Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Dâu tằm và những công dụng với sức khỏe

1/ Cây dâu tằm là gì?

Ở các vùng quê ở Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cây dâu tằm. Đặc biệt, vào mùa hè mỗi cây đều khoác lên mình một lớn trang sức đủ màu từ xanh non, hồng, đỏ đến đen sẫm. Đặc biệt, quả dâu tắm, lá dâu tằm, tổ bọ ngựa hoặc cây mọc trên cây dâu tằm đều là những vị thuốc tốt, được dùng nhiều trong y học cổ truyền.

a/ Tên khoa học, tên khác

Cây dâu tằm còn được gọi là cây dâu, dâu cang (H`mông), tang, tầm tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao). Cây có tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa Giff, thuộc họ dâu tằm Moraceae.

b/ Mô tả cây

Dâu tằm là cây thân gỗ có lá hình bầu dục

Dâu tằm là cây thân gỗ, cao2 – 3 m. Lá cây hình bầu dục, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, mọc so le, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt, mép lá có răng cưa to. Mùa hoa tháng bắt đầu từ tháng 4 – 5. Hoa cái mọc thành bông hoặc thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Hoa đực thì thành bông với 3 – 4 nhị, có lá đài. Mùa quả dâu trong khoảng tháng 5 – 6, quả mọc trong các lá đài, mới ra có màu trắng hoặc xanh nhạt, rồi chuyển dần sang màu đỏ đến đen sẫm. Quả màu đỏ thường chua còn quả tím đậm thì ngọt hoặc hơi chua chua ngọt ngọt.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây dâu tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được di thưc vào Việt Nam từ lâu. Cây ưa ẩm và sáng nên thường được trồng trên diện tích lớn ở các bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Đặc biệt, nó được quy hoạch, trồng quy mô lớn tại các tỉnh có nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm như Hà Tây (Hà Nội), Nghệ An, Bắc Ninh, Lâm đồng….

d/ Bộ phận dùng

Toàn bộ cây dâu tằm đều là những vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc. Cụ thể:

– Quả dâu tằm gọi là: tang thầm

– Lá dâu gọi là: tang diệp

– Rễ dâu tằm gọi là: tang bạch

– Vỏ rễ dâu tằm gọi là: tang bạch bì

– Tổ bọ ngựa trên cây dâu gọi là: tang tiêu phiêu

– Cây mọc ký sinh trên cây dâu gọi là: tang ký sinh

e/ Thành phần hóa học

– Lá cây dâu tằm chứa nhiều acid amin tự do như phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic…; acid hữu cơ như succinic, propionic, isobutyric…; vitamin C, B1, D; protid, tanin.

Cành dâu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

– Cành dâu có chứa mulberrin, mulberrochromene, morin, maclurin, cyclomulberrin, dihydromorin, dihydrokaempferol.

– Vỏ rễ cây dâu có hợp chất flavon bao gồm mulberrin, mulberrochromene, xycomukberrinm xycomukberrochromen cùng một số acid hữu ciw, tanin, pectin….

– Quả dâu (tang thầm): Chứa Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose); vitamin A, C, E và K; tanin, protit, sắt, canxi, folate, thiamin, pyridoxine, niacin và chất xơ.

f/ Thu hái chế biến

– Lá dâu tằm làm thuốc thì dùng lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ.

– Vỏ rễ có thể thu hái quanh năm để dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản dần.

– Quả hái khi chín (đã chuyển sang màu đen sẫm).

2/ Công dụng, cách dùng của cây dâu tằm

Hiện chỉ có một nghiên cứu của Nhật Bản đăng trong cuốn Nhật Bản dược vật học tạp chí về vỏ rễ cây dâu. Các tác giả nghiên cứu cho rằng vỏ rễ cây dâu có thể làm giảm lượng đường trong máu (thực nghiệm trên thỏ).

Trong khi đó, y học cổ truyền cho rằng:

– Lá dâu (tang diệp) có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào hai kinh can và phế. Vị thuốc này có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt, dùng để chữa ôn phong biểu chứng, lao nhiệt sinh ho, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt, đầu nhức mắt đỏ.

– Cành dâu (tang chi) có vị đắng, tính bình, vào kinh can. Có tác dụng khứ phong thấp, lợi xương khớp, dùng chữa phong hàn thấp tì, đau nhức, thủy khí, cước khí, chân tay co quắp hiệu quả.

– Quả dâu (tang thầm) có vị ngọt, tính bình là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, làm sáng mắt, điều trị mất ngủ, tăng cường hệ tiêu hoá, giúp đen râu tóc. Do đó, nó thường được dùng cho người bình thường bồi bổ sức khỏe hoặc người bị suy giảm sinh lý, mất ngủ, tóc bạc sớm…

Quả dâu có vị ngọt, tính bình, thường dùng để bồi bổ sức khỏe

– Vỏ rễ cây dâu tằm (tang bạch bì) vị ngọt, tính hàn, vào kinh phế, có tác dụng tả phế hành thủy, chỉ thấu bình xuyển, dùng chữa phế nhiệt sinh ho, ho ra máu, thủy thũng, bụng chướng, dùng làm thuốc lợi tiểu tiện, chữa băng huyết, cao huyết áp, sốt.

– Cây mọc ký sinh trên cây dâu (tang ký sinh) có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và thận, có tác dụng mạnh gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai, đẻ xong nhưng ít sữa

– Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang tiêu phiêu) có khả năng lợi tiểu tiện, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, bạch đới, trẻ con đái dầm

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây dâu tằm

Nhờ hàng loạt công dụng trong việc phòng trị bệnh, bồi bổ sức khỏe, dâu tằm đã trở thành vị thuốc quen thuộc được nhiều lương y, bác sĩ, nhiều gia đình tin dùng. Dưới đây là một số bài thuốc chính từ dâu tằm.

Chữa thong manh, đau mắt: Lá dâu tằm tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, cho vào nồi nấu lấy nước rửa mắt. Để chữa đau mắt gió hoặc chảy nước mắt thì chỉ cần lấy lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày là được.

– Chữa đau nhức ở phụ nữ: Dân gian cho rằng phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt chưa dứt đã vội động phòng sẽ dễ sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Để giải quyết chứng bệnh này, người bệnh nên dùng bài thuốc gồm: lá dâu già, lược gãy, nệm rách, tóc rối liều bằng nhau. Đem tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 12g với nước nóng.

Người huyết áp cao nên dùng các bài thuốc từ dâu tằm

– Chữa huyết áp cao: Người cao huyết áp hoặc có người nhà cao huyết áp nên chuẩn bị lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Cá diếc cho vào chậu nước muối để nhả hết nhớt. Sau đó để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu để ăn. Hoặc cũng có thể lấy thịt trai sông 50 – 100g, lá dâu tươi 20g, nấm hương 20g, hành củ khô 2 – 3 củ. Đem lá dâu tằm rửa sạch thái nhỏ, nấu với các nguyên liệu khác cho thành cháo để ăn hàng ngày. Bài thuốc này rất thích hợp với những người cao tuổi bị cả cao huyết áp và u xơ tiền liệt tuyến với các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu nhiều lần….

– Chữa hen suyễn: Nguyên liệu cần chuẩn bị là lá dâu tằm già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ. Thắng mật để làm thành viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống một viên với nước sôi.

– Tẩy sán xơ mít: Với bài thuốc này cần dùng dao tre cạo lấy vỏ trắng cành dâu 3 nắm, nước 3 bát. Cho tất cả vào nồi sắc còn một bát nước thuốc. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng hôm sau uống ngay lúc bụng đói để sán ra. Nên uống 2 – 3 lần.

– Chữa tiểu buốt, nước tiểu đục: Tổ bọ ngựa trên cây dâu mỗi lần 1 cái nướng khô, tán nhỏ. Uống cùng với rượu lúc đói, chỉ cần uống 2 – 3 lần là khỏi chứng tiểu buốt. Lấy ngài tằm cấu bỏ đầu, chân, cánh. Đem sấy khô, tán nhỏ, giã với cơm làm thành từng viên bằng hạt ngô, uống với nước muối lúc đói chữa chứng tiểu đục, trắng rất hiệu quả.

– Chữa viêm họng: Mộc nhĩ và cây dâu tằm lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá. Khi dùng chỉ cần giã nhỏ, lấy lụa bọc thành từng viêm, tẩm ngâm mật để dùng là được. Hoặc cũng có thể chuẩn bị bạch cương tàm (con tằm vôi) 24g, phèn chua 12g, phèn chua phi 12g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng khoảng 4g uống với nước đường để gây nôn. Trẻ em cần pha thêm bạc hà vào nước gừng. Nôn ra đờm đặc là được.

– Chữa viêm tuyến vú: Ngọn dâu tằm non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng. Bên ngoài lấy giấy dấp nước đắp, khô thì thay lần mới, đắp đến khi tan sưng thì thôi.

– Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn: Lấy lá dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc lấy lá dâu bánh tẻ 12g, lô căn 20g, cát cánh 8g; cúc hoa, hạnh nhân, liên kiều đều 12g; bạc hà, cam thảo đều 4g sắc uống.

– Làm đẹp: Lá dâu tằm và mè đen cùng trọng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), liên nhục 200g, thục địa 1kg. Tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong để tạo thành các hoàn viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng – tối. Bài thuốc này giúp da tươi nhuận, mịn màng. Uống lâu dài sẽ làm gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực nên rất thích hợp với những người sạm da, nám má, gân cốt suy yếu, cơ thể suy nhược, can thận âm hư, thiếu máu, ù tai….

Exit mobile version