Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Hé lộ sự thật về cây rùm nao

Rùm nao là một cái tên khá lạ, ít người biết đến. Mặc dù vậy, loài cây này cực kì có ích trong đời sống khi có khả năng tẩy trừ giun sán, chữa tiêu chảy, bệnh về thần kinh. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, y bác sĩ trước khi sử dụng.

Cây rùm nao là gì?

Tên khoa học/ tên khác

Rùm nao là loài cây thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Tên khoa học của nó là Mallotus philippinensis Muell Arg, tên khác là thô khang sài, kamala, mọt, camala. Những cái tên này được gọi tùy theo từng vùng đất khác nhau.

Bộ phận được dùng làm thuốc là hạch và lông ở xung quanh quả, trong một số trường hợp, vỏ, rễ cũng được dùng.

Mô tả cây

Chiều cao của cây dao động từ 5 đến 15m. Cành cây khá khẳng khiu, có sự biến đổi qua mỗi giai đoạn trưởng thành, khi còn non cành màu gỉ sắt, có lông măng, khi đã lớn cành có màu nâu nhạt, nhẵn nhụi. Lá cây mọc so le, hình trứng hoặc lưỡi má, mép nguyên, không có răng cưa, hai mặt lá đối lập nhau, trên thì nhẵn, dưới thì có lông măng. Mỗi lá có 3 gân chính, tỏa ra từ cuống, sát với cuống là hai hạch đen. Hoa của cây là hoa đơn tính, tương đối nhỏ, trổ ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả có hình tròn, gồm 3 mảnh vỏ, trên mặt là các hạch hình hạt nhỏ màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu. Hạt có màu đen mờ, hình cầu hoặc hình trứng.

Cận cảnh cây rùm nao

Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây này không được trồng mà sinh sôi theo hình thức mọc hoang. Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên dải đất Việt Nam, tiêu biểu là các tỉnh thành như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An,.. Nhìn chung, đây là loại cây tương đối dễ sống, thích nghi được nhiều khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong vị thuốc rùm nao chính là hoạt chất kết tinh hình phiến mỏng. Mỗi nhà khoa học lại gọi tên hoạt chất này theo những cách khác nhau: rotlerin (Anderson), malotoxin (Perkin), kamalin (Merck).

Từ hoạt chất thu được, bạn có thể điều chế ra nhiều hợp chất khác nhau:

+ Cho vào kiềm và đun nóng thì thu được metylphlorogluxin.

+ Khử oxy bằng natri hydeoxuyt và kẽm thì thu được dimetylphlorrogluxin.

+ Thêm axit clohydric thì thu được isorotlerin

Bên cạnh hợp chất trên, rùm nao còn có nhựa đỏ, nhựa vàng và một chất có tinh thể màu vàng sáp.

Để xác định rõ ràng, chi tiết các hợp chất có trong rùm nao chúng ta cần có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn nữa.

Thu hái chế biến

Vào tháng 3 tháng 4 khi quả đã chín đỏ, bạn trẩy về, phơi khô. Sau đó, đặt quả lên rây mắt nhỏ, kê bên dưới là một tấm vải, lấy lòng bàn tay chà sát nhẹ nhàng, hạch và lông sẽ rụng xuống lọt qua rây, rơi xuống vải. Hỗn hợp thu được ở dưới dạng bột mịn, màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu, không mùi, không vị. Khi đem bột này cho vào lửa đốt thì cháy rất mau, khi thả vào nước thì nổi lên mặt, sau đó chuyển nước sáng vàng, cuối cùng bột chìm xuống đáy.

Rễ và vỏ cây thì có thể thu hái quanh năm.

Công dụng của cây rùm nao

Vị thuốc này có vị hơi nhặng và chát, tính mát. Bạn có thể dùng rễ cây để thanh nhiệt lợi thấp. Ngoài ra, người ta thường sử dụng vỏ cây sắc uống trị bệnh đầy dạ dày, phù. Hạch và lông quả lại nổi tiếng với tác dụng tẩy trừ giun sán. Vị thuốc này rất được ưa thích bởi mùi vị dễ uống, không gây nôn mửa.

Ngoài ra nhiều người còn sử dụng hỗn hợp bột hạch và lông quả đi nhuộm màu vàng cam.

Tác dụng nổi bật nhất của vị thuốc này là tẩy trừ giun sán

Cách dùng cây rùm nao

+ Bài thuốc chữa bệnh dày da bụng, phù

Đây là bài thuốc được dùng nhiều ở Cao Bằng. Bạn chỉ cần lấy vỏ cây đem rửa sạch, sắc uống là được.

+ Bài thuốc tẩy trừ giun sán

Sử dụng bột từ hạch và lông quả để uống. Liều lượng như sau: Trẻ em 2g/ 2 lần, mỗi lần cách nhau ½ tiếng; Người lớn 6 – 12g/ 2 lần, mỗi lần cách nhau ½ tiếng.

+ Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Dùng 10g vỏ cây rùm cao, 5g rễ găng trâu mang đi rửa sạch, bỏ vào nồi đất sắc kĩ, thu lấy nước uống trong một lần.

+ Bài thuốc đẩy lui chứng ỉa chảy

Rửa sạch, sao vàng 6 đến 12g vỏ cây, sắc uống cho đến khi hết tiêu chảy thì thôi.

Bạn cần cẩn trọng khi dùng thuốc

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nam nào bạn cũng nên cẩn trọng bởi bản thân có thể không thể thích ứng và tiếp nhận được một số thành phần có trong thuốc. Với riêng cây rùm nao, bạn nên xin ý kiến trực tiếp từ thầy thuốc, y bác sĩ nếu đang ở trong đoạn có thai, cho con bú hoặc đã từng có tiền sử dị ứng với thảo mộc. Riêng với các bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa thì không nên sử dụng cây thuốc này do rùm nao có tác dụng tương tự thuốc nhuận tràng, vì vậy chứng viêm ruột thừa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, vị thuốc trên chưa được dùng nhiều ở Việt Nam. Trong thời gian tới nếu có các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về tác dụng của thuốc thì có thể cây rùm nao sẽ được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân cũng như y học.

Exit mobile version