Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Khu phong hóa thấp bằng ngũ gia bì

1/ Cây ngũ gia bì là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Ngũ gia bì còn được gọi là xuyên gia bì, thích gia bì, ngũ gia bì gai. Cây có tên khoa học là Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L) Merr, thuộc họ khoa học ngũ gia bì Araliaceae.

Tên gọi ngũ gia bì bắt nguồn từ việc lá cây có 3 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ sử dụng phần vỏ rễ làm thuốc. Do đó, vị thuốc ngũ gia bì (Cortex Acanthopanicis) là vỏ rễ phơi khô của cây. Ngoài ra, tên ngũ gia bì còn dùng để chỉ một số vị thuốc khác nên người dùng cần chú ý kỹ, tránh nhầm lẫn.

b/ Mô tả cây

Ngũ gia bì là một cây nhỏ, cao chừng 2 – 3m, có rất nhiều gai. Lá cây mọc so le, là lá kép chân vịt có từ 3 – 5 lá chét. Các lá có hình bầu dục hoặc hơi thuôn dài, thót lại ở phần cuống, đầu nhọn, mỏng, mép lá có các răng cua to. Riêng cuống lá thì dài từ 4 – 7cm.

Cây ngũ gia bì có lá kép chân vịt

Hoa hình thành tán ở đầu cành, mọc khác gốc. Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả thuộc dạng quả mọng, hình cầu, có đường kính chừng 2,5mm. Đến khi chín quả sẽ chuyển sang màu đen.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta. Trong đó phổ biến nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Tây cũ (nay là ngoại thành Hà Nội), Tuyên Quang. Cây cũng mọc ở một số tỉnh của Trung Quốc như Quảng Châu, Tứ Xuyên.

d/ Bộ phận dùng

Vỏ rễ – Cortex Acanthopanicis

e/ Thành phần hóa học

Chưa có công trình nghiên cứu quy mô nào được thực hiện với cây ngũ gia bì ở nước ta. Tuy nhiên, loại ngũ gia bì Trung Quốc hái từ cây Ancanthopanax gracistylus W.W Smith (cùng họ) có chứa một chất thơm là 4 métoxysalixylandehyt và một số acid hữu cơ.

Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào được áp dụng với ngũ gia bì trong nước

Trong rễ và thân cây Eleutherococcus senticosus Maxim, Acanthopanax senticosus (Rupr. Et Maxim)., Harms lại chứ nhiều heterozit. Trong đó, phần rễ chứa 0,6 – 0,9%, phần thân chứa 0,6 – 1,5%.

Rễ cây còn chứa eleutherozit I, K, L và M (C.A 1972, 76, 59965r và Index Chemicus, 1972, 45, 190217). Ngoài ra, nó cũng chứa senticozit A, B, C, D, E và F có genin là axit oleanic (C.A, 1970, 73 12774 le, C.A 1972, 76, 70053n).

f/ Thu hái chế biến

Để chế biến thành Cortex Acanthopanicis. Người ta thường đào lấy rễ cây vào mùa hạ hoặc mùa thu, tách lấy phần vỏ rễ, bỏ phần thân gỗ rồi phơi khô là được. Khi dùng có thể dùng sống hoặc sao vàng sắc uống. Vị thuốc này thường là những cuộn ống nhỏ (vỏ rễ cây khi phơi khô thường cuộn vào). Các ống này dày chừng 1mm, dài ngắn không đều, vỏ ngoài có màu nâu nhạt, hơi bóng với những nếp nhăn, phần bì khổng dài, mặt trong màu xám trắng. Vị thuốc này khá dai, mặt phẳng có những điểm màu vàng nâu.

2/ Công dụng của cây ngũ gia bì

Theo tài liệu cổ: ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận. Thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hoá thấp, tiêu thũng, trục ứ, thông dương khí, tư bổ can thận, bổ tỳ dương, giảm đau nhức, tăng cường sức bền của cơ bắp. Do đó, thường chủ trị đau lưng, tê chân, yếu chân, trẻ 3 tuổi chưa biết đi nam giới âm suy (dương sự bất cử), nữ giới mắc bệnh phụ khoa. Thuốc dùng ngâm rượu uống rất tốt.

Ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây ngũ gia bì

Vị thuốc này thường được dùng theo liều ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Mọi người có thể áp dụng các đơn thuốc có ngũ gia bì như:

– Rượu ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Cho rượu và thuốc vào hũ ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau 10 ngày bắt đầu dùng với liều lượng một cốc con vào buổi tối trước bữa cơm chiều. Loại rượu này chữa đau người, đau lưng, đau xương rất tốt.

– Đơn thuốc dùng cho phụ nữ: Chuẩn bị Cortex Acanthopanicis, mẫu đơn bì, xích thược, dương quy mỗi vị 40g. Đem tất cả tán nhỏ. Ngày uống hai lần, mỗi lần khoảng 4g. Bài thuốc này rất tốt với những người phụ nữ bị lao lực, hay mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không thiết ăn uống.

– Chữa tỳ vị hư nhược, chân tay yếu mềm: Nên lấy ngũ gia bì 16g, đinh lăng 16g, quy 16g, biển đậu 16g, bạch truật 16g, sinh khương 6g, táo tàu 5 quả, cao lương khương 10g, trần bì 10g, hoài sơn 12g. Cho vào nồi thêm 1.800ml nước. Sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

– Chữa dày da bụng do thấp tỳ: Ngũ gia bì 16g, lá đắng 16g, bạch truật 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, ngấy hương 16g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngũ gia bì chữa thần kinh vai cổ do hàn thấp hiệu quả

– Chữa đau thần kinh vai cổ do hàn thấp: Ngũ gia bì 16g, rễ cỏ xước 16g, quế 10g, kiện 10g, thổ linh 16g, tang ký sinh 16g, tế tân 6g, cố chỉ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang để trừ phong hàn, thông hoạt kinh lạc, giảm đau.

– Chữa các khớp sưng đau kéo dài, vận động khó khăn: Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 16g, bưởi bung 16g, cát căn 16g. Cho vào nồi đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát, chia thành 2 lần uống trong ngày.

– Chữa chứng thống phong: Nếu thấy các khớp sưng đau đột ngột, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi thì nên lấy ngũ gia bì 16, trinh nữ 16g, rễ cỏ xước 20g, bồ công anh 16g, kinh giới 16g, nam tục đoạn 16g, tất bát 12g, cát căn 16g, đơn hoa 16g, đinh lăng 16g, cà gai leo 16g, quế 10g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Thận dương suy tổn, nhức mỏi xương khớp: Ngũ gia bì 16g, thục địa 12g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, hắc táo nhân 16g, liên nhục 12g, đương quy 16g, cẩu tích 12g, khởi tử 12g, cam thảo 11g, xuyên khung 10g, quế tốt 10g. Các vị thuốc thái nhỏ cho vào bình sành, đổ ngập nước để ngâm. Sau khoảng 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 40 – 50ml, chia thành 2 lần uống trước bữa ăn. Bài thuốc này ó khả năng bổ tâm thận, kích thích lưu thông khí huyết, tăng cường sinh lực rất tốt.

– Chữa viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị: Ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, bạch linh 10g, xa tiền 10g, đinh lăng 16g, quế 6g, bạch truật 12g, trần bì 10g. Cho vào nồi với 4 bát nước, sắc còn 2 bát, chia thành 2 lần uống trong ngày.

– Chữa nam giới bị yếu sinh lý: Ngũ gia bì 16g, thục địa 12g, khởi tử 12g, cẩu tích 12g, tần giao 10g, hạt sen 12g, thỏ ty tử 16g, nhục thung dung 10g, phòng sâm 16g, phá cố chỉ 10g, cam thảo 10g, đổ nước 1.800ml. Sắc lọc bỏ bã lấy 400ml chia 2 lần uống trong ngày.

– Chữa phù thận: Ngũ gia bì 16g, bào khương 10g, hương nhu trắng 16g, ngải diệp (lá ngải cứu khô) 16g, đinh lăng 20g, quế 10g, bông mã đề 16g, cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang, 1 liệu trình kéo dài  7 – 8 ngày. Bài thuốc có tác dụng bổ thổ ôn bổ tỳ thận, tiêu thũng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên lưu ý là uống thang này người bệnh sẽ đi tiểu nhiều để hết phù.

– Sản phụ phù nề sau khi sinh: Chuẩn bị gũ gia bì 16g, tô mộc 20g, hồng hoa 10g, đinh lăng 20g, uất kim (nghệ vàng) 12g, ích mẫu 16g, đan sâm 16g, bạch truật 12g, xa tiền 10g, quế 10g, trần bì (vỏ quýt) 10g. Cho thuốc vào nồi, đổ thêm 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có công dụng hoạt huyết tiêu ứ. Do đó, bệnh nhân uống thang này sẽ hết phù.

Exit mobile version