Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Cây cứt lợn – Vị thuốc điều trị viêm xoang cực hay

Cây cứt lợn là một vị thuốc nam mọc hoang ở nhiều tỉnh trên khắp đất nước ta. Cây thuốc này có khả năng điều trị viêm xoang rất hiệu quả. Bên cạnh đó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cầm máu và làm tiêu sỏi thận. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của cây cứt lợn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1.Sơ lược về cây cứt lợn

Tên gọi và nguồn gốc

Cây cứt lợn còn có tên gọi khác là cỏ cứt lợn, cỏ hôi, cây hoa ngũ vị, cây hoa ngũ sắc, bù xích, thắng hồng kế hoặc nhờ hất bồ (theo cách gọi của người K`ho).

Một số vùng gọi là cỏ hôi vì khi vò nát, cây có mùi hôi, khi ngửi có thể nôn. Một số địa phương lại cho rằng cây cỏ cứt lợn có tác dụng chữa bệnh tốt nhưng lại mang tên xấu xí nên đã gọi nó là Cây hoa ngũ sắc hoặc hoa ngũ vị. Trên thực tế, tên gọi nàu dùng để chỉ cây bông ổi (trâm ổi, thơm ổi – Tên khoa học là Lantana camara L.)

Tên khoa học là Ageratum conyzoides L.

Thuộc họ hoa Cúc Asteraceae.

Mô tả cây

Đây là một giống cây cỏ sống quanh năm, thân cây cao từ 30 – 50cm. Thân có nhiều lông mềm, màu xanh hoặc màu tím đỏ. Lá mọc đối nhau, mép lá có dạng răng tròn, hai mặt đều có lông bao phủ, có 3 gân tỏa ra từ gốc. Hoa mọc thành từng chùm ở ngọn, màu tím hoặc màu trắng. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc quanh quả.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cỏ cứt lợn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Giống cây này có thể mọc trên nhiều địa hình khác nhau. Cây xuất hiện nhiều ở hai ven đường đi, trên những bãi đất hoang.

Người ta sử dụng toàn bộ thân cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ. Khi thu hoạch xong, rửa sạch đất cát phơi phô. Thông thường người ta sử dụng khi cây còn tươi.

Cây cứt lợn là một vị thuốc nam mọc hoang ở nhiều tỉnh trên khắp đất nước ta

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong cây cứt lợn là Tinh dầu, chiếm khoảng 2%, có màu vàng nhạt. Các nhà khoa học Việt Nam còn tìm thấy ancaloit và saponin trong cây. Bên cạnh đó còn một số chất khác như ageratochromen, caryophyllen, demethoxy, cadinen, caryophyllen.

2.Công dụng và liều dùng

Công dụng:

Theo Đông y, cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, đi vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cầm máu và làm tiêu sỏi thận, chống viêm, chống phù nề. Đặc biệt vị thuốc này được sử dụng nhiều để chữa viêm xoang,viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn có thể chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, mụn nhọt, lở ngứa hoặc điều trị rong huyết ở phụ nữ sau sinh cũng rất tốt.

Liều dùng:

Dùng làm thuốc uống trong: Từ 15 – 30g khô (hoặc từ 30 – 60g tươi), sắc cùng nước để uống hoặc có thể vắt lấy nước cốt uống

Dùng làm thuốc ngoài: Liều lượng không kể

Đối tượng sử dụng:

Cây cứt lợn còn có tên gọi khác là cỏ cứt lợn, cỏ hôi, cây hoa ngũ vị, hoa ngũ sắc

3.Một số bài thuốc từ cây cứt lợn

Bài thuốc điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng:

Lấy cây tươi về, rửa sạch, ngâm muối, giã nát lấy nước. Dùng tăm bông tẩm nước cốt vừa vắt rồi bôi vào bên trong mũi hoặc ngoáy vào tai. Ngoài ra có thể dùng lá khô từ 15 – 30g sắc cùng với 500ml nước đến khi còn 200ml. Vừa để xông mũi vừa dùng làm nước uống.

Bài thuốc trị bệnh phụ nữ (Rong huyết sau khi sinh nở):

Hái khoảng 30 – 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát,vắt lấy nước uống. Uống trong ngày, liên tục từ 3 – 4 ngày.

Bài thuốc trị bệnh tại yết hầu:

Cây cứt lợn 30 – 50g, rửa sạch, giã nát lấy nước, pha thêm đường phèn rồi uống. Ngày uống 3 lần.

Ngoài ra có thể sử dụng lá phơi khô, tán thành bột mịn. Hòa với nước uống hoặc ngâm bột để trôi dần vào cổ họng.

Bài thuốc trị sốt rét, cảm cúm:

Cành cứt lợn khô (16 cành) sắc cùng nước. Ngày uống 2 lần.

Bài thuốc trị vết thương, mụn nhọt:

Cây cứt lợn tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương.

Theo Đông y, cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, đi vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào

Bài thuốc chữa viêm họng:

Cây cứt lợn khô, Kim ngân hoa mỗi thứ 20g, cam thảo đất 16g, lá giẻ quạt 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm đường hô hấp:

Cây cứt lợn 20g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa Eczema, chốc đầu:

Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa, ngày từ 1- 2 lần.

Bài thuốc điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày:

Cây cứt lợn 20g, kim nữu khấu, cỏ nhọ nồi, dạ hương ngưu mỗi vị 30g. Giã nát rồi cho thêm nước cây ma phong 15ml. Uống sau bữa ăn. Ngày uống từ 1 – 2 lần.

4.Nơi mua bán Cây cứt lợn đạt chuẩn

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều vị thuốc đông y không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng sản phẩm kém làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vì thế việc lựa chọn một địa điểm uy tín để mua thuốc đông y là một việc làm rất quan trọng. Vậy thì người bệnh có thể mua Cây cứt lợn đạt chuẩn ở đâu?

Công ty Cổ phần Thương mại Xuất khẩu Starfoods Việt Nam luôn cung cấp cho người bệnh vị thuốc đạt chất lượng tốt nhất. Cây cứt lợn được đảm bảo sinh trưởng trong môi trường hoàn toàn tự nhiên, không tiếp xúc với hóa chất, chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… Chính vì thế rất an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, kể cả những khách hàng cao tuổi hay trẻ nhỏ.

 

 

Exit mobile version