Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Cốt khí, đặc điểm và công dụng chữa bệnh của Cốt khí

Cốt khí thường mọc hoang ở những vùng đồi núi ở nước ta. Giống cây ngày có tác dụng hoạt huyết thông kinh, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, chỉ thống, tiêu viêm, sát khuẩn,…Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của vị thuốc này, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

1.Sơ lược về Cây cốt khí

Tên gọi và nguồn gốc

Cây cốt khí hay còn gọi là hoạt huyết đan, ban trượng căn,tử kim long, hổ trượng căn, điền thất (miền Nam).

Tên khoa học là Reynoutrua japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reyoutria Makino.

Thuộc họ rau răm Polygonaceae.

Củ cốt khí (Radix polygoni cuspidan) là phần thân rễ được phơi hoặc sấy khô của cây cốt khí. Bên cạnh đó chữ cốt khí còn được dùng để chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Tuy nhiên qua nghiên cứu đã cho thấy, chỉ có cây Rcynoutria japonica có tên cốt khí, thuộc họ rau răm.

Mô tả cây

Cốt khí là một giống cây nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,5 – 1m nhưng cũng có nơi cây mọc cao đến 2m. Thân mọc thẳng, không có lông, trên lông và cành xuất hiện nhiều đốm màu tím hồng. Lá mọc so le với nhau, có cuống ngắn. Phiến lá có dạng hình trứng, rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phần cuống hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên. Chiều dài của lá từ 5 – 12cm, rộng từ 3,5 – 8cm. Mặt trên của lá có màu xanh nâu đậm còn mặt dưới của lá màu nhạt hơn. Cuống lá dài từ 1 – 3cm, bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành từng chùm, ở giữa kẽ lá, chứa rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa có màu trắng, hoa mọc khác gốc. Hoa đực có 8 nhị, hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, có màu nâu đỏ, chia làm 3 cạnh.

Cốt khí hay còn gọi là hoạt huyết đan, ban trượng căn,tử kim long, hổ trượng căn

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây cốt khí mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là những vùng đồi núi ở Việt Nam. Nhiều nhất là ở Sapa và một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Ở vùng đồng bằng, người ta trồng để lấy củ làm thuốc. Khi tiền hành trồng bằng củ, cây rất dễ mọc. Khi tiến hành trồng thử ở vùng đồng bằng, cây ra hoa vào tháng 8 – 9, ra quả vào tháng 9 – 10. Vì hoa và quả rất nhỏ gần như không trông thấy nên người ta cho rằng cây này không có hoa.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện giống cây này ở Trung Quốc, tại một số tỉnh như Triết Giang, Giang Tô.

Cốt khí được thu hoạch quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, khoảng độ từ tháng 8 – 9, khi phần trên mặt đất của cây đã bắt đầu tàn lụi. Có nơi lại thu hái vào tháng 2 – 3. Người ta đào lấy củ cốt khí, cắt bỏ phần rễ con, rửa sạch đất cát rồi cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc cũng có thể thái thành lát mỏng, phơi hoặc sấy khô với lưu huỳnh để tránh nấm mốc.

Thông thường người ta hay thái theo từng đoạn dài từ 1 – 8cm, đường kính từ 0,6 – 2cm. Mặt ngoài có màu nâu vàng, khi cắt ngang lại có màu vàng, vị hơi đắng, không rõ mùi.

Trước khi sử dụng thì ngâm cho mềm, rửa sạch, thái phiến sau đó phơi khô, sao vàng. Củ cốt khí rất dễ bị nấm mốc, do đó cần bảo quản trong các bao tải sạch, để nơi khô ráo, thoáng mát. Việc chế biến sau thu hoạch và trước khi sử dụng là vấn đề cần chú ý.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Củ cốt khí

Củ có đường kính trên 2cm, vỏ màu nâu, thịt màu vàng, lõi gỗ màu nâu sẫm.

Thành phần hóa học

Trong rễ cây Cốt khí có chứa antraglucozit chủ yếu là emodin hay rheum emodin. Emodin monometyl ete dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn chứa chất polygonin và tanin.

Củ cốt khí (Radix polygoni cuspidan) là phần thân rễ được phơi hoặc sấy khô của cây cốt khí

Tác dụng dược lý

Dịch chiết từ nước cốt khí củ có khả năng ức chế sự gia tăng của các khối u trong cơ thể, ức chws sự dột biến và khép AND bởi 1- nitropyren.

Dịch chiết từ rễ cốt khí còn có tác dụng chống ho, cầm máu, làm giãn phế quản, hạ cholesterol, làm ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn lỵ,…

Theo nghiên cứu cho thấy, các stiben có trong củ cốt khí, đặc biệt là resveratrol có tác dụng làm giảm sự lắng đọng lipoprotein (LDL), ngăn chặn quá trình phát triển của ung thư da, chống ooxy hóa, làm biến đổi sự tổng hợp triglycerid và cholesterol…Từ đó làm giảm tổn thương đến gan.

2.Công dụng và liều dùng

Trong dân gian Việt Nam, củ cốt khí là một cị thuốc dùng để chữa tê thấp, bị ngã hoặc bị thương mà tổn thương đau đớn. Ngoài ra còn là một vị thuốc thu liễu cầm máu.

Tài liệu cổ ghi lại rằng vị thuốc này có vị đắng, tính ấm, đi vào Can, tâm bào có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, giảm đau giảm độc, sử dụng cho những người kinh nguyệt bị bế tắc, kinh nguyệt khó khăn gây đau đớn, bị ngã hoặc bị thương mà đau đớn, đẻ xong bị ứ huyết, bụng trướng, tiểu tiện gặp khó khăn.

Ngày dùng từ 6 – 10g dưới dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu cùng với nhiều vị thuốc khác.

Ngoài ra vị thuốc này còn được sử dụng để chữa bệnh phong tê thấp, đau nhức gân, đau gối, đau xương cốt, đau vai, lưng và các khớp ngón tay hay ngón chân. Ở những bài thuốc chữa xơ cứng động mạch, ho hay hen suyễn, bệnh tăng huyết áp cũng sử dụng củ cốt khí. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà thầy thuốc sẽ phối hợp thêm với các vị thuốc khác để tăng thêm hiệu quả điều trị.

Cây cốt khí mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là những vùng đồi núi ở Việt Nam

3.Một số bài thuốc từ Cốt khí

Bài thuốc trị đau đầu, sưng đau mu bàn chân:

Cốt khí củ, rễ cỏ xước, cam thảo dây, rễ tầm soong, dây đau xương, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tiếp trong 2 – 3 tuần.

Hoặc có cách kết hợp khác: Cốt khí củ, rễ gối hạc mỗi vị 12g, Lá bìm bìm, mộc thông mỗi vị 20g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị viêm gan cấp tính:

Cốt khí củ, chút chit, mỗi thứ 15g, lá móng 20g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang. Uống liên tiếp từ 3 – 4 tuần. Hoặc có thể kết hợp giữ cốt khí với nhân trần, mỗi vị 30g. Sắc lấy nước uống.

Ngoài ra có thể phối hợp với xa tiền tử, kim tiền thảo, tỳ giải mỗi thứ từ 12 – 16g nhằm điều trị viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, cỏi tiết niệu.

Bài thuốc chữa sưng vú:

Cốt khí củ, hạt muồng mỗi thứ 12g, rễ bồ công anh, rễ cây lá lốt mỗi thứ 10g, Bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa thương tích, ứ máu, đau bụng:

Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g. Nấu cùng 300ml nước, đến khi còn 150ml thì hòa thêm 20ml rượu. Ngày uống 2 lần.

Bài thuốc chữa bệnh đau bụng do bế kinh, đua bụng kinh nguyệt, sau đẻ ứ huyết, bụng căng trướng gây đau đớn hoặc bị sưng đau do té ngã, chấn.

Cốt khí củ 20g, lá móng 30g. Sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Vị thuốc này có vị đắng, tính ấm, đi vào Can, tâm bào có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, giảm đau thải độc

4.Nơi mua bán vị thuốc Cốt khí củ đạt chất lượng

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều vị thuốc đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm không tốt làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, lựa chọn một địa điểm uy tín để mua thuốc đông y là một việc làm rất cần thiết. Vậy bạn có thể mua cốt khí củ ở đây?

Từ xưa đến nay Cốt khí củ luôn được xem là một vị thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Do đó, vị thuốc này xuất hiện rất nhiều tại các phòng khám, cửa hàng thuốc đông y. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn một địa điểm uy tín, có chất lượng cao để có được một sản phẩm tốt nhất. Một trong những địa điểm đó có thể là Công ty Cổ phần Thương mại Xuất khẩu Starfoods Việt Nam.

Cốt khí củ của Công ty Cổ phần Thương mại Xuất khẩu Starfoods Việt Nam luôn được đảm bảo sinh trưởng trong môi trường hoàn toàn tự nhiên, không tiếp xúc với hóa chất, chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… Do đó rất an toang đối với sức khỏe người bệnh.

Công ty Cổ phần Thương mại Xuất khẩu Starfoods Việt Nam luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, giá thành hợp lý nhất. Chính vì thế bạn sẽ không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

 

 

Exit mobile version