Lựu là một loại quả ăn rất ngon, được nhiều người yêu thích. Xét trên khóa cạnh y học, đây cũng là một vị thuốc quý, giúp đẩy lui nhiều căn bệnh phổ biến như giun sán, tiêu chảy, lỵ, đau răng, lở loét, mẩn ngứa,…
Cây lựu là gì ?
Tên khoa học/ tên khác
Cũng như các loài cây khác, lựu cũng có tên khoa học riêng, gọi là Punica granatum L. Loài cây này được xếp vào họ Lựu Punicaceae. Có thể kể đến một số tên gọi khác của cây như: bạch lựu, lựu chùa, thạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp.
Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc, bao gồm: thân, vỏ cành, vỏ rễ, vỏ quả, người ta sẽ đem chúng đi phơi hoặc sấy khô. Riêng phần vỏ, thân và rễ lựu chứa độc nên việc sử dụng phải tuyệt đối cẩn thận, tuân theo chỉ dẫn từ thầy thuốc.
Mô tả cây
Chiều cao của cây lựu trưởng thành dao động từ 3 đến 4m, thân nhỏ, có thể xuất hiện gai. Lá cây nhỏ, mềm, mỏng, mọc thành cụm hoặc so le với nhau. Tùy theo chủng loại mà cây có thể ra hoa màu trắng hoặc màu đỏ. Thời gian trổ hoa kéo dài suốt cả mùa hè. Khi kết trái, quả sẽ to bằng nắm tay, phía đầu có 4, 5 lá dài, dần dần khi chín thì phần lá này sẽ rụng bớt. Vỏ quá khá dày, khi non có màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu vàng đỏ, có lốm đốm đen. Tuy nhiên, việc dựa vào màu sắc quả để phân biệt độ xanh chín chưa thật chính xác. Đôi khi quả non bị cớm nắng vỏ ngoài cũng có thể chuyển sang màu đỏ vàng. Quả có vỏ càng mỏng thì hạt càng mọng nước, ăn càng ngon. Trong quả có các vách ngăn, trên gồm 5 ngăn, dưới gồm 2 ngăn. Vách ngăn là lớp màng mỏng, hạt lựu hình 5 cạnh, sắc trắng hồng.
Mọc chủ yếu ở đâu?
Cây lựu được trồng ở khắp mọi nơi trên nước ta với hai mục đích chính: làm cảnh và ăn quả. Phương pháp nhân giống được sử dụng chủ yếu hiện nay là dâm cành.
Thành phần hóa học
Thành phần chính trong các bộ phận vỏ rễ,vỏ cành, vỏ thân là tanin (chiếm khoảng 22%) và ancoit. Tùy theo loại phân bón mà tỷ lệ ancaloit sẽ có sự chuyển dịch đáng kể:
+ Phân canxi supephotphot: Tỉ lệ ancaloit trong cành là 5,5%, rễ là 7,5%.
+ Phân amon sunfat: Tỉ lệ ancaloit trong cành là 4,2%, rễ là 6,3%.
+ Phân sắt sunfat: Tỉ lệ ancaloit trong cành là 5,7%, rễ là 6,1%.
Dựa vào dạng sunfat trong vỏ người ta có thể ước lượng được tỉ lệ ancaloit trung bình. Cụ thể trong 1kg vỏ thì tỷ lệ này như sau:
+ Peletirin sunfat: 0,7 – 1g ancaloit/ 1kg vỏ
+ Isopeletierin sunfat: 1,3 – 1,5g ancaloit/ 1kg vỏ
+ Pseudopeletierin: 1,5 – 2g ancaloit/ 1kg vỏ
+ Metylisopeletierin: 0,04g ancaloit/ 1kg vỏ
Các ancaloit này có chứa peletierin và isopeletierin nên có tác dụng cao trong việc diệt trừ giun sán.
Riêng với phần vỏ, các nhà khoa học đã phát hiện ra 28% tanin và chất màu.
Thu hái chế biến
Với phần vỏ, bạn chỉ cần bóc về phơi khô là được, nên nhớ dùng càng sớm càng tốt để chất lượng của vỏ không bị suy giảm. Với phần rễ bạn đào lên, tách vỏ, rửa sạch và phơi khô.
Công dụng của lựu
Tác dụng nổi bất nhất của lựu chính là tẩy trừ giun sán. Với sự kết hợp ăn ý, tự nhiên giữa hai hợp chất peletierin isopeletierin và tanin, sán ở trong ruột sẽ bị đào thải khỏi cơ thể. Theo các chuyên gia sức khỏe, để đạt tác dụng cao nhất bạn nên dùng lớp vỏ còn tươi vì lúc này hàm lượng ancaloit rất cao. Qua thực nghiệm, các chuyên gia cũng khẳng định rằng lớp vỏ đã qua 13 năm bảo quản vẫn cho hiệu quả rất tốt. Bạn chỉ cần chú ý ngâm vỏ với nước vài giờ trước khi sử dụng là được.
Ngoài ra, phần vỏ này cũng có rất nhiều tác dụng tốt như: chữa đau răng, đẩy lùi chứng đi ngoài, kiết lỵ. Trong công nghiệp, vỏ rễ, vỏ cây được sử dụng để thuộc da, làm mực.
Cách dùng cây lựu
+ Thuốc tẩy trừ giun sán
Bạn có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Bài thuốc dược thư của Pháp
Bạn cần chuẩn bị 60g vỏ lựu, phơi khô, tán bột, ngâm bột cùng 750g nước cất, sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 500g, gạn, lọc lấy nước, chia thành 2 – 3 lần uống. Bạn nên sử dụng bài thuốc này vào lúc sáng sớm, khoảng cách giữa 2 lần uống là nửa giờ. Với liều cuối cùng, sau 2 giờ bạn cần uống thuốc tẩy luôn. Trong thời gian dùng thuốc nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
Bài thuốc 2:
Đem 40g vỏ rễ cây, 4g đại hoàng, 4g hạt cau đi sắc cùng 750ml nước, đun liu riu đến khi còn 300ml, lọc lấy nước. Để thuốc phát huy hiệu quả, bạn cần nhịn đói từ tối hôm trước, dùng thuốc vào lúc sáng sớm, uống thành 2 – 3 lần. Trong thời gian uống thuốc cần nhắm mắt nghỉ ngơi, đợi đến khi buồn đi ngoài thì nhúng cả mông vào chậu nước ấm.
+ Giảm cơn đau răng tức thì
Ngặt lá lựu tươi, rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối, đắp lên chỗ răng đau trong vòng 15 phút.
+ Đẩy lùi căn bệnh lao phổi, viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh nên dùng 1 quả lựu chưa chín hẳn.
+ Trị chứng tích tệ ăn không tiêu ở trẻ
Cho bé uống nước ép lựu pha đường.
+ Trị chứng cam tích ở trẻ
Hái lựu chín già (nứt vỏ) cho vào vại, thêm muối, đậy nắp và đem phơi nắng, trở vài lần mỗi ngày. Dần dần nước lựu sẽ hòa cùng với muối. Bạn cần phơi đến khi khô nước, sau đó, lấy lựu cất vào hũ. Thời gian cất càng lâu thì vị thuốc này có hiệu quả càng cao. Khi chữa bệnh cam tích bạn chỉ cần lấy lựu muối ở trên nấu với cháo là được.
+ Giải nhiệt mùa hè, thúc đẩy hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ, giúp phụ nữ đẩy lùi chứng đau đầu
Thêm hạt lựu tươi vào canh ăn hàng ngày.
+ Chữa chứng khó tiêu do ăn quá nhiều thịt, trĩ ra máu, kinh nguyệt ra nhiều, bạch đới ở phụ nữ
Sử dụng lựu muối (cách làm như trên) nấu với thịt thành canh.
+ Chữa bệnh viêm loét trong khoang miệng
Giã nát lựu tươi, ngâm nước sôi, bỏ bã, ngậm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quả đã thiêu tồn tính, tán bột mịn, thoa vào vùng bị bệnh.
+ Trị chứng đau bụng, tiêu hóa kém
Dùng phần cùi sắc với 1,5 bát nước đến khi còn nửa bát thì chắt lấy nước, thêm mật ong, uống 2 đến 3 lần trong ngày.
+ Trị chứng đại tiện ra máu
Giữ lấy ruột lựu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, tán nhuyễn thành bột. Liều lượng sử dụng mỗi lần từ 10 đến 12g, dùng nước cơm để chiêu thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát cả quả với muối, chắt nước để uống.
+ Chữa bệnh sâu răng
Sắc vỏ cây hoặc vỏ quả lựu, thu lấy nước đặc, ngậm mỗi tối trước khi đi ngủ.
+ Chữa tình trạng miệng khô, họng viêm
Nhai kĩ hạt lựu, nuốt nước.
+ Thuốc trị bệnh trĩ (có chảy máu)
Dùng 50 đến 100g vỏ quả lựu sắc lấy nước, dùng xông hậu môn mỗi tối.
+ Chữa chứng khí hư, đới hạ
Sắc chung 30g vỏ quả lựu với 10g phèn chua để ngâm rửa.
+ Khắc phục tình trạng ghẻ ngứa
Ngâm vỏ lựu trong rượu chuẩn, thoa nhẹ nhàng lên vùng da có bệnh.
+ Chữa chứng di tinh, lỵ trực khuẩn
Sử dụng 15g vỏ quả, sắc 3 lần với 3 bát nước, đến khi còn 250ml nước thì chia ra 3 đến 4 lần uống trong ngày. Nên thực hiện đều đặn đến khi hết bệnh.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh lỵ kinh niên, phân có máu mủ
Sắc 3 lần nước các vị thuốc sau: vỏ quả lựu 10g, a giao 10g, đương quy 10g, cam thảo bắc 3g, hoàng liên 5g, hoàng bá 5g, gừng tươi 5g, đến khi còn 250ml nước thì dừng đun, uống thành 4 lần trong ngày. Một liệu trình điều trị kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
+ Khắc phục chứng chảy máu cam
Dùng hoa lựu sắc với 250ml nước, đun đến khi còn 100ml thì tắt bếp, bỏ bã, lấy nước, uống trong ngày thành 2 lần. Uống đều trong vòng 5 đến 7 ngày.
+ Đẩy lùi chứng nổi mề đay
Bài thuốc này đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu. Thứ nhất bạn phải chuẩn bị 12g mỗi vị thuốc sau: vỏ quả lựu tươi, bèo cái, thổ phục linh, ké đầu ngựa, bồ công anh, hà thủ ô. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị 8g mỗi vị thuốc sau: cam thỏa đất, mã đề, xác ve sầu. Cho thuốc vào nồi đất cùng 800ml nước, ngâm trước 20 phút rồi mới bắt đầu đun, đến khi còn khoảng ¼ nước thì tắt bếp. Nên dùng thuốc từ 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 thang.
+ Chấm dứt cơn ho do bị nhiễm lạnh
Hái 24 bông lựu trắng, cho vào 500ml nước cùng 15g đường phèn ngâm trong vòng 15 phút. Sau đó bạn bắc nồi lên đun liu riu nửa đến khi còn 150ml nước thì dừng lại, chắt lấy nước chia 2 lần uống. Nên sử dụng thuốc trước khi đi ngủ, dùng đều đặn trong vòng 7 đến 10 ngày.
+ Đẩy lùi căn bệnh viêm tiền liệt tuyến
Dùng 30g hoa lựu tươi nấu với thịt lợn thành canh.
+ Trị chứng són tiểu
Đem quả đi thiêu tồn tính, tán nhuyễn thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 6g bột hòa với nước sôi, ngày 3 lần.
+ Trị chứng sa trực tràng
Sử dụng 10g vỏ quả thạch lựu và 10g thiến thảo sắc chung với 1 chén rượu chuẩn, uống trong ngày.
+ Chữa bệnh ỉa chảy chỉ ra nước
Nghiền bột 5g vỏ quả thạch lựu và 10g sơn tra, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng chung với nước đường đỏ.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Sắc uống 30g rễ lựu với 30g kim tiền thảo.
+ Hỗ trợ điều trị phế ung
Sắc uống tất cả các nguyên liệu sau: hoa lựu trắng, ngưu tất mỗi vị 6g, bách bộ 9g, đường phèn 30g, nhân đông đằng 15g, bạch cập 30g.
+ Thuốc dành cho trẻ nhỏ có vết thương viêm nhiễm, sưng đỏ, lở loét
Hái lá cây tươi, rửa sạch, sấy hoặc phơi khô, tán thành bột, rắc lên vùng da bị bệnh.
+ Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
Lựu được coi là vị thuốc hữu hiệu trong việc đẩy lùi mụn trứng cá, khôi phục làn da mịn màng. Bạn có thể áp dụng một trong các cách sau:
Cách 1: Sử dụng nước ép uống mỗi ngày.
Cách 2: Xay nhuyễn hạt, trộn thêm sữa chua tạo thành hỗn hợp sền sệt, đắp mặt từ 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần đắp chỉ nên kéo dài trong vòng 20 phút, cần phải rửa mặt trước và sau khi đắp.
Cách 3: Xay nhuyễn hạt, trộn với 1 lòng trắng trứng đánh bông, tạo thành mặt nạ đắp mặt. Thời gian đắp cho một lần là 20 phút.
Cách 4: Trộn 1 thìa hạt lựu, 1 thìa vỏ cam, đường nâu, mật ong, quả bơ mỗi loại 2 thìa. Tất cả xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt, đắp mặt từ 5 đến 7 phút.
+ Giúp bệnh nhân AIDS chống chọi với các căn bệnh cơ hội
Chống chọi với chứng kiết lỵ: Sắc uống 20g vỏ quả lựu trắng, 10g hoàng cầm, 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 10g hoàng cầm, 15g mỗi vị thuốc như hoạt thạch, kim ngân, phục linh, bồ công anh.
Chống chọi với chúng mẩn đỏ, mụn nước ở cơ quan sinh dục: Tốt nhất bạn nên kết hợp cả hai phương pháp uống và ngâm rửa. Với thuốc uống, bạn cần sắc chung 10g vỏ lựu trắng, 10g nhân trần, 30g ý dĩ nhân, 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 15g bản lam căn, 15g bồ công anh, 15g bại thương thảo. Với thuốc ngâm, bạn cần ngâm rửa 2 lần/ngày với nước sắc đặc các vị thuốc sau: 60g vỏ lựu trắng, 30g hoàng bá, 30g rau sam, 30g cúc hoa vàng.
Khi sử dụng vị thuốc này bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng như: Không dùng chung với thuốc điều trị tăng huyết áp, củ cải,.. Với bệnh nhân táo bón thì vỏ rễ lựu trắng không phải là một loại thuốc phù hợp.