Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Đạm trúc diệp và công dụng chữa bệnh của Đạm trúc diệp

Đạm trúc diệp là một cây thuốc quý trong nền y học cổ truyền. Vị thuốc này được sử dụng rộng rãi để chữa tâm phiến, tiểu tiện đỏ hoặc tiểu tiện gặp khó khăn. Bên cạnh đó còn có tác dụng thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của Đạm trúc diệp, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1.Sơ lược về cây

Tên gọi và nguồn gốc

Đạm trúc diệp còn có tên gọi khác là trúc diệp, toái cốt tử, mê thân thảo, trúc diệp mạch đông, sơn kê mễ.

Tên khoa học là Lophatherum gracile Brongn (Acroelytrum japonicum Steud.).

Thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae).

Đạm trúc diệp (herba Lophatheri) là toàn cây đạm trúc diệp phơi hoặc sấy khô.

Mô tả cây

Đây là một giống cây cỏ sống lâu năm, rễ phình thành củ, có nhiều nhánh, thân cứng. Thân cây cao từ 0, 6 – 1,5m, mọc thẳng đứng, có đốt dài. Lá có dạng hình mác dài nhọn, lá mềm, xếp cách nhau, dài từ 10 – 15m, rộng chừng 2 – 3m. Những lá ở phía trên lơ thơ ở mặt trên có ít lông, mặt dưới nhẵn, cuống lá gầy tiếp liền với bẹ dài, ôm lấy thân. Hoa mọc thành chùy thưa, dài từ 15 – 45cm. Có bông nhỏ hình mũi mác, dài từ 7 – 12mm. Quả dĩnh hình thoi, dài chừng 4mm, nằm tự do trong mày nhỏ.

Đạm trúc diệp là một cây thuốc quý trong nền y học cổ truyền

Phân bố, thu hái và chế biến

Loại cây này có nhiều dạng, mọc ở khắp nơi trên đất nước ta. Nhiều nhất là ở những nơi rừng thưa hay đồi cỏ, trên các bờ tường, chân núi đá. Thường bắt gặp ở các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Bình. Ngoài ra người ta còn phát hiện giống cây này ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia.

Vào tháng 5 – 6 khi cuối mùa hoa, người ta hái toàn cây mang về, cắt bỏ phần rễ con, bó thành từ bó nhỏ. Khi dùng cắt ngắn khoảng  2- 3m. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Vị thuốc nhiều khi còn có cả rễ con và đôi khi có cả cụm hoa. Ngoài ra có thể sử dụng tươi.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Toàn cây hoặc phần lá, thân.

Thành phần hóa học

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu

Tác dụng dược lý

Năm 1937, hai tác giả Hutchins và Swith đã dùng nhũ dịch 15% men tiêm dưới da gây sốt cho chuột bạch, rồi thí nghiệm tác dụng giảm sốt của 17 thứ thuốc khác nhau đã đi đến kết luận là cho vào dạ dày cao nước đạm trúc diệp với liều 1 – 2g trên 1 kg thể trọng có tác dụng giảm sốt, nhưng thuốc chế bằng rượu không có tác dụng giảm sốt. Vậy chất chữa sốt tan trong nước.

Năm 1956, Chu Hàng Bích và một số tác giả khác (Trung Quốc sinh lý khoa học nội, 1956) dùng dung dịch trực trùng cooli tiêm dưới da gây sốt cho mèo và thỏ rồi thí nghiệm tác dụng chữa sốt của đạm trúc diệp thì thấy với liều 2g trên 1kg thể trọng, đạm trúc diệp có tác dụng chữa sốt ngang với liều 33mg phenaxetin cho 1kg thể trọng. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu và tăng lượng đường trong máu.

Đối với chuột nhắt, liều độc LD50 là 0,645g trên 10g thể trọng.

Đạm trúc diệp còn có tên gọi khác là trúc diệp, toái cốt tử, mê thân thảo, trúc diệp mạch đông

2.Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ ghi lại, Đạm trúc diệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, đi vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Được sử dụng nhiều để chữa tâm phiến, tiểu tiện đỏ hoặc tiểu tiện gặp khó khăn.

Hiện nay Đạm trúc diệp được sử dụng nhiều trong nhân dân làm thuốc chữa sốt, thông tiểu.

Đối với phụ nữ có thai ko sử dụng được vị thuốc này.

Liều dùng từ 8 – 10g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thường kết hợp với nhiều vị thuốc khác.

3.Một số bài thuốc từ Đạm trúc diệp

Bài thuốc chữa viêm niệu đạo, tiểu tiện đau buốt:

Đạm trúc diệp 15g, qua lâu căn 10g, thông thảo, hoàng bá mỗi vị 5g, sinh cam thảo 3g. Cho 600ml nước vào nồi sắc đến khi còn 200ml thì uống. Ngày uống 3 lần.

Bài thuốc trị nóng sốt âm ỉ, mắt mờ, nhức đầu, mặt đỏ:

Đạm trúc diệp 12g, Thanh hao 9g. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện đau rát, miệng lưỡi nứt nẻ, các bệnh thuộc tâm nhiệt:

Đạm trúc diệp 12g, Cam thảo 5 phân, Qua lâu căn, Hoàng bá mỗi vị 3g5. Sắc cùng 3 chén nước đến khi còn 8 phân thì uống. Ngày uống 3 lần.

Bài thuốc trị tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ đậm:

Đạm trúc diệp 12g, Sinh địa 9g, Mộc thông 6g, Cam thảo mút 3g5. Sắc lấy nước uống.

Cây Đạm trúc diệp được phơi hoặc sấy khô

4.Phân biệt Đạm trúc diệp với một số cây khác

Đạm trúc diệp đôi khi còn được dùng để chỉ lá một loại tre Phyllostachys nigra Munre var. henonis (Mitford) Stapf ex Rendle. Tìm thấy ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh phúc, Quảng Ninh. Dùng làm thuốc chữa số, chống khát nước, cảm cúm, thổ huyết.

Tại một số tỉnh của Trung Quốc như Triết Giang, Giang Tô người ta còn dùng một loại thài lài commelina communis L. Thuộc họ Thài lài (Commelinaceae) với tên đạm trúc diệp. Để phân biệt giống cây này với Đạm trúc diệp người ta dựa vào đặc điểm của cây. Thài lài trắng là một loại cỏ cao từ 25 – 30cm, hơi có lông hoặc có nhiều lông. Thân chia nhánh, ở những đốt có thể mọc rễ. Lá thuôn dài hoặc hình mác phía dưới bẹ, dài từ 2 – 10cm, rộng từ 1 – 2cm, không có cuống. Quả nang thường được bao hoa bao bọc lại. Dài từ 5 – 6mm, rộng từ 4 – 6mm. Thường mọc hoang ở những bãi, ruộng ẩm ướt.

5.Địa chỉ bán vị thuốc Đạm trúc diệp đạt chất lượng

Từ xưa đến nay Đạm trúc diệp được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Hiện nay tại các cửa hàng thuốc đông y đều bày bán vị thuốc này. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn một địa điểm uy tín, đảm bảo chất lượng để có được một sản phẩm tốt nhất như ở Công ty Cổ phần Thương mại Xuất khẩu Starfoods Việt Nam.

Đến với Công ty Cổ phần Thương mại Xuất khẩu Starfoods Việt Nam bạn sẽ nhận được vị thuốc Đạm trúc diệp đạt chất lượng tốt nhất. Đạm trúc diệp được thu hái từ tự nhiên, không tiếp xúc với hóa chất, chất bảo quản,…Do đó tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, kể cả những khách hàng cao tuổi hay trẻ nhỏ. Công ty cam kết đổi hàng nếu phát hiện lỗi từ phía nhà sản xuất và hỗ trợ, thậm chí hoàn toàn miễn phí chuyển phát cho khách hàng.

 

 

 

 

 

Exit mobile version