Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Chỉ thiên – Cây thuốc quý có tác dụng chống viêm, tiêu đờm

Chỉ thiên là một loài cỏ xuất hiện ở khắp Việt Nam, từ Bắc đến Nam. Giống cỏ này có khả năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Bên cạnh đó còn có thể chữa cảm sốt, ho hoặc đau mắt đỏ, vàng da, ỉa chảy,… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của cây cỏ này, hãy theo dõi qua bài viết sau nhé!

1.Sơ lược về cây

Tên gọi và nguồn gốc

Cỏ thiên hay còn được gọi là cỏ lưỡi mèo, địa đảm cầu, bồ công anh, khổ địa đảm, địa đảm thảo.

Tên khoa học là Elephantopus scaber L.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae)

Ở một số địa phương thuộc vùng Nam Bộ và Trung Bộ, người dân gọi là cây lưỡi mèo. Một số người miền Nam lại gọi là Bồ công anh. Ở các tỉnh miền Nam của Trung Quốc có một loài cây được gọi là Bồ công anh nhưng không phải giống cây này. Vì vậy cần chú ý phấn biệt.

Mô tả cây

Chỉ thiên là một loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cây cứng, mang nhiều cành ngay từ gốc, có nhiều cành nhỏ mọc lan ra mặt đất, có lông. Cây cao chừng 20 – 40 cm. Lá gốc mọc vòng, phiến lá dài từ 6 – 12cm, rộng từ 3 – 5cm, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng và ôm vào thân. Cả hai mặt của lá đều có lông cứng màu trắng nhạt. Những lá mọc ở thân đều rất nhỏ và hẹp, có nhiều răng cưa lựa sóng ở mép. Hoa màu tím, mọc thành cụm, gồm 4 hoa màu tím nhạt mọc dạng ra thành nhánh dài từ 5 – 10cm, tận cùng bởi một sim đơn. Quả hình thoi có 10 cạnh lồi. Chùm lông có sợi cứng, xếp thành một hàng, phình rộng ở phía dưới. Mùa hoa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Quả có thể thu hái quanh năm, sử dụng tươi hoặc sấy khô.

Phân bố, thu hái và chế biến

Giống cây này rất phổ biến tại Việt Nam, xuất hiện từ Bắc đến Nam. Thường mọc hoang ở ven đường hoặc mọc trên những bãi cỏ khô. Ngoài ra còn xuất hiện ở một số nước ở một số nước ở Châu Á như Malaixia, philipin, Indonexia, Miến Điện, Thái Lan. Người ta còn tìm thấy giống cây này tại một số tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Thông thường người ta hái cây lúc còn có hoa. Khi thu hái về thì thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô thì dùng. Có khi người ta chỉ hái về, phơi khô rồi sử dụng dần.

Chỉ thiên là một loài cỏ xuất hiện ở khắp Việt Nam, từ Bắc đến Nam

Thành phần hóa học

Rất ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của chỉ thiên. Có một nghiên cứu nhỏ từ rễ Chỉ thiên, người ta chiết được một tinh thể không màu có tính chất glucozit. Không có chất ancaloit. Hoạt chất trong cây chỉ thiên chữa rõ

2.Công dụng và liều dùng

Công dụng

Theo Đông y, chỉ thiên có vị đắng, tính lạnh, không có độc, đi vào 3 kinh phế, tỳ và can. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, lương huyết, tiêu thũng. Bên cạnh đó còn có thể chữa cảm sốt, ho, họng đau, chảy máu mũi, đau mắt đỏ, bệnh vàng da, ung nhọt, rắn cắn. Đặc biệt, chỉ thiên được sử dụng nhiều trong những bài thuốc chữa triệu chứng nhiệt như chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu tiện khó khăn.

Liều dùng

Liều dùng trung bình: Ngày uống 50g tươi sao vàng, sắc cùng 600ml nước, cô đặc đến khi còn 200 ml nước thì uống. Uống nhiều lần trong ngày.

Trường hợp bị mụn nhọt thì giã nát đắp lên vết mụn.

Kiêng kỵ

Những người bệnh có tính chất lạnh, hàn thì không dùng được.

Những người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi sử dụng.

Cỏ thiên hay còn được gọi là cỏ lưỡi mèo, địa đảm cầu, bồ công anh

3.Phân biệt cây chỉ thiên và một số cây khác

Người ta thường nhầm lẫn giữa cây chỉ thiên và cây “Chỉ thiên giả”, cũng có tên gọi là “Tiền hồ nam”, tên khoa học của cây này là Clerodendrom inducum (L.) O Ktze, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Giống cây này có vị đắng, thường được làm thuốc bổ, giúp tiêu đờm, chữa ho và trừ giun.

Ở các tỉnh miền Nam của Trung Quốc có một loài cây được gọi là Bồ công anh nhưng không phải là cây chỉ thiên. Đặc điểm của cây này gần giống với cây chỉ thiên. Tuy nhiên nó lại được gọi là Elephantopus spicatus Aubl. Đây là giống cây cùng họ, thường mọc hoang ở một số đường phố Hà Nội. Cây này có chiều cao khoảng chừng 20 – 60cm. Thân cây cứng, hơi có lông, nhẵn, lá mọc theo hình so le, phía gốc cũng mọc hoa thị. Phiến lá dài từ 9 – 14 cm. Cụm hoa mọc thành bông, bao gồm nhiều cụm hoa hình đầu, mỗi cụm có từ 2 – 6 hoa nhỏ màu trắng. Không thấy nhân dân sử dụng làm thuốc.

4.Một số bài thuốc từ cây Chỉ thiên

Bài thuốc chữa mụn nhọt, đinh râu:

Dùng lá tươi, giã nát cùng giấm hoặc mẻ đắp lên vết mụn nhọt.

Bài thuốc chữa ung nhọt độc mọc ở dưới nách:

Sử sụng toàn bộ cây chỉ thiên tươi, cho thêm muối và giấm, giã nát rồi đắp vào chỗ bị bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh chảy máu cam:

Cây chỉ thiên tươi từ 20 – 30g, nấu cùng 1 ít gan lợn. Ăn gan và uống nước thuốc. Sử dụng liên tục từ 3 – 4 ngày.

chỉ thiên có vị đắng, tính lạnh, không có độc, đi vào 3 kinh phế, tỳ và can.

Bài thuốc chưa môi lở sưng đau:

Lá chỉ thiên tươi, cho thêm muối, giã nát rồi vắt lấy nước bôi vào vết thương hoặc đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan:

Chỉ thiên khô 10g, hãm cùng 300 ml nước sôi trong nửa tiếng, chia ra uống trong ngày.

Ngoài ra có thể dùng lá tươi, cho chút muối rồi nhai, nuốt dần.

Bài thuốc chữa miệng lưỡi viêm loét:

Chỉ thiên khô 30g. Sắc cùng nước để uống. Ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa nhiệt lâm (niệu đạo nóng buốt, đái nhỏ giọt):

Chỉ thiên tươi (Toàn bộ cây) 120g, thịt lợn nạc 150 – 200g, một chút muối. Cho vào nồi, sắc lấy nước uống. Ngày uống 4 lần.

Bài thuốc chữa đái buốt, đái ra máu, đái đục, nước tiểu lẫn chất nhầy:

Cây chỉ thiên, rễ bấn đỏ, rễ cỏ tranh, cỏ bấc, rễ vậy trắng, thịt ốc nhồi. Mỗi thứ một nắm. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa bí đái:

Chỉ thiên tươi từ 20 – 30g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh vàng da:

Chỉ thiên tươi, nhổ cả rễ, từ 100 – 150g. Nấu cùng với thịt lợn. Ăn liên tục từ 4 – 5 ngày.

Bài thuốc chữa cước bí:

Chỉ thiên tươi từ 30 – 60g, đậu phụ từ 60 – 120g. Hầm lên ăn.

 

Exit mobile version