Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Hoa hòe, công dụng của hoa hòe trong việc chữa bệnh

Cây hoa hòe được trồng phổ biến trên đất nước ta. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có vị đắng tính hơi hàn, đi vào kinh can, đại tràng, có thể điều trị các bệnh như chảy máu cam, ho ra máu, phụ nữ rong kinh hoặc đại tiện ra máu. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của Hoa hòe, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1.Một số thông tin về cây

Tên gọi và nguồn gốc

Cây hoa hòe hay còn có tên gọi khác là hòe hoa, hòe mễ, hòe hoa mễ, hòa trần mễ, hòe hoa thán, hòe mễ thán, hòe giáp, hòe giao, hòe nhĩ, hòa nga,…

Tên khoa học: Sophora japonica Linn.

Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae)

Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hoặc sấy khô của cây hòe. Có khi người ta sử dụng cả quả hòe hay hòe giác (fructus Sophorae Japonocae)

Mô tả cây

Cây hòe là một loại cây cao to, cao từ 5 – 6m, có khi lên tới 25m, chia thành nhiều nhánh nhỏ, màu xanh lục. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le với nhau, lá dài từ 15 – 25 cm. Mỗi lá có từ 7 – 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, có dạng hình cánh bướm, màu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa hoa từ tháng 7 – 9.

               Cây hoa hòe có nhiều tên gọi khác nhau như hòe hoa, hòe mễ, hòe hoa mễ, hòa trần mễ

Phân bố

Trước đây cây hoa hòe mọ hoang ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta. Nhiều năm trở lại đây, cây được trồng khá nhiều. Vì trước đây người dân chỉ sử dụng hoa hòe để nấu cùng nước uống cho mát hoặc dùng để nhuộm màu vàng. Tuy nhiên khi nhu cầu thu mua tăng cao, người dân trồng ngày một nhiều hơn. Đặc biệt còn phục vụ cho xuất khẩu nên được trồng rất nhiều.

Giống cây này có thể trồng bằng cách dâm hạt hoặc dâm cành. Sau 3 – 4 năm mới bắt đầu thu hoạch. Cây sống lâu năm, càng những năm sau thu hoạch sản lượng càng tăng cao.

Thu hái và chế biến

Vào mùa hè, lúc quả chín bắt đầu thu hái hoa. Phải thu hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất. Sau khi thu hái, mang về phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).

Quả (Fructus sopharae Japonicae)

Mô tả dược liệu

Hoa hòe khô có hình viên chùy ở búp, nhỏ dần khi về cuống. Hoa hơi cong, đài búp có dạng hình chuông, màu vàng lục. Phía trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn. Với cánh hoa chưa trưởng thành, búp có dạng hình trứng tròn, có màu vàng đỏ. Nụ hoa có màu vàng ngà, không bị mốc, không bị cháy và không bị lẫn lộn với cuống lá hoặc tạp chất khác là loại tốt nhất.

Bào chế dược liệu

                            Cây hòe là một loại cây cao to, cao từ 5 – 6m, có khi lên tới 25m

Bảo quản dược liệu

Vị thuốc này rất dễ bị ẩm mốc do nhiệt độ bên ngoài. Do đó cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Trong hoa hòe có từ 6 – 30% rutin (rutozit). Ru-tin là một glucozit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola C15H10O7, glucoza và ramnoza.

Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hoặc màu trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu metylic và dung dịch kiềm, không tan trong ete clorofoc và benzene. Khi tan trong dung dịch kiềm, vòng cromon bị phá, dung dịch có màu vàng, nhưng tính chất không ổn định, thêm axit vào có thể kết tủa.

Tác dụng dược lý

Tac dụng cầm máu: Hoe hòe có khả năng rút ngắn thời gian chảy máu. Khi sao thành than thì có tác dụng mạnh hơn.

Tác dụng đối với hệ tim mạch: Thực nghiệm chích dịch hoa hòe vào tĩnh mạch của chó đã gây mê, huyết áp hạ. Chất dịch này còn làm hưng phấn đối với tim cô lập của ếch và gây trở ngại cho hệ thống dẫn truyền.

Tác dụng làm hạ mỡ trong máu: Hờ bì tố có khả năng làm giảm lượng giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol cửa động mạch và ở gan.

Tác dụng chống tiêu chảy: Thực nghiệm tiêm dịch hoa hòe vào ruột thỏ, quan sát thấy có kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch làm giảm tiêu chảy.

              quả hòe cũng được sử dụng làm thuốc như hoa. Công dụng và tính năng tương tự

2.Công dụng và liều dùng

Công dụng

Theo tài liệu cổ ghi lại, hoa hòe có vị đắng, tính bình, quả có vị đắng, tính hàn. Hoa vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng để chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết.

Trong dân gian sử dụng hoa làm thuốc cầm máu, sử dụng đối với những bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu.

Liều dùng

Ngày uống từ 5 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, ăn kém, chậm tiêu, địa tiện lỏng) không sử dụng vị thuốc này. Nếu cần phải sử dụng, cần phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.

                                   Cần bảo quản hoa hòe ở những nơi khô ráo, thoáng mát

3.Một số bài thuốc từ hoa hòe

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết (khi cơn sốt đã giảm nhưng còn xuất huyết nhẹ, chảy máu chân răng)

Nụ hòe 10g. Cho vào 3 bát nước, sắc đến khi còn 1 bát. Ngày uống 2 lần. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.

Bài thuốc trị chảy máu không cầm

Hòe hoa, Ô tặc cốt, liều lượng bằng nhau. Để một nửa sống nửa sao, tán thành bột mịn thổi trực tiếp vào chỗ chảy máu.

Bài thuốc trị lưỡi chảy máu không cầm

Hòe hoa tán thành bột mịn, xức vào vết thương.

Bài thuốc trị ho ra máu, khạc ra máu

Hòe hoa sao hơi vàng, tán thành bột mịn. Khi uống kết hợp với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ.

Bài thuốc chữa tiểu tiện ra máu

Hòe hoa sao, Uất kim (nướng). Mỗi thứ 1 lượng, mỗi lần tán 8g vưới nước sắc Đậu xị

Bài thuốc chữa đại tiện ra máu do nhiệt

Hoa hòe, trắc bá, kinh giới mỗi vị 10g. Cho 400ml nước vào, đun đến khi còn 100ml thì uống. Ngày uống 2 lần. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Bài thuốc trị lỵ ra máu, trĩ ra máu

Hòe hoa sao hơi vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 12g với rượu. Ngày uống 3 lần.

                                 Cây hoa hòe mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta

Bài thuốc trị rong kinh không dứt

Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống từ 8 – 12g cùng với rượu nóng trước khi ăn.

Bài thuốc trị băng huyết không cầm được

Hòe hoa 12g, hoàng cầm 80g. Tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 20g với 1 chén rượu.

Bài thuốc trị băng huyết, làm hạ huyết

Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g. Cho thêm 1 ít muối và 3 chén nước. Sắc đến khi còn nửa chén thì uống.

Bài thuốc chữa thổ huyết

Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán thành bột mịn, uống với nước sắc từ rễ Mao Căn.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Hoa hòe, lá sen mỗi thứ 10g, cúc hoa vàng 4g, ngó sen 5g. Cho vào 500ml nước, sắc đến khi còn 150ml. Ngày uống 2 lần. Uống liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa đau đầu do thay đổi thời tiết

Hoa hòe đã sao 10g, thảo quyết minh 20g, cúc hoa 5g. Hãm cùng với nước sôi, cho thêm đường khi uống. Uống thay nước trà hằng ngày.

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Hoa hòe 30g, bách thảo sương 15g. Tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.

 

 

 

 

Exit mobile version