Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Chữa đau nhức xương khớp bằng cây hàm ếch

1/ Cây hàm ếch là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu. Cây có tên khoa học là Saururus chinensis (Lour.) Hort. ex Loud. (Saururus loureirì Decne), thuộc họ Lá giấp Saururaceae. Tên tam bạch thảo bắt nguồn từ việc khi ra hoa cây có 3 lá bắc màu trắng.

b/ Mô tả cây

Cây thuộc loại thân thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng có thể cao từ 30 – 80cm. Thân cây có phân đốt và gờ ở xung quanh. Lá cây mọc so le, phiến lá hình trứng, gốc tròn hay hình tim, đầu nhọn. Lá cây thường dài 8 – 12cm, rộng 4 – 5cm, cuống dài l – 3cm. Mỗi lá có 5 gân, tù gốc, gốc cuống có bẹ.

Cây hàm ếch còn gọi là tam bạch thảo vì khi hoa nở có 3 lá trắng

Hoa nở từ tháng 4 – 6, cụm hoa mọc thành bông, màu trắng, dài khoảng 14cm trên một đoạn cuống nhẵn dài khoảng 4 – 5cm. Khi cây ra hoa, thường có 1 – 3 lá màu trắng ở ngọn kèm theo bông hoa. Mùa quả từ tháng 8 – 9. Quả nang hình cầu, hạt hình trứng, nhọn đều.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây hàm ếch mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt là các vùng ẩm thấp như ruộng trũng, khe lạch, ven suối rừng ở miền Bắc nước ta. Ngoài ra, cây còn mọc ở một số nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.

d/ Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Saururi Chinensis, thường gọi với tên thuốc là tam bạch thảo.

Cây hàm ếch thường được dùng cả cây, hái lúc đang ra hoa

e/ Thành phần hóa học

Trong thân cây có dầu. Trong dầu có các chất chủ yếu như: avicularin, hyperoside, methyl-n-nonylketone, myristicin, quercetin, quercitrin, rutin.

f/ Thu hái chế biến

Có thể dùng toàn cây hoặc chỉ hái lá. Thường thì cây thuốc này sẽ được dùng tươi, hái vào lúc cây đang ra hoa. Dùng làm dược liệu thì có thể thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô đều được.

2/ Công dụng của cây hàm ếch

Tam bạch thảo cũng là vị thuốc hữu hiệu cho bệnh thủy thũng, viêm dạ dày và ruột

Theo y học cổ truyền, tam bạch thảo có vị ngọt cay, tính hàn, với tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng, bạch đới, sỏi bàng quang, viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết, viêm vú, eczema, rắn cắn. Cây cũng được dùng để chữa các chứng bệnh về da như mụn nhọt, lở ngoài da, eczema, viêm mủ da….

Nghiên cứu y học hiện đại thì chỉ ra rằng dung dịch cây hàm ếch 50% có tác dụng ức chế vi trùng Staphylococ và vi trùng thương hàn.

Hàm ếch còn là một vị thuốc được dùng phổ biến trong phạm vi nhân dân để chữa bệnh thủy thũng, bệnh dạ dày và ruột, tiểu tiện khó khăn, lở loét, bệnh cước khí (chân sưng đau, khớp xương nhức…).

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây hàm ếch

Cây hàm ếch có nhiều công dụng trong việc phòng trị bệnh. Do đó, cây vẫn được dùng khá phổ biến trong phạm vi nhân dân. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết về cây hàm ếch và những công dụng của cây hàm ếch thì có thể tham khảo các bài viết dưới đây để áp dụng khi cần.

– Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Chuẩn bị hàm ếch 30g, rửa sạch cho vào ấm, đổ thêm 500ml nước đun sôi. Dùng nước này uống thay trà hàng ngày. Mỗi tuần là 1 liệu trình.

Tam bạch thảo cũng được dùng để chữa chứng mụn nhọt sưng tấy

– Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Nếu bị mụn nhọt sưng tấy, nốt mụn to, chưa vỡ mủ thì có thể lấy lá hàm ếch tươi rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vùng da bị tổn thương (trước khi đắp cần rửa sạch, lau khô da). Dùng gạc sạch băng lại để lá không bị rơi, đắp ngày 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dùng liền 3 ngày sẽ thấy hiệu quả tốt.

– Chữa chảy máu cam do nhiệt: Người bị chảy máu cam do nhiệt có thể chuẩn bị tam bạch thảo 15g, rễ đỗ quyên 15g. Cho cả 2 vị thuốc vào ấm, đổ thêm 700ml nước, sắc còn 250ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày là một liệu trình.

Exit mobile version