Cây ô dược là gì ?
Tên khoa học/ tên khác
Dầu đắng, ô dược nam là hai tên gọi khác của cây ô dược. Xét trên lĩnh vực khoa học, loài cây này được biết đến với cái tên Lindera myrrha Mer, xếp vào họ Long não Lauraceae.
Người ta sẽ dùng phần rễ đã phơi sấy khô để làm thuốc.
Cây ô dược trông như thế nào? mô tả cây
Ô dược có kích thước không lớn, chiều cao dao động từ 1,3m đến 1,4m. Cành cây khá gầy guộc, sắc màu đen nhạt. Lá có hình bầu dục dài, phần trên nhẵn bóng, phần dưới có lông, các lá mọc so le với nhau. Cuống khá gầy và dài, thuở ban đầu thì có lông, sau một thời gian lông rụng dần đi để lại bề mặt nhẵn thín, phía trên cuống hõm vào thành rãnh. Hoa hợp thành tán nhỏ chứ không trổ đơn lẻ, tạo thành các chùm có màu hồng nhạt. Quả mọng, mỗi quả có một hạt, khi chín thì đỏ mọng. Loài cây này có vị đắng và mùi thơm đặc trưng.
Cây ô dược mọc chủ yếu ở đâu?
Hiện nay, loài cây này chưa được trồng trọt mà phát triển theo hình thức mọc hoang. Miền Trung là nơi có mật độ phân bố dày nhất, đặc biệt là ở các tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở Bắc Bộ, người ta cũng phát hiện ra giống cây này ở một số tỉnh như: Hòa Bình, Hà Tây cũ (nay thuộc phạm vi Hà Nội)
Thành phần hóa học
Ô dược nam chưa được nghiên cứu cụ thể. Về phía ô dược bắc lại được chia nhỏ thành 2 loại sau:
+ Thiên thai ô dược: Bao gồm 1 số chất ancaloit như linderoda, limderen, rượu linderola, axit linderic, este của rượu linderola, xenton và linderazulen.
+ Vệ châu ô dược: Rễ cây có một loại ancaloit với tên gọi coclorin.
Cách thu hái và chế biến cây ô dược
Rễ cây có thể thu hoạch quanh năm. Để thuốc đạt chất lượng tốt nhất bạn nên thu hái vào dịp đông xuân hay đầu xuân. Sau khi đào rễ lên cần cắt bỏ các rễ phụ, sau đó đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Nếu bạn không muốn phơi nguyên rễ thì có thể cắt lát. Lưu ý trước khi thái cần cạo sạch vỏ ngoài (nếu ngại bạn có thể bỏ qua bước này) và ngâm vào nước (thỉnh thoảng lại thay mới một lần).
Công dụng của cây ô dược
Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật của loại thuốc này như: đẩy lùi cơn đau bụng, trị chứng ăn không tiêu, nôn mửa, giun sán ở trẻ nhỏ, hay đi tiểu đêm, đau đầu, sung huyết.
Cách dùng cây ô dược:
+ Thuốc chữ lỵ, sốt, đi ỉa
Tán nhỏ ô dược thành bột nhuyễn, thêm nước và nặn thành viên tễ kích thước hạt ngô. Mỗi ngày bạn cần uống từ 10 đến 20 viên tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng của cơ thể. Nên uống với nước cơm, dùng trước khi ăn tầm tiếng rưỡi. Ngoài ra bạn cũng có thể phối hợp với các vị thuốc như cỏ sữa, hoắc hương (8 đến 10g mỗi loại).
+ Trị thống kinh, khí trệ, huyết ngưng
Bạn đem tất cả các vị thuốc sau đi phơi khô, trộn chung và sắc uống: ô dược 10g, hương phụ, mộc hương mỗi vị 8g, đương quy 12g.
+ Bài thuốc dành cho người hay đi tiểu nhiều, đái dầm về đêm
Sắc uống 10g ô dược cùng với 16g ích trí nhân và 16g sơn dược.
+ Chữa rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đầy bụng
Bạn lấy 2 vị thuốc ô dược và hương phụ liều lượng như nhau đi tán bột, để trong hộp kín. Mỗi lấy lấy ra 2 đến 8g bột trên uống với nước gừng sắc, ngày uống 2 lần là được.
+ Đẩy lùi cơn đau bụng do trúng hàn, khí trệ, thống kinh
Hãy chuẩn bị các vị thuốc sau: Cam thảo, sinh khương mỗi vị 6g, ô dược, đảng sâm mỗi vị 10g, trầm hương 2g, cho vào nồi, sắc uống.
+ Đẩy lùi cơn đau bụng dưới, trị hàn sán
Đem 8g thanh bì và 6g các vị thuốc sau: ô dược, hồi hương, cao lương khương đi sắc uống.
+ Tẩy giun chỉ ở trẻ nhỏ
Sử dụng ô dược và hương phụ mỗi vị từ 8 đến 12g. Đem đi phơi khô tán thành bột mịn, uống chúng với nước sắc từ 4g hạt cau. Liệu trình điều trị sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khi dùng thuốc này bạn nên kiêng khem thực phẩm tanh, khó tiêu như hải sản, cua cá,..
+ Trị chứng co thắt dạ dày do bị lạnh
Bạn có thể sắc uống mỗi ngày một thang thuốc sau: 9g ô dược, 2g tiểu hồi đã sao vàng, 6g ích trí nhân, nên chia 3 lần uống trước khi dùng bữa.
+ Hỗ trợ điều trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ
Bạn cần chuẩn bị 9 đến 12g mỗi vị thuốc sau: ô dược , kê nội kim, bạch truật, ý dĩ, hoài sơn sao vàng, tán nguyễn thành bột mịn. Mỗi lần uống từ 5 đến 9g hỗn hợp bột kể trên với nước sôi để nguội, ngày 3 lần. Mỗi đợt uống thuốc sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
+ Giảm cơn cơn đau bụng kinh ở phụ nữ
Hãy sắc chung các vị thuốc sau: sa nhân 3g, sinh khương 4g, cam thảo 5g, ô dược, mộc hương, huyền hồ mỗi vị 12g. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần trước bữa ăn, mỗi đợt kéo dài 2 đến 3 tuần ngay sau kì kinh nguyệt.
Vị thuốc này không phù hợp với bệnh nhân bị khí hư, nội nhiệt.