Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Khiếm thực và những công dụng không phải ai cũng biết

Khiếm thực là vị thuốc được ít người biết đến bởi loại cây này không sinh sống và phát triển tại Việt Nam mà được nhập từ Trung Quốc sang. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ thấy vị thuốc này cực kì có ích trong đời sống hàng ngày, nhất là trong việc phục hồi sinh lực ở nam giới. Nhờ đó, hạnh phúc gia đình sẽ thêm phần bền chặt, dài lâu.

Cây khiếm thực là gì ?

Tên khoa học/ tên khác

Khiếm thực có tên khoa học là Euryale ferox Salisb, thuộc họ súng Nymphaeaceae. Ngoài ra, tại một số vùng miền, loài cây này còn được gọi với cái tên kê đầu, khiếm.

Người ta hay dùng hạt của cây khiếm thực phơi hoặc sấy khô lên để làm thuốc.

Mô tả cây

Khiếm thực là loại cây sống ở đầm ao, tương tự như súng, sen. Lá cây có hình tròn, nổi ở trên mặt nước, màu sắc của lá không đồng nhất: xanh ở mặt trên, tím ở mặt dưới. Hoa nở vào mùa hạ. Cành mang hoa thường trồi lên mặt nước. Tuy nhiên, hoa này nhanh tàn hơn hẳn sen, súng, sáng nở chiều đã héo. Quả của cây có hình cầu, chất xốp, màu tím hồng, hạt cây màu đen.

Cận cảnh loài cây khiếm thực

Mọc chủ yếu ở đâu?

Hiện nay, không có một tỉnh thành nào của Việt Nam có trồng cây khiếm thực. Vị thuốc này thường được nhập khẩu từ Trung Quốc. Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam là những tình thành có mật độ phân bố cây khá dày.

Thành phần hóa học

Hiện nay, chưa có quá nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của khiếm thực. Theo nghiên cứu trong bài Thực vật học tạp chí (Trung Quốc) thì loại hạt này giàu tinh bột và catalaza.

Ngoài ra, hệ dinh dưỡng thuộc Sở vệ sinh Trung ương cũng nghiên cứu về vị thuốc này và phát hiện ra tỉ lệ các hợp chất như sau: 4,4% protit, 0,2 chất béo, 32% hydrat cacbon, 0009% canxi, 0,11 photpho, 0,004% sắt và 0,006% vitamin C.

Thu hái chế biến

Mùa hè nở hoa thì khoảng tháng 9, tháng 10 quả sẽ chín. Người dân sẽ xay vỡ quả, sẩy lấy hạt, sau đó bỏ vỏ hạt tách lấy nhân đem đi sấy hoặc phơi khô làm thuốc. Thành quả thu được cần bảo quản trong hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Công dụng của cây khiếm thực

Khiếm thực là loại thuốc có vị ngọt, chát, tính bình. Tác dụng nổi bật bao gồm: bổ tỳ, ích thận, chỉ tả, sáp tinh. Ngoài dùng để ăn, người ta còn dùng khiếm thực để chữa di tinh, bạch đới đại tiện lỏng, tiểu tiện không chủ động,  chữa đau nhức dân thần kinh, tê thức, đau mỏi toàn thân, viêm ruột mãn tính,…

Vị thuốc này có công dụng rất tốt

Cách dùng cây khiếm thực

Tùy theo từng loại bệnh, khiếm thực sẽ được kết hợp với các loại thuốc khác nhau:

+ Bài thuốc trị hoạt tinh

Các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: khiếm thực, sa uyển tây lê, liên tử, liên tu mỗi vị 80g, long cốt, mẫu lệ mỗi vị 40g. Liên tử tán bột, nấu thành hồ, trộn chung với các vị thuốc còn lại (đã tán thành bột nhuyễn), tạo thành viên tễ. Liều lượng sử dụng thuốc là 16 – 20g/ngày.

+ Bài thuốc trị mộng tinh

Bạn đem tất cả các vị thuốc sau đi tán bột: Liên hoa nhụy 30g, khiếm thực, long cốt, ô mai nhục mỗi loại 60g. Lấy sơn dược đem đi chưng chín, loại vỏ, nghiền nát và trộn chung với thuốc bột, nặn thành viên tễ to bằng hạt đậu nhỏ. Bạn nên dùng thuốc này lúc đói, mỗi lần uống 30 viên với nước cơm là được.

+ Bài thuốc trị di tinh bạch trọ

Với khiếm thực, bạn đem giã nát, phơi hoặc sấy khô, tán nhuyễn thành bột, sau đó trộn chung với kim anh tử, nặn thành viên. Liều dùng cho mỗi ngày là 8 đến 12g.

+ Bài thuốc trị đới hạ do thấp nhiệt

Chỉ cần lấy khiếm thực, xa tiền tử và hoàng ba trộn chung, sắc uống, bệnh tình sẽ chuyển biến rõ rệt.

+ Bài thuốc trị đới hạ do tỳ thận hư

Với căn bệnh này bạn phải dùng 2 vị thuốc khiếm thức và sơn dược, đem đi sắc uống bệnh tình mới mong cải thiện.

+ Bài thuốc trị tiêu chảy mạn tính do tỳ hư

Tất cả các vị thuốc khiếm thực, đảng sâm, bạch truật, phục linh đi sắc với nước, uống đến khi chứng tiêu chảy dừng.

+ Bài thuốc trị tiểu đường

Chỉ cần bỏ 30g khiếm thực vào nấu chung với 80 – 120g gan heo là được.

+ Bài thuốc dành riêng cho người lớn tuổi, có các triệu chứng như: thận yếu, thường hay đi tiểu đêm, chân tay, lưng cổ nhức mỏi, phân lỏng, khó ăn.

Đem khiếm thực đi rửa sạch, loại bỏ hạt kém chất lượng, hư hỏng rồi phơi khô, sao vàng, tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần sử dụng 8 đến 10g bột nói trên uống với nước sắc phá cố chỉ và ích trí nhân (mỗi vị 6g) sức khỏe sẽ được cải thiện. Bài thuốc này mỗi ngày dùng 2 lần, sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cần phải sử dụng thuốc đúng cách

Khiếm thực tuy tốt nhưng không thể sử dụng bừa bãi, tùy ý. Thứ nhất, liều lượng thuốc cần vừa đủ bởi sử dụng quá nhiều sẽ gây khó tiêu. Thứ 2, những bệnh nhân bị táo bón, bí tiểu thì không nên sử dụng loại thuốc này. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và tìm mua thuốc tại địa chỉ tin cậy, uy tín. Như vậy, bệnh tình mới được chữa trị một cách triệt để và dứt điểm, tránh bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc.

Exit mobile version