy nước uống. Nên dùng đều để bệnh tình có những suy chuyển tích cực.

Ở Ấn Độ, người dân sắc lá lên để uống cho lợi tiểu. Để chữa mụn nhọt, người ta nghiền nát hạt rồi đắp lên vết mụn 15 – 20 phút rồi rửa sạch mặt trước khi đi ngủ. Riêng với phần rễ, nếu đem sắc uống thì có thể chữa được bệnh lậu và sỏi thận. Với cây đã sấy khô, chỉ cần đem đốt ra tro, lấy nước uống thì sẽ rất tốt cho tiêu hóa.

Ít ai để ý rằng chua me cũng có khả năng chữa bệnh

Nhìn chung, tác dụng và cách dùng cây chua me lá me vẫn chưa được nhiều người Việt biết đến. Tại nước ngoài, loài cây này đã được sử dụng để điều trị khá nhiều căn bệnh. Chắc phải sau một thời gian dài nữa, sau nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm, người Việt mới dần tin vào tác dụng kì diệu của loài cây này và bắt đầu ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các thầy thuốc và các nhà nghiên cứu khoa học.

Exit mobile version