Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Khổ sâm – cây thuốc quý cho bệnh nhân dạ dày

1/ Cây khổ sâm là gì?

Tên khổ sâm có nghĩ là sâm đắng được dùng để chỉ 3 vị thuốc có nguồn gốc và công dụng khá khác biệt như: hạt khổ sâm còn gọi là nha đảm tử, khổ luyện tử, là quả của cây dầu đâu rừng Brucea sumatrana thuộc họ khổ sâm (simarubaceae), khổ sâm cho lá Croton tonkinensis thuộc họ thầy dầu Euphorbiaceae và khổ sâm cho rễ (rễ của cây dã hòa – cây hòe mọc hoang) có tên khoa học là Sophora flavescens.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại khổ sâm thường dùng, dễ nhầm lẫn là Croton tonkinensis và Sophora flavescens.

a/ Tên khoa học, tên khác

Cây khổ sâm cho lá – tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep

– Khổ sâm cho lá: Cây có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Theo một số tài liệu y dược thì vị thuốc này còn có nhiều tên gọi khác nhau như khổ cốt (Bản Thảo Cương Mục), phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y Dược Thực), bạch hành, khổ quyển biển phủ, khổ tân, bạt ma, cầm hành, địa hòe, đồ hòe, hổ ma, khổ thức, kiêu hòe, dã hòe, địa cốt, lăng lang, thỏ hòe, lộc bạch, lục bạch, thủy hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), xuyên sâm (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), địa sâm (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).

– Khổ sâm cho rễ: Cây có các tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt, khổ sâm, tên khoa học là Sophora flavescens Ait (So- phora angustifolia Sieb et Zucc.), thuộc họ Đậu Fabaceae.

b/ Mô tả cây

– Khổ sâm cho lá: Cây nhỏ, ca khoảng 0,7 – 1m. Lá mọc so le nhưng gần như đối nhau,, có khi mọc thành vòng giả gồm khoảng 3 – 6 lá. Mỗi lá có phiến lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5 – 10cm, rộng 3cm. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót) nhưng mặt trên ít hơn mặt dưới. Khi phơi khô mặt trên lá có màu nâu đen, dưới có màu trắng bạc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, gồm cả hoa lưỡng tính hay đơn tính. Trong đó, hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị; hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hung hung đỏ, có một lớn lông trắng. Hạt hình trứng, có mỏ, màu nâu hung. Mùa ra hoa, kết quả là từ tháng 5 – 8 hàng năm.

– Khổ sâm cho rễ: Cây Sophora flavescens Ait là cây nhỏ cao từ 0,5 – 1,2m. Lá cây mọc so le, gồm 5 – 10 đôi lá chét. Lá chét hình mác dài 2 – 4,5cm, rộng 7 – 16mm. Vỏ cây màu vàng, rễ hình trụ. Hoa mọc thành chùm dài 10 – 20cm. Bông hoa có màu vàng trắng. Quả giáp dài 5 – 12cm, đường kính 5 – 8mm, phần đầu có mỏ dài chứa 3 – 7 hạt. Các hạt gần như hình cầu, màu đen.

Cây khổ sâm cho rễ – tên khoa học là Sophora flavescens Ait

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Khổ sâm có mọc ở một số tỉnh phía bắc của Việt Nam. Đặc biệt mọc nhiều ở khắp các tỉnh Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hà Bắc của Trung Quốc. Do đó, nước ta và nhiều nước trên thế giới đều phải nhập thảo dược này từ Trung Quốc.

d/ Bộ phận dùng

– Khổ sâm cho lá: Lá cây Croton tonkinensis Gagnep

– Khổ sâm cho rễ: Là rễ phơi hay sấy khô của cây Sophora flavescens Ait

e/ Thành phần hóa học

– Khổ sâm cho lá: Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

– Khổ sâm cho rễ: Trong rễ cây Sophora flavescens Ait, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các chất như: 2,5% chất ancaloid có tên matrin C15H24N20, oxymatrin C15H240,N2.H20 và sophocacpin C15H24N20.H20. Ngoài ra trong rễ cây còn chứa chất xytisin C11H14ON2. Trong đó, phần lá cây Sophora flavescens Ait có chứa 47mg% vitamin C, trong hoa thì có 0,12% tinh dầu.

Chất matrin tìm thấy trong Sophora flavescens Ait được các nhà khoa học Nhật Bản Nagai chiết xuất từ năm 1899. Matrin có nhiều dạng tinh thể và nhiều độ chảy khác nhau như 76-870 và 840. Chất này gơi tan trong ête, clorofooc, benzen, cồn, nước lạnh; ít tan trong nước nóng hơn trong nước lạnh, ít tan trong ête dầu hoả.

f/ Thu hái chế biến

– Khổ sâm cho lá: Thu hái lá tươi phơi hoặc sấy khô là được. Đặc biệt, lá cây nên thu hoạch vào lúc cây sắp ra hoa. Vì đây là thời điểm lá cây tốt nhất.

– Khổ sâm cho rễ: Với Sophora flavescens Ait thu rễ làm thuốc thì mọi người chỉ cần thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm vào trong nước vo gạo 1 đêm, rửa sạch, để trong khoảng 3 giờ rồi mới thái lát, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Khổ sâm cho rễ thường được sơ chế bằng cách hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô

2/ Công dụng của khổ sâm

– Khổ sâm cho lá: Cây khổ sâm cho lá – Croton tonkinensis Gagnep có khả năng trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu. Theo y học cổ truyền, khổ sâm cho lá có vị đắng, tính hàn, không độc, vào kinh can, thận, đại trường, tiểu trường. Thuốc có khả năng chống nấm, kháng sinh, ức chế ký sinh trùng sốt rét, kháng khuẩn, kháng ung thư.

– Khổ sâm cho rễ: Rễ cây có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, sát khuẩn, trị táo thấp. Trong y học cổ truyền Sophora flavescens Ait được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như nhiệt lỵ, thấp chẩn (eczema), mụn nhọt, lở ngứa, tiện huyết, xích bạch đới…. Thuốc cũng rất hiệu quả trong việc chống sán lãi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mạn tính và cấp, chống sốt và ẩm ướt cơ thể, eczema, tiêu chảy cấp, nhiễm trùng roi âm đạo.

Đây cũng là vị thuốc chính để chống rối loạn nhịp tim. Bởi các hợp chất trong Sophora flavescens Ait có thể làm hạ thấp nhịp tim, làm giảm tính kích thích cơ tim và tăng thời gian dẫn truyền tim. Tác dụng này của Sophora flavescens Ait không bị ảnh hưởng bởi atropin hay tác nhân beta – adrenergic.

Ngoài ta, các nghiên cứu cũng chi ra rằng một hợp chất khác từ Sophora flavescens Ait là D-matrin có thể chống rối loạn nhịp tim, tăng lượng bạch cầu và đã biểu hiện bản chất chống vi khuẩn và chống ung thư. Thảo dược này còn ức chế quá trình tổng hợp protein vi rútt gây ra giảm sự sao chép vi rút. Trog khi đó, dẫn xuất của matrin cũng có tác dụng chống viêm nhiễm và ức chế định thấm mao mạch bởi histamin.

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng khổ sâm

Do có nguồn gốc khác nhau nên công dụng và liều dùng khổ sâm cũng có sự khác biệt. Mọi người có thể tham khảo thêm các bài thuốc từ khổ sâm dưới đây để hiểu thêm về vị thuốc này.

– Khổ sâm cho lá:

+ Trị tâm và phế tích nhiệt: Nếu tâm và phế tích nhiệt, thận có phong độc tấn công làm cho ngoài da, khủy tay bị ngứa, thâm chí lở loét, chảy nước vàng thì có thể áp dụng bài Khổ sâm hoàn – Hòa Tễ Cục Phương. Theo đó, người bệnh cần lấy lá khổ sâm 3,2kg, kinh giới (bỏ cành) 1,6kg. Đem cả 2 vị thuốc tán bột, trộn với nước hồ thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước trà hoặc nước sắc kinh giới, sau bữa ăn

+ Chữa đau dạ dày: Khổ sâm Croton tonkinensis Gagnep được chú ý trong nhiều năm gần đây do được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau dạ dày. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc gồm lá khổ sâm Croton tonkinensis 12g, lá bồ công anh Lactuca indica 20g, lá khôi Ardisia sylvestris 50g. Cho vào nồi, thêm 600ml nước vào sắc và cô còn chừng 200ml, chia thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày là 1 liệu trình, hết 1 liệu trình nghỉ 3 ngày. Cứ uống liên tục cho đến khi hết đau thì uống thêm một tuần nữa. Với người hay ỉa lỏng thì có thể thêm 3 lát gừng sống vào đơn thuốc. Nếu sắc khổ sâm riêng thì có thể áp dụng liều 24 – 40g lá khô sao vàng, thêm 600ml nước (khoảng 3 bát con), sắc còn 1 bát (200ml). Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày, nên uống trước khi ăn cơm 15 phút hoặc nửa giờ.

Khổ sâm cho lá giúp chữa bệnh dạ dày hiệu quả

+ Chữa đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu: Lá khổ sâm, dây ngấy hương, đều phơi khô. Mỗi lần lấy mỗi thứ một nắm (khoảng 30 – 40g), thêm 3 lát gừng, sắc uống. Hoặc thường dùng 2 thứ lá trên sắc lấy nước uống nước thay trà.

+ Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: Hái mấy lá khổ sâm, nhai với vài hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.

+ Chữa kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài: Dùng lá khổ sâm và lá phèn đen mỗi thứ khoảng một nắm sắc uống. Hoặc cũng có thể lấy lá khổ sâm, nhọ nồi, lá mơ lông, rau sam mỗi vị 10 g sắc uống ngày 1 thang. Hay áp dụng bài thuốc Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam gồm khổ sâm 16g, hương phụ 10g, vỏ quít 6g, củ sả 6g, gừng 3 lát, sắc uống.

+ Chữa khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Người bệnh có thể dùng lá khổ sâm, lá đắng cay, kinh giới, lá trầu không nấu nước xông và tắm rửa. Nếu mặt ngứa như kim đâm thì có thể dùng bài Phổ Tế phương gồm Croton tonkinensis Gagnep 640g, đông qua tử 160g, xích thược 160g, huyền sâm 80g. Đem tất cả tán thành bột. Mỗi lần dùng 4g xoa vào mặt.

+ Trị bạch điến phong: Có thể dùng bài Bạch Điến Phong Tửu – Thế Y Đắc Hiệu phương gồm các vị khổ sâm 2,8kg, thích vị bì 1 cái, lộ phòng phong (tổ ong) 150g. Thái thuốc ra thành phiến, cho vào nồi với 3 bát nước sắc còn 1 bát, bỏ cặn, chỉ lấy nước cốt. Cho thêm 2,5 lít rượu vào và 3 bát gạo nếp vào. Nấu thành rượu, mỗi lần uống 1 – 2 ly nhỏ, uông ấm, trước bữa ăn.

+ Trị vẩy nến: Theo cuốn sách Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, người bệnh vẩy nến có thể dùng bài thuốc khổ sâm 15g, kim ngân 15g, huyền sâm 15g, sinh địa 15g, thương nhĩ tử 15g. Đem tất cả các vị thuốc tán bột, làm viên. Ngày uống 20 – 25g.

+ Trị tử cung sa: Người bệnh có thể chuẩn bị khổ sâm 10g, bồ công anh 10g, thổ phục linh 10g, phèn phi 25g. Sắc lấy nước rửa âm đạo, cách ngày làm 1 lần.

– Khổ sâm cho rễ:

+ Chữa bệnh tim: Áp dụng bài thuốc Khổ sâm long thảo. Bài thuốc này chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khổ sâm 30g, ích mẫu 30g, chích thảo 6g. Cho tất cả vào nồi sắc uống ngày 1 thang. Khi sắc cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc cũng có thể lấy khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g), chích cam thảo 2g, ngọc trúc 30g, sinh hoàng kỳ 20g, sinh tử thanh 60g (sắc trước). Cho 600ml nước vào nồi, sắc còn 200ml chia thành 3 lần uống trong ngày.

+ Chữa bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim: Chuẩn bị khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Đem các vị thuốc đi xay mịn làm thành viên. Mỗi viên nặng 0,5g, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 viên.

+ Chữa sốt quá hoá điên cuồng: Đem khổ sâm tán thành bột, thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên. Có thể dùng nước sắc bạc hà làm thang chiêu thuốc.

+ Thuốc chữa lỵ: Khổ sâm Sophora flavescens Ait đem sao vàng tán nhỏ. Ngày uống 3 lần sẽ chữa lỵ ra máu rất hiệu quả.

Exit mobile version