Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Cây khổ sâm cho rễ có tác dụng chữa bệnh như thế nào?

Khổ sâm gồm hai loại: một loại cho rễ và một lại cho lá để làm thuốc. Thuốc từ rễ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các căn bệnh như: chữa lỵ ra máu, di tinh, mộng tinh, giun sán, sa tử cung, ngứa mặt râm ran,..

Cây khổ sâm là gì ?

Tên khoa học/ tên khác

Khổ sâm có tên khoa học là Sophora flavescens Ait và rất nhiều tên gọi khác như: khổ cốt, dã hòe, khổ sâm. Loài cây này được xếp vào họ Cánh bướm Fabaceae.

Người ta thường sử dụng rễ của cây để làm thuốc.

Mô tả cây

Chiều cao của cây vào khoảng 0,5 đến 1,2m. Rễ cây có màu vàng, thuôn hình trụ dài, lá kép lông chim lẻ, so le với nhau, gồm nhiều đôi lá chét có hình mác dài. Hoa của cây mọc thành chùm, dài, màu vàng trắng. Khi kết trái tạo thành quả giáp, đầu có mỏ, bên trong chứa hạt giống màu đen.

Hoa của cây khổ sâm cho rễ

Mọc chủ yếu ở đâu?

Vị thuốc này hiện vẫn chưa được gieo trồng tại Việt Nam. Chúng ta vẫn nhập từ các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hà Bắc của Trung Quốc.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu từ chuyên gia, các hợp chất có trong rễ cây bao gồm: 2,5% matrin, sophocapin, oxymatrin, xytisin.

Trong khi đó, các bộ phận khác của cây cũng chưa nhiều thành tố quan trọng: lá chưa 47mg% vitamin C, hoa chứa 0,12% tinh dầu.

Thu hái chế biến

Người ta sẽ tiến hành đào cả cây lên, cắt lấy phần rễ, đem đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Công dụng của cây khổ sâm

Khổ sâm có vị đắng, tính hàn, lợi tiểu, hiệu quả cao trong việc chữa lỵ, điều trị sốt cao, tẩy giun sán, đẩy lùi mụn nhọt, lở loét.

Vị thuốc này chữa bệnh rất tốt

Cách dùng cây khổ sâm

+ Bài thuốc chữa chứng sốt cao quá mức

Đem rễ đi tán bột, trộn thêm mật và nặn thành viên tễ, kích thước như hạt ngô. Mỗi ngày cho người bệnh uống 10 viên cùng nước sắc bạc hà.

+ Bài thuốc chữa lỵ ra máu

Lấy rễ đi sao vàng, tán nhỏ. Mỗi ngày bạn cần dùng thuốc 3 lần, dần dần bệnh tình sẽ khỏi.

Ngoài ra bạn cũng có thể lấy khô sâm đi sao vàng cùng tiêu, tán thành bột mịn, rồi thêm nước vào nặn thành viên tễ, kích thước hạt ngô đồng. Liều lượng sử dụng là 15 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm.

+ Thuốc trị tâm, phế tích nhiệt khiến da lở loét

Bạn cần chuẩn bị 32g khổ sâm, 16g kinh giới (chỉ lấy lá, bỏ cành), đem đi tán bột, thêm hồ và nặn thành viên tễ, kích thước tương tự như hạt ngô đồng cỡ lớn. Bạn nên dùng thuốc sau khi ăn xong, mỗi lần 30 viên, dùng với nước trà hoặc nước sắc kinh giới.

+ Trị chứng ngứa lâm râm ở mặt

Đem tán bột 640g khổ sâm, 160g đông qua tử, 160g xích thược, 80g huyền sâm, để trong lọ kín, thoáng mát. Mỗi lần dùng, lấy 4g bột trong lọ xoa nhẹ nhàng lên da mặt.

+ Trị bạch điến phong

Xắt nhỏ 150g lộ phòng phong, 2,8kg khổ sâm, 1 cái thích bì, cho vào nồi nấu cùng 3 gáo nước, đun đến khi nước còn 1/3 thì bỏ bã, chắt lấy nước cốt. tiếp tục đổ thêm 5kg rượu, 3 bơ nếp nấu thành rượu. Trước mỗi bữa ăn bạn chỉ cần dùng 1 đến 2 ly nhỏ, nên dùng khi nước còn ấm.

+ Đẩy lùi chứng di tinh, mộng tinh

Tán bột hai vị thuốc khổ sâm và mẫu lệ phấn. Tiếp đến lấy dạ dày lợn đực đem đi sơ chế sạch sẽ, hầm nhừ cùng nước, giã nát, đổ thuốc bột nặn thành viên tễ kích thước tương tự hạt bắp. Hàng ngày bạn chỉ cần dùng thuốc viên này với nước ấm.

+ Chữa bệnh lở ngứa ở âm đạo

Bạn cần sắc chung các vị thuốc sau: khổ sâm, lộ phong phòng, chích thảo, phòng phong, bỏ bã, chắt lấy nước để rửa âm đạo. Nên dùng đến khi khỏi thì thôi.

+ Chấm dứt bệnh vẩy nến

Tán bột khổ sâm, kim ngân, thương nhĩ tử, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 15g, nặn thành viên tễ. Để trị bệnh, mỗi ngày bạn cần sử dụng 20 đến 25g thuốc.

+ Trị tử cung sa

Chuẩn bị các vị thuốc sau: khổ sâm, bồ công anh, thổ phục linh mỗi vị 10g, cộng thêm 25g phèn phi vào, đem sắc, lọc lấy nước để rửa âm đạo. Cứ 2 ngày thì rửa 1 lần như vậy.

+ Phòng chống rối loạn nhịp tim

Bạn có thể sử dụng một trong ba bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Sắc chung 30g ích mẫu cộng với 30g khổ sâm, cho thêm 6g chích thảo trong 600ml, đun đến khi cạn còn 1/3. Mỗi lần uống 1 thang thuốc như vậy chia làm 3 lần dùng.

Bài thuốc 2: Sử dụng khổ sâm với hồng hoa tỉ lệ ngang nhau, chính thảo 3/5 phần. Tất cả đem xay mịn nặn thành viên tễ có trọng lượng 0,5g. Mỗi ngày bạn cần sử dụng 3 lần thuốc, 3 viên/lần.

Bài thuốc 3: Sắc uống 15g chích khổ sâm (nếu tim có dấu hiệu đập nhanh thì tăng liều lượng lên gấp đôi), 2g chích cam thảo, 30g ngọc trúc, 20g sinh hoàng kỳ, 60g sinh tử thanh cùng 600ml nước, đun cạn còn 1/3. Nước thuốc thu được chia 3 lần uống mỗi ngày.

Cần dùng thuốc thận trọng và đúng đối tượng

Có 1 số trường hợp không nên sử dụng vị thuốc này như: Bệnh nhân tỳ vị hư hàn, thận hư mà không sốt cao, người can thận yếu không có chứng nóng. Bạn nên lưu ý điều này để thuốc không bị phản tác dụng, tốt nhất phải tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.

Exit mobile version