Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Giải đáp bí ẩn về loài cây bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là gì ?

Bạch đồng nữ không chỉ là loài cây mọc dại ven đường. Nhìn nhận dưới góc độ y học, đây là một vị thuốc tốt cho sức khỏe nếu biết thu hoạch và sử dụng đúng cách.

Tên khoa học/ tên khác

Bạch đồng nữ còn được biết đến với tên khoa học là Clerodendron fragrans Vent, thuộc họ Voi cỏ ngựa.

Trong dân gian, loài cây này thường được gọi là cây bần trắng, mấn trắng, mò trắng. Người ta vẫn dùng lá và rễ cây để làm thuốc.

Mô tả cây

Đây là loài cây có tầm vóc trung bình, dao động từ 1m đến mét rưỡi. Lá rộng hình trứng, đầu nhọn, cuống hình tim, phần mép có răng cưa to. Một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài đạt ngưỡng 10 đến 20cm, rộng từ 8 – 18cm. Mặt trên và mặt dưới của lá có những khác biệt nhất định: Nếu mặt trên có màu sẫm và lớp lông tơ phủ kín thì mặt dưới màu nhạt và gần như không có lông. Phần gân lá cũng có lông mềm tương tự như phần mặt trên, cuống lá có chiều dài ước chừng 8cm. Phần vỏ, nếu bạn vò nhẹ đưa lên mũi ngửi sẽ thấy mùi hôi khá đặc trưng.

Hoa của loài cây này thường nở vào tháng 7, tháng 8, mùi thơm, có màu hồng nhạt hoặc trắng, mọc thành hình mâm xôi, đường kính của một chùm hoa như thế ước chừng khoảng 10cm.  Vào tháng 9, tháng 10 quả của cây sẽ chín.

Cận cảnh loài cây bạch đồng nữ

Mọc chủ yếu ở đâu?

Tại khu vực Châu Á, loài cây này được tìm thấy nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Philippin, Indonexia. Tại Việt Nam, bạch đồng nữ không được trồng mà phát triển tự do ở khắp mọi nơi, từ miền ngược cho tới miền xuôi. Sức sống của loài cây này tương đối tốt, có thể thích hợp với nhiều điều kiện khác nhau.

Thành phần hóa học

Hiện nay chưa có một tài liệu chính quy nào nghiên cứu chuyên sâu về thành phần hóa học của cây bạch đồng nữ. Theo nghiên cứu sơ bộ thì nước sắc lá của loài cây này rất giàu muối canxi.

Thu hái chế biến

Lá cây có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên, “thời điểm vàng” để thu hoạch là lúc cây đang và chuẩn bị ra hoa. Sau khi hái về, người dân sẽ đem phần lá đi phơi hoặc sấy khô, cất trữ tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Phần rễ cũng được thu hoạch quanh năm. Đầu tiên, người dân sẽ đào lên, phủi sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô. Đến khi dùng mới đem phần rễ này ra để thái mỏng sắc uống. Theo kinh nghiệm dân gian thì lá dùng để nấu nước dùng ngoài, rễ để sắc uống dùng trong.

Công dụng của cây bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ đem lại rất nhiều tác dụng tốt, điển hình như: chữa bệnh khí hư, bạch đới ở phụ nữ, chữa ghẻ, mụn nhọt, chốc đầu ở trẻ em. Đặc biệt hơn cả, đây chính là vị thuốc hữu hiệu trong việc đẩy lui căn bệnh vàng da và niêm mạc.

Lá cây được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh

Cách dùng cây bạch đồng nữ

+ Chữa ghẻ, mụn nhọt, chốc đầu

Hái lá bạch đồng nữ tươi về, rửa sạch, vò nát/giã/sắc lấy nước để tắm mỗi ngày, bệnh tình sẽ được cải thiện.

+ Chữa bệnh khí hư, bạch đới

Sử dụng 15 đến 20g lá bạch đồng nữ khô, cho nước vào và đun sôi trong vòng nửa giờ rồi nhấc ra uống. Để thuốc phát huy hiệu quả cao hơn, bạn nên sắc chung với các vị thuốc như: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu.

+ Chữa bệnh vàng da và niêm mạc

Dùng 10g rễ cây bạch đồng nữ sắc chung với 400ml đến khi còn nửa nước thì nhấc ra, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nếu không dùng thuốc ở dạng nước bạn có thể dùng dưới dạng viên tễ. Hãy lấy 600g cả rễ và thân cây bách đồng nữ  đem đi sắc chung với 5 lít nước, từ từ cô đặc đến khi còn 90g. Từ hỗn hợp sền sệt này thêm tá dược vừa đủ để nặn thành 120 viên thuốc, mỗi lần uống 4 viên, ngày dùng 2 lần.

+ Chữa thấp khớp

Các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: 80g bạch đồng nữ, 12g dây gắm, đơn răng cưa, tầm xuân, đơn tướng quân, đơn mặt trời, cà gai leo, tang chi mỗi loại 8g, đem đi trộn chung, sắc uống mỗi ngày, cơn đau sẽ giảm.

+ Làm rụng hoại tử từ vết bỏng

Hãy thu hái 1kg bao gồm cả cành, lá của cây bạch đồng nữ, sắc với 10 lít nước trong vòng 30 phút, lọc bỏ cặn. Lấy nước vừa đun ngâm vết thương ngày 2 lần mỗi lần 1 giờ. Nếu vết thương ở chỗ khó ngâm thì có thể nhỏ nước thuốc liên tục vào đó.

+ Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ

Hãy đem tất cả các vị thuốc dưới đây đi sắc chung với nhau: bạch đồng nữ 16g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g, đậu đen 10g, ích mẫu 40g và hương phụ tứ chứ 15g. Ngày uống đều đặn 1 thang như vậy, kinh nguyệt tự nhiên ổn định.

Bạch đồng nữ xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc dân gian

Trên đây là những bài thuốc thường được người dân Việt Nam áp dụng. Còn theo y học dân gian Nepan, nước ép từ phần lá non, ngọn non và rễ tươi của loài cây này có thể giúp bạn trị giun sán cực kì hiệu quả. Bạn chỉ cần uống 4 thìa cà phê nước ép trên trong vòng 4 ngày liên tục là được. Ngoài ra, người dân Ấn Độ còn dùng lá bạch đồng nữ và chồi lá ổi để bào chế nên một loại thuốc nhão có tác dụng trị đầy hơi và đau dạ dày. Liều dùng của bài thuốc này như sau: ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

Như vậy, chỉ cần dùng đúng cách, loài cây bạch đồng nữ có thể đem lại muôn vàn điều kì diệu về mặt sức khỏe đến cho gia đình bạn.

Exit mobile version