Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Cây huyết dụ, thần dược chữa bệnh cho người bị bệnh máu

Huyết dụ là một cây thuốc được trồng rộng rãi khắp nơi trên đất nước ta. Vị thuốc này được ví như là một thần dược đối với những người bị bệnh máu. Huyết dụ có tác dụng làm mát huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ, có thể chữa được bệnh rong kinh, xích bạch đới và một số bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của cây Huyết dụ, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1.Một số thông tin về cây huyết dụ

Tên gọi và nguồn gốc

Huyết dụ còn có tên gọi khác là long huyết, phát dụ, huyết dụ lá đỏ, phất dũ, thiết thụ. Người Tày còn gọi là Chổng đeng, người Thái gọi là Co trướng lậu, người Dao gọi là Quyền diên ái.

Tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jack)

Thuộc họ Hành Alliaceae.

Ta dùng lá của cây huyết dụ – Folium Cordyline

Mô tả cây

Cây thuốc này được chia làm hai loại:

Loại lá đỏ cả hai mặt (Cordyline terminalis Kunth. var ferrea)

Loại lá một mặt đỏ một mặt xanh (Cordyline terminalis Kunth. var viridis)

Cả hai loại này đều có thể dùng được nhưng loại lá đỏ cả hai mặt tốt hơn.

                                Cây huyết dụ là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Huyết dụ là một cây thuộc thảo, thân to bằng ngón tay, mảnh, phân thành nhiều nhánh. Cây sống dai, cao từ 1- 2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, lá mọc ở phần ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm. Lá không có cuống, hẹp từ 1,2 – 1,4m, dài từ 20 – 35m. Phần gốc lá thắt lại, đầu thuôn nhọn. Hai mặt lá đều có màu đỏ tía. Có loại lại chỉ có một mặt đỏ, mặt còn lại màu lục xám.  Hoa mọc thành chùy dài, chiều dài của hoa từ 30 – 40cm. Lá đài 3, thuôn nhọn; Cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; Nhị 6, thò ra ngoài tràng; Bầu 3 ô, mỗi ô chứa một tiểu noãn, một vòi. Quả mọng, có dạng hình cầu, có từ 1 – 2 hạt. Mùa hoa từ tháng 12  đến tháng 1.

Phân bố

Cây được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Lá tươi (Folium Cordyline)

Thu hái, chế biến

Thu hái lá vào mùa hè. Khi trời khô ráo thì cắt lá, loại bỏ những lá sâu, tiếp đó mang lá phơi hoặc sấy cho khô.

Rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch sau đó phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong lá có chứa acid amin, phenol, Anthocyan và đường.

                Vị thuốc này được ví như là một thần dược đối với những người bị bệnh máu

Tác dụng dược lý

Tác dụng làm tăng co tử cung tại chỗ

Thực nghiệm trên thỏ cái 2 – 2,3kg. Gây mê bằng cloralhydrat 7%, liều 7 ml/kg tiêm trong màng bụng. Lá huyết dụ chiết bằng cồn 40°C. Kết quả thu được sau 2 giờ là tử cung bắt đầu co và trương lực dần như kiểu ergotamin.

Tác dụng hướng sinh dục nữ

Thực nghiệm trên chuột cống cái 20 ngày tuổi. Cân trọng lượng lúc ban đầu và trước khi mổ. Thuốc chia làm 2 lô, lô thuốc sử dụng cao huyết dụ tỷ lệ 1:1, liều lượng 0,3 mựcon/ngày. Cho uống trong vòng 10 ngày. Lô chứng thay thuốc bằng nước cất. Chiều ngày thứ 10 tiến hành mổ chuột, bóc tách tử cung và buồng trứng rồi cân ngay. Kết quả cho thấy trọng lượng tử cung và buồng trứng tăng.

Tác dụng kháng khuẩn

Sử dụng lá huyết dụ tươi, phơi khô trong tủ sấy 60°C, sau đó nghiền thành bột mịn. Chiết cùng với nước. Lọc, cô đến tỷ lộ 2:1. Các vi khuẩn bị tác dụng khá yếu và yếu gồm Staphylococcus aureus, BacMus_ atithracis, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Streptococcus faecalis.

2.Công dụng và liều dùng

Được sử dụng trong phạm vi nhân dân, Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, có tác dụng làm thuốc cầm máu, mát huyết, bổ huyết, tán ứ định thống, tiêu ứ, dùng chữa lỵ, lậu, xích bạch đới, phong thấp nhức xương.

Vị thuốc này được dùng để điều trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, lậu huyết, băng huyết, kiết lỵ ra máu, kinh nguyệt ra quá nhiều, phong thấp, đau nhức xương hoặc bị chấn thương sưng đau.

Bên cạnh đó còn có thể chữa viêm ruột, ho gà ở trẻ em.

Ngày uống từ 20 – 25g lá tươi hoặc từ 10 – 15g dướu dạng thuốc sắc.

                                      Cây huyết dụ được chia làm hai loại khác nhau

3.Một số bài thuốc từ cây huyết dụ

Bài thuốc chữa rong kinh, rong huyết, băng huyết (Kinh ra quá nhiều sau khi đẻ hoặc sẩy thai, rau đã ra rồi)

Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh, đài tồn tại của quả mướp, mỗi thứ 10g, rễ cỏ gừng 8g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa khí hư bạch đới

Lá huyết dụ tươi 40g, lá thuốc bỏng, bạch đồng nữ, mỗi thứ 20g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu

Rễ huyết dụ, rau má, mỗi vị 20g, Nhọ nồi 12g. Rửa sạch rồi cho thêm nước, gạn uống. Dùng 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc chữa đái ra máu

Lá huyết dụ 20g, Lá Lấu, lá cây muôi, lá tiết dê, rễ cây ráng, mỗi vị 10g. Rửa sạch rồi cho thêm nước, gạn uống.

Ngoài ra có thể dùng riêng lá huyết dụ tươi từ 40 – 50g hoặc hoa và lá khô 20 – 25g.

Bài thuốc chữa ho ra máu

Lá huyết dục 10g, trắc bách diệp sao đen, lá thài lài tía, mỗi thứ 4g, rễ rẻ quạt 8g. Phơi đến khi khô có thể dùng. Sắc cùng với nước, ngày uống 2 lần.

                Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, có tác dụng làm thuốc cầm máu, mát huyết

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da)

Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao đen, cỏ nhọ nồi, mỗi thứ 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức

Huyết dụ (cả lá, hoa rễ) 30g, huyết giác 15g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa viêm ruột, lỵ

Lá tươi 60 – 100g (hoặc có thể 10 – 15g hoa khô). Sắc lấy nước uống.

 

 

Exit mobile version