Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Đôi điều về tác dụng của phá cố chỉ

Phá cố chỉ là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ. Gần đây, do đã hiểu hơn về tác dụng của thuốc, người dân Việt đã bắt đầu gieo trồng loài cây này để điều trị đau lưng mỏi gối, hoạt tinh, bạch đới, hói tóc,…

Cây phá cố chỉ là gì ?

Tên khoa học/ tên khác

Phá cố chỉ có tên khoa học là Psoralea corylifolia L, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Có thể kể đến một số tên gọi khác của cây như: phá cốt tử, cố tử, bổ cốt chỉ, hạt đậu miêu.

Tên của cây bắt nguồn từ công dụng. Cốt là xương, tủy là mỡ, phá cố chỉ chính là loại thuốc bổ xương tủy.

Phần được sử dụng làm thuốc chính là hạt của cây.

Mô tả cây

Phá cố chỉ là loại cây có kích thước không lớn với chiều cao dao động từ 0,3 đến 1m. Thân cây có lông trắng, lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, đáy tròn, viền lá răng cưa. Hoa mọc thành chùm dài màu vàng nâu nhạt. Quả của cây có màu đen, hình trứng dẹt dài, mùi thơm, vị cay.

Kích thước cây không lớn

Mọc chủ yếu ở đâu?

Loài cây này có nguồn gốc ở Ấn Độ. Tại Việt Nam có xuất hiện một ít nhưng người dân chưa biết khai thác và sử dụng.

Mới đây, chúng ta đã nhân giống từ Trung Quốc sang, cây khỏe và cho năng suất tốt. Cây mọc từ hạt, gieo vào mùa xuân, chỉ sau độ nửa tháng hạt sẽ mọc mầm.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ chốt của hạt phá cổ chỉ là chất dầu (chiếm 20%) và một ít tinh dầu (bao gồm psoralen, isoralen, ancaloit, glucozit) và 9,2% chất nhựa.

Thu hái chế biến

Thời gian thu hoạch là vào mùa thu. Quả chín hái về sẽ được đem đi phơi khô, đập lấy hạt, sàng sẩy để loại bỏ vỏ ngoài và đất cát. Hạt có thể dùng luôn hoặc sao vàng hoặc tẩm muối rồi sao.

Công dụng của cây phá cố chỉ

Đến nay, tác dụng của phá cố chỉ vẫn chưa được nhiều người biết đến mà chủ yếu lưu truyền qua kinh nghiệm dân gian. Theo ghi chép, vị thuốc này có vị cay, đắng, tính đại ôn. Có thể kể đến một số công dụng nổi bật của vị thuốc này như: điều trị chứng bệnh đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh, hủi, bệnh ngoài da. Với phụ nữ, vị thuốc này thích hợp cho người có kinh nguyệt không đều, thường xuyên xuất hiện khí hư.

Phá cố chỉ chữa được rất nhiều bệnh

Cách dùng cây phá cố chỉ

+ Bài thuốc điều trị bệnh tiểu tiện nhiều, hoạt tinh

Đem 100g phá cố chỉ đi ngâm rượu rồi sao vàng, tán nhỏ thành bột mịn, sau đó trộn chung với 100g bột tiểu hồi (đã sao,) nặn thành viên. Mỗi lần dùng từ 2 đến 5g, ngày 2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp bột trên chấm thận heo nướng chín ăn.

+ Bài thuốc chữa ho lao

Chuẩn bị 400g phá cổ chỉ, tẩm rượu qua đêm, sáng hôm sau đem phơi khô. Tiếp đến trộn thêm 1 nắm vừng rồi rang đều đến khi vừng hết nổ thì lọc bỏ vừng. Sau đó tán bột phá cổ chỉ, nặn thành viên tễ kích thước như hạt ngô. Mỗi ngày dùng 30 viên, có thể chia ra làm 2 hoặc 3 lần uống.

+ Bài thuốc trị tinh khí dễ ra

Bạn cần sao vàng, tán bột phá cố chỉ và thanh diêm, đem trộn chung, ngày uống 6g với nước cơm.

+ Trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

Bạn chỉ cần sao vàng và tán bột phá cổ chỉ, mỗi đêm cho bé uống 1,5g với nước nóng.

+ Trị chứng tay chân nặng nề, ra mồ hôi trộm

Đem 120g phá cổ chỉ đi chưng với rượu rồi tán bột, tiếp đến trộn chung với 30g hồ đào nhục, 45g bột tầm hương, luyện với mật thành viên, kích thước cỡ hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 đến 30 viên lúc đói với muối, rượu nóng. Nên kiên trì sử dụng từ hạ chí đến đông chí, mỗi ngày 1 lần.

+ Bài thuốc trị đau lưng do thận hư

Lấy phá cốt chỉ đi sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống 9g bột này với 3g mộc hương cùng rượu nóng.

+ Trị thận khí suy nhược

Trộn chung các nguyên liệu sau: 480g phá cố chỉ tẩm rượu sao vàng, hồ đào nhọc 20 trái, 480g đỗ trọng bỏ vỏ, thái lát sao với nước gừng, tán bột, nặn viên kích cỡ bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 viên với rượu nóng hoặc giấm nhạt.

+ Trị dương vật không dịu xuống được

Tán bột phá cố chỉ và phỉ tử liều lượng như nhau. Mỗi lần lấy 9g bột trên sắc với 2 chén nước, ngày uống 3 lần.

+ Bài thuốc trị tiêu chảy do tỳ thận suy hư

Dùng 240g phá cố chỉ đã sao vàng, 120g nhục đậu khấu sống đem đi tán bột, trộn chung với táo đã giã nhuyễn nặn thành viên tễ kích thước tương tự hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 50 đến 70 viên với nước cơm lúc đói.

+ Bài thuốc trị đau lưng do chấn thương

Tán bột phá cố chỉ sao vàng và lạt quế, mỗi lần dùng 6g với rượu.

+ Trị dương khí suy tuyệt

Khi dùng thuốc này bạn cần kiêng kị thịt dê, vân đài. Cách chế thuốc như sau: Đem 300g phá cố chỉ đi lột vỏ, rửa qua, phơi nắng, tẩm rượu chưng, phơi nắng tiếp, giã, rây nhỏ. Với hồ đào nhục bạn cần chuẩn bị 600g, bỏ vỏ, nghiền nát. Trộn 2 vị thuốc trên, thêm mật, để trong bình sứ. Trước khi ăn sáng thì dùng 10 muỗng bột trên uống cùng 2 chén rượu nóng.

+ Trị chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai

Lúc đói nhai nửa trái hồ đào nhục, 6g bột phá cố chỉ với rượu nóng.

+ Bài thuốc định tâm bổ thận

Tán bột 60g phá cố chỉ, 30g bạch phục linh. Cứ 15g bột trên thì đổ rượu ngâm đầu 1 lóng tay, nấu chảy, nặn thành viên tễ kích thước hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 30 viên với nước sôi.

+ Bài thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ

Sao 30g phá cố chỉ, nướng 120g anh túc xác, đem đi tán bột, cho mật ong nặn viên tễ kích thước như hạt nhãn. Mỗi lần dùng 1 viên với nước gừng và táo.

+ Bài thuốc trị đau răng do thận hư

Tán bột 60g phá cổ chỉ, 15g thanh diêm, bôi vào chỗ răng đau.

+ Trị sâu răng

Tán bột 15g phá cố chỉ, 7,5g nhũ hương nhét vào chỗ răng đau.

Thuốc cần kết hợp linh hoạt

+ Trị bạch điến phong

Lấy 30g thuốc ngâm trong 10ml cồn 75 độ C trong 7 ngày. Sau đó bôi vào chỗ đau ngày 1 lần.

+ Trị bạch đới, hói tóc

Đem 40g phá cốt chỉ ngâm với 100ml cồn 75 độ từ 5 – 7 ngày, dùng thuốc này bôi lên vùng bệnh.

+ Trị tử cung xuất huyết

Tán bột phá cổ chỉ và xích thạch chi, nặn thành viên.

+ Trị bạch cầu giảm

Dùng bột phá cổ chỉ và mật nặn thành viên tễ kích thước 6g. Mỗi lần dùng 1 – 3 viên, ngày 3 lần.

+ Trị di tinh, tiểu són

Bạn có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g phá cố chỉ, 16g hồi hương, 16g nhục quế và các vị thuốc nhân hạt máu chó, đương quy, ba kích, thục địa tẩm sao 10g mỗi loại. Tất cả đem đi tán bột, nặn thành viên tễ. Mỗi ngày chỉ cần dùng từ 20 đến 30g là đủ.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g phá cổ chỉ, 16g liên nhục và các vị thuốc sừng nai, ba kích, thỏ ty tự, hoàng tinh, hoài sơn 10g mỗi loại. Đem đi sắc uống ngày dùng 1 thang.

+ Trị thận hư, kinh bế, lưng gối lạnh đau

Trộn chung 30g bột phá cố chỉ và 30g nhục đậu khấu, thêm hồ chế từ gừng và đại táo, nặn thành viên tễ. Mỗi lần dùng 10g, ngày 2 lần.

+ Trị chứng tiểu tiện khó và ít

Bài thuốc 1: Bạn cần chuẩn bị các vị thuốc sau: 0,4g xạ hương, 4g lộc nhung, 4g trầm hương và phá cố chỉ, phụ tử chế, nhục thung dung, thục địa, đương qui 12g mỗi loại, đem đi tán bột nặn viên, ngày dùng 5 đến 10g.

Bài thuốc 2: Sắc uống ngày 1 thang các vị thuốc sau: 16g hoài sơn, 4g nhục quế, phá cố chỉ, thục địa, ngưu tất, khiếm thục, kim anh mỗi loại 12g; trạch tả, phục linh, phụ tử chế, tang phiêu diêu mỗi loại 8g.

+ Bài thuốc giảm đau bụng sau khi hành kinh

Sắc uống 8g phá cố chỉ, 12g thỏ ty tử, 12g ngưu tất, 8g a giao, 8g thục địa, 8g ba kích, 8g đương quy, 8g bạch thược.

+ Điều trị trường hợp động thai ra máu

Sắc uống các vị thuốc sau: 18g thỏ ty tử, 18g ích chí nhân, 16g đản sâm, 12g bạch truật, đỗ trọng, tục đoạn và 8g phá cố chỉ.

+ Trị chứng tiêu chảy mạn tính

Tán nhỏ các vị thuốc sau: phá cố chỉ, thỏ ty tử, nụ sim, trần bì, mỗi vị 20g; vỏ rộp ổi, vỏ quả lựu, hoắc hương, mỗi loại 12g; gừng khô 8g; quế 6g. Mỗi ngày sử dụng 8g là đủ.

Những người âm hư hỏa động đi tiểu ra máu, đại tiện táo kết thì không nên dùng loại thuốc này.

Exit mobile version