Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Độc hoạt, vị thuốc không thể thiếu đối với sức khỏe con người

Độc hoạt là một trong những cây thảo dược sống lâu năm, mọc hoang ở những vùng sơn dã. Cây thuốc quý này được sử dụng nhiều trong bài thuốc chữa trị phong thấp, giàu biển, chỉ thống,…Ngoài ra, nó còn có thể hỗ trợ điều trị chứng cảm phong hàn, cơ thể đau mỏi hoặc chữa bệnh viêm phế quản. Để hiểu rõ hơn công dụng chữa bệnh của cây thuốc này, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

1.Một số thông tin về cây

Tên gọi và nguồn gốc

Hình ảnh vị thuốc Độc hoạt

Trên thị trường, tên gọi Độc hoạt dùng để chỉ phần rễ và thân rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính tiêu biểu:

Xuyên độc hoạt: Radix Angelicae tuhuo là phần thân rễ hay rễ phơi hoặc sấy khô của cây xuyên độc hoạt. Ở vùng Hồ Bắc có cây Angelica laxiflora Diels, ở vùng Tứ Xuyên có cây Angel-ica megaphylla Diels. Những cây này đều thuộc họ hoa Tán Apiaceae (Umbelliferae).

Hương độc hoạt: Radix Angelicae pubescentis là phần rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescens Maxim), thuộc họ hoa Tán Apiaceae (Umbelliferae).

Ngưu vĩ độc hoạt: Radix Heraclei hemsleyani là phần rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ hoa Tán Apiaceae (Umbelliferae). Cùng là tên ngưu vĩ độc hoạt nhưng có nơi lại dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt – Heracleum lanatum Michx. Giống cây này cùng họ hoa Tán Apiaceae (Umbelliferae).

Cửu nhỡn độc hoạt: Hay còn có tên gọi khác là độc hoạt 9 mắt, tên khoa học là Rhizoma Araliae cordatae. Trong Bản thảo thập di còn gọi là thổ đương quy. Ở vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc) là thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb). Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Ngoài 4 vị độc hoạt trên, nhiều nơi ở Trung Quốc còn sử dụng và nhập sang Việt Nam với tên độc hoạt rễ của nhiều loại thuộc các chi Angelica, peucedanum và Heracleum. Do đó cần chú ý để phân biệt.

Mô tả cây

Vị thuốc này hiện nay nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Ở Việt Nam vẫn chưa phát hiện ra giống cây này. Vì vậy những đặc điểm cây được nêu sau đây đều được căn cứ vào một số cây đã được mô tả chắc chắn để làm tài liệu sau này.

Cây hương độc hoạt hay còn gọi là mao đương quy hoặc đương quy có lông, tên khoa học là Angelica pubescens Maxim. Đây là một giống cây sống lâu năm, chiều cao khoảng chừng 0,5 – 1m. Thân cây mọc thẳng đứng, có rãnh dọc, nhẵn, không có lông. Sắc cây hơi tím. Lá kép có tới 2 – 3 lần lông chim, lá chét có khi nguyên hoặc chia thùy. Phần mép lá có răng cưa tù, không nhọn. Cuống lá nhỏ, phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên những gân lá có lông ngắn và thưa. Hoa có màu trắng, nhỏ. Quả hình thoi dẹt, bế đôi, trên lưng có sống, hai bên phát triển thành dìa.

Cây ngưu vĩ độc hoạt hay còn gọi là độc hoạt đuôi trâu, tên khoa học là Heracleum hemsleyanum Maxim. Đây cũng là giống cây sống lâu năm. Chiều cao khoảng từ 0,5 – 1,5m. Rễ chính to, thô, có khi có rễ con dài. Thân cây mọc thẳng đứng, trên bề mặt có rãnh dọc, có lông nhưng hơi ngắn. Lá kép 1 lần lông chim, phiến lá chét có độ dài khoảng từ 5 – 13cm, rộng khoảng 4 – 20cm. Phía mép có răng cưa thô, cuống lá dài từ 3,5 – 9cm, tán lá nhỏ, có khoảng 30 hoa nhỏ màu vàng trắng. Quả hình dẹt, bế đôi, trên lưng có sống nhưng không rõ, hai bên phát triển thành dìa.

Cây cửu nhỡn độc hoạt hay còn gọi là độc hoạt chín mắt, có tên khoa học là Aralia cordata Thunb. Đây cũng là giống cây sống lâu năm. Chiều cao khoảng từ 1 – 2m. Thân cây mọc thẳng đứng, chia thành nhiều cành. Cành già có rất ít lông thưa và ngắn. Lá kép 2 – 3 lần lông chim, mọc so le nhau. Chiều dài của lá khoảng từ 3- 40cm. Lá chét có cuống ngắn rộng khoảng 2 – 9cm, dài khoảng 4 – 12cm. Phần mép lá có răng cưa nhọn. Cụm hoa có hình tán kép, cuống tán kép dài từ 4,5 – 11cm, tán nhỏ có từ 20 – 35 hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả dài khoảng 2 – 3cm, hình cầu, bên trong có 5 hạt nhỏ.

Hình ảnh cây Độc hoạt

Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện nay, cây thuốc này chưa được phát hiện tại nước ta, tuy nhiên một số địa phương ở tỉnh Cao Bằng lại sử dụng rễ cây tiền hồ để làm thuốc với tên gọi là Độc hoạt. Ở Trung Quốc, ở những vùng khác nhau sẽ khai thác những cây khác nhau với tên gọi là Độc hoạt.

Ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên người ta chủ yếu khai thác cây Xuyên độc hoạt và giống cây ở vùng này được đánh giá vào loại tốt nhất, số lượng khai thác nhiều. Do đó không chỉ phục vị trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Ở Hồ Nam, Triết Giang chủ yếu khai thác cây Hương độc hoạt. Ngoài ra còn có ở Hồ Bắc với số lượng không nhiều. Sản lượng thu được từ cây Hương độc hoạt là rất ít, chủ yếu tự cung tự cấp.

Ở Tứ Xuyên sản xuất Ngưu vĩ độc hoạt song chất lượng lại bị xếp vào loại kém nhất. Đa phần sử dụng để chữa bệnh cho súc vật hoặc tự cung tự cấp.

Công việc thu hái và chế biến cũng rất đơn giản: Thông thường từ tháng 4  đến tháng 10, người dân thường đào lấy rễ, cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát sau đó phơi hoặc sấy khô là có thể sử dụng.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Rễ và thân rễ.

Mô tả dược liệu

Theo Trung Dược học, có hình hơi trụ tròn, phần trên to còn phần dưới nhỏ. Đầu dưới có phân thành nhánh, chiều dài khoảng từ 10 – 20 cm, đường kính rễ khoảng chừng 3,3cm. Mặt ngoài có màu nâu hoặc màu nâu vàng, đỉnh trên lõm xuống hoặc còn ít gốc. Đầu rễ có rất nhiều vân nhăn ngang còn toàn bộ rễ có vân nhăn dọc. Chất đặc, khi cắt ra có thể thấy được nhiều chấm dầu màu nâu xếp thành vòng hoặc rải rác, xung quanh mép có màu trắng. Mùi thơm hơi hắc, vụ cay đắng, khi nếm sẽ cảm thấu hơi tê lưỡi.

Hình ảnh rễ Độc hoạt

Bào chế

Hiện nay có 3 phương pháp để bài chế:

Theo Lôi Công Bào Chính Luận: Thái nhỏ, trộn lẫn cùng Dâm dương hoắc rồi ủ kín trong vòng 2 ngày sau đó phơi khô rồi bỏ đi Dâm dương hoắc rồi sử dụng.

Theo Bản Thảo Cương Mục: Trước khi dùng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài hoặc sấy khô để sử dụng.

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Sau khi thu hái về. Khi sử dụng thì rửa sạch, để cho ráo nước rồi bào mỏng, phơi trong bóng râm.

Vì Độc hoạt thường xuyên tiết ra tinh dầu do đó cần phải phơi đi phơi lại nhiều lần, cho vào 1 cái lu, phía dưới có 1 lớp vôi để tránh tình trạng mất màu, ngăn chặn sâu mọt phá hỏng.

Thành phần hóa học

Trong Độc hoạt hay Hương độc hoạt (Angel-ica pubescens Maxin) có chứa ostol, bergapten, angelol, angelical.

Tác dụng dược lý

Theo Trung Dược Học, thuốc có khả năng giảm đau, khám viêm hiệu quả và có tác dụng an thần. Trong thời gian ngắn, thuốc sắc và thuốc nước Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt. Khi chích Độc hoạt vào tĩnh mạch có khả năng làm hưng phấn hô hấp. Trong Độc hoạt có chứa thành phần làm ức chế ngưng tập trung tiểu cầu trên ống nghiệm. Ngoài ra còn chứa thành phấn chống loét bao tử. Chống co thắt trên hồi tràng thỏ. Điều đặc biệt, nước sắc thuốc còn có tác dụng làm ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại trường, thương hàn, lỵ, phẩy khuẩn tả.

2.Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có vị cay, tính ôn, khi đi vào hai kinh can, thận có tính chất đuổi phong hàn, khử thấp, chuyên dùng trong những trường hợp phong hàn, cụ thể:

Ngoài ra còn có thể điều trị chứng đau đầu, đau răng.

Liều dùng từ 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, cũng có thể tán bột để uống, nghiền bột nhỏ sau đó trộn thành viên, thường dùng kết hợp với những vị thuốc khác.

Đối với những người âm hư hỏa vượng huyết hư không phong hàn thực tà thì không được dùng.

Rễ Độc hoạt phơi khô để làm thuốc

3.Các bài thuốc dân gian sử dụng cây Độc hoạt

Bài thuốc trị răng đau:

Độc hoạt nấu cùng với rượu, khi đau thì ngậm.

Hoặc có cách làm khác là: Độc hoạt, Địa hoàng mỗi thứ 120g, tán thành bột, mỗi lần sử dụng 12g sắc cùng 1 chén nước. Uống khi thuốc còn nóng, uống xong nằm nghỉ 1 lát rồi lại uống tiếp.

Bài thuốc trị trúng phong cấm khẩu, lạnh toàn thân:

Độc hoạt 160g, rượu 1 thăng. Sắc đến khi còn nửa thăng thì uống.

Bài thuốc trị trúng phong không nói được:

Độc hoạt 40g nấu cùng 2 thăng rượu, sắc đến đến khi còn 1 thăng; Đại đậu 5 chén sao lên, lấy rượu nóng để nấu. Uống khi còn nóng.

Bài thuốc trị các chứng phong hư sau sinh:

Độc hoạt, Bạch tiên bì, mỗi vị 120g. Sắc cùng 3 thăng nước đến khi còn 2 thăng thì có thể uống được. Ngày uống 3 lần.

rễ Độc hoạt có nhiều loại khác nhau

Bài thuốc trị các khớp đau nhức:

Độc hoạt 6g, Phục Linh, Đương quy, Hoàng kỳ, Bạch thược dược, Cát căn mỗi thứ 4g, Nhân sâm hoặc có thể thay thế bằng Đảng sâm 2g, Cam thảo, Phụ tử chế, Can khương mỗi thứ 1,2g. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi rồi sắc, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc trị trúng phong cấm khẩu, cắn chặt răng:

Độc hoạt 20g, Xương bồ, Xuyên khung mỗi thứ 6g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị các khớp đau mạn tính do phong thấp, thiên về chi dưới:

Độc hoạt 12g, Tang ký sinh, Tế tân, Sinh địa, Tần Giao, Quy thân, Xuyên Khung, Bạch thược, Nhục quế, Phòng phong, Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo, Đỗ trọng, Ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị khớp viêm do phong thấp, lưng đùi đau nhức:

Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao mỗi vị 12g, Tế tân 4g. Sắc lấy nươc uống. Hoặc có thể dùng Độc hoạt nấu thành cao, ngày uống hai lần, mỗi lần uống 1 thìa.

Bài thuốc trị cảm do phong hanfm đau đầu, cơ thể đau:

Độc hoạt, Đại hoàng mỗi thứ 8g, Ma hoàng, Cam thảo, Sinh khương mỗi thứ 4g, Xuyên khung 3,2g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị phế quản viêm mạn tính:

Độc hoạt 9g. Cho thêm đường đỏ 15g. Chế thành cao để uống, ngày uống từ 3 – 4 lần.

 

 

 

Exit mobile version