Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Long nhãn, vị thuốc bổ kỳ diệu cho sức khỏe con người

Long nhãn là vị thuốc nam được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bồi bổ cơ thể. Ngoài khả năng tăng cường sức khỏe cây thuốc này còn có thể điều trị chứng hoảng loạn, hay quên, giúp cho giấc ngủ của bạn được ngon hơn, hệ tim mạch hoạt động tốt hơn. Vậy Long nhãn được chế biến như thế nào ? Cách sử dụng ra sao? Để giải đáp câu hỏi này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!

1.Một số thông tin về cây

Tên gọi và nguồn gốc

Long nhãn hay còn có tên gọi khác là Lệ chi Nô, Á lệ Chi, Ích trí quả, Long Mục, Quỷ nhãn, Viên nhãn, Mộc đạn, Quế nguyệt, Quế viên, Quế vân nhục, Nguyên nhục, Yến noãn, Mật bì, Lệ thảo, Long nhãn cẩm, Long nhãn cân,…

Tên khoa học là Euphoria longana Lamk. Thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae).

Long nhãn nhục (Arillu Longanae) là áo hạt phơi hoặc sấy khô nửa chừng quả quả long nhãn. Theo cách hiểu dân gian, Lệ chi là quả vải, Nô là người hầy cận, vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận đi theo chủ nhân của mình. Do đó có tên là Lệ chị nô. Một số địa phương khác lại cho rằng: Long là rồng, nhãn là mắt. Vì quả có hình dạng như mắt rồng nên nó được gọi là Long nhãn.

Sách “Thần Nông bản thảo kinh” gọi là Ích trí quả vì thứu quả này có tác dụng dưỡng huyết ích trí hiệu quả. Bởi vì nhãn thường chín vào tháng 8 âm lịch nên người xưa thường gọi là Quế nguyệt. Xuất phát từ đặc điểm quả nhãn hình tròn nên còn được gọi là Quế viên.

Mô tả cây

Nhãn được biết đến nhiều là loại cây ăn quả thơm ngon đồng thời đây cũng là một cây thuốc nam quý. Cây nhãn có độ cao từ khoảng 5 – 7m. Lá rườm rà, thân cây có lớp vỏ xù xì, có màu sắc hơi sám. Cây có nhiều cành, nhiều lá um tùm, luôn xanh tươi, ít khi héo rụng như lá các cây khác. Lá thường mọc so le nhau, kép hình lông chim, có từ 5 – 9 lá chét hẹp. Chiều dài của lá từ 7 – 12cm, chiều rộng từ 2,5 – 5cm. Hoa nở vào mùa xuân, từ các tháng 2 – 3 – 4 hoa có màu vàng nhạt, thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc ở các kẽ lá. Có 5 – 6 đài có răng, 5 – 6 tràng, 6 -10 nhị, bầu từ 2 – 3 ô. Quả có lớp vỏ nhẵn, màu vàng nhạt. Hạt đen nhánh, có lớp áo hạt màu trắng bao bọc bên ngoài.

Long nhãn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc

Phân bố, thu hái và chế biến

Ngày nay, cây nhãn được trồng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là ở các tỉnh miền Bắc. Nối tiếng nhất vẫn là nhãn Hưng Yên. Hầu hết mỗi gia đình nông thôn miền Bắc đều trồng ít nhất 1 cây nhãn trong vườn. Ngoài ra, người ta còn phát hiện nhãn mọc ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ấn Độ. Các nước này thường thu hoạch nhãn vào tháng 7, tháng 8. Ở Việt Nam, thu hoạch sớm hơn, thường bắt đầu từ tháng 5 – 6.

Nhãn sau khi được mua về, giữ nguyên cả chùm cả vỏ, sau đó nhúng vào nước sôi khoảng 1 – 2 phút (nếu để lâu quá sẽ làm cho lớp vỏ bị nứt), giữ nguyên cả chùm, ban ngày phơi nắng, ban đêm sấy khô (khoảng độ 36 – 42 giờ cho đến khi khô vừa phải), lắc thử quả nhãn nếu nghe tiếng lóc cóc là được. Bước tiếp theo là bóc vỏ nhãn, bỏ hạt, lấy cùi đem sấy  cho đến khi cầm không dính tay là được. Sấy tới khi độ ẩm dưới 18% . Nhiệt độ sấy không vượt mức 50 – 60 độ. Long nhãn khi được chế biến xong để lâu sợ có hiện tượng nhiễm trùng, do đó cần chưng cách thủy khoảng 3 giờ, sau đó tiếp tục sấy cho gần khô. Nếu sử dụng làm thuốc hoàn thì giã nát cùng với bột thuốc khác hoặc nấu cho nhừ, lấy phần nước đặc, bỏ bã, cô đặc cùng với mật, luyện thành thuốc hoàn. Thông thường 100kg quả tươi cho ra 10 – 12kg long nhãn. Cần bảo quả sản phẩm nơi khô mát, đóng gói và để trong các thùng kín.

Hiện nay, cây nhãn là là một trong những cây ăn quả chính được trồng nhiều ở nước ta vì nó có giá trị kinh tế cao, hằng năm tiền thu được từ việc bán nhãn khoảng từ 3 – 5 triệu/cây. Nhiều thương hái thu hái nhãn cho các chợ nông sản và bán sang Trung Quốc với giá thành khá cao.

Phân loại quả

Sách “Trung dược thư thoại” thời xưa cho biết, người ta phân loại nhãn theo kích thước. Loại có kích thước to gọi là “Hổ nhãn” (nghĩa là mắt hổ). Loại quả có kích thước trung bình gọi là “Long nhãn” (nghĩa là mắt rồng). Loại quả nhỏ hơn gọi là “Nhân nhãn” (nghĩa là mắt người). Loại có kích thước bé nhất là “Quỷ nhãn” (nghĩa là mắt quỷ). Để chế thành vị thuốc Long nhãn, chỉ sử dụng loại quả có kích thước trung bình.

Nhãn ở Việt Nam có nhiều loại. “Nhãn lồng” là loại có cùi dày và mọng nhất. Gọi là nhãn lồng, vì khi quả gần chín người ta phải dùng lồng tre hoặc lồng nứa bao kín, để ngăn cho khỏi bị chim hoặc dơi ăn. Nhãn lồng là nguyên liệu chủ yếu để chế ra Long nhãn nhục.

Nhãn ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau: “ Nhãn trơ” có cùi rất mỏng sẽ không chế được long nhãn. “ Nhãn nước” cùi rất nhiều nước thì có thể chế được long nhãn nhưng chất lượng kém, mất nhiều công sức (18 – 20kg nhãn tươi mới có thể chế được 1kg long nhãn). “ Nhãn lồng” (Khi quả nhãn gần chín, người ta thường lồng tre, nứa để tránh bị chim, dơi ăn), loại này cùi rất dày và mọng nước, là nguyên liệu chủ yếu để chế ra Long nhãn.

Hình ảnh quả Long nhãn

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Nguyên liệu chính là lớp cùi của quả. Ngoài ra các bộ phận khác như vỏ quả, hoa, lá, vỏ thân cây, rễ cây đều có thể sử dụng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong cùi nhãn tươi có chứa 77,15%  nước, 0,01% độ tro, 0,13% chất béo, 1,47% protit, 20,55% hợp chất có nitơ tan trong nước, 12,25% đường sacaroza, Vitamin A và B.

Trong cùi khô của Long nhãn nhục có chứa 0,85% nước, 79,77% chất tan trong nước, 19,39% chất không tan trong nước, 3,36% độ tro, 26,91% phần tan trong nước có glucoza, 0,22% sacaroza, 1,26% axit taetric, 6,309% chất có nitơ.

Hạt nhãn có chứa tinh bột, chất béo và tanin, saponin.

Trong chất béo có chứa các axit xyclopropanoit và axit dihydrosterculic khoảng 17,4%.

Trong lá nhãn có chứa quexitrin, quexitin, tanin, ngoài ra còn chứa β-sitosterol, epifriendelanol, friedelin và hentriacontanol.

Tác dụng dược lý

Theo Trung Dược Học, vị thuốc này có tác dụng chống nấm, sau khi tiến hành thí nghiệm nước ngâm Long nhãn trong ống nghiệm đã cho thấy nước ngâm này có tác dụng làm ức chế nha bào của nấm.

Theo Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí năm 1989, 14 (6): 365 cho biết vị thuốc này có tác dụng kháng phóng xạ. Người ta tiến hành thí nghiệm bằng cách cho Long nhãn nhục hợp kết hợp với Cáp giới. Một 1ml thuốc có chứa 1g Long nhãn nhục và 0,5g Cáp giới. Tiếp theo cho chuột uống với liều lượng 20ml/kg, uống liên tục trong vòng 10 ngày, thấy có tác dụng tăng sức đề kháng. Uống 15 ml/kg liên tục trong 14 ngày, thấy huyết áp có dấu hiệu trở lại trạng thái bình thường. Uống 15 ml/kg liên tục trong 10 ngày, quan sát thấy chuột khỏe mạnh, tươi tỉnh như ban đầu. Uống 20ml/ka liên tục trong 7 ngày, trọng lượng của chuột có xu hướng tăng.

2.Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm thực phẩm, Long nhãn nhục là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được. Ngày sử dụng từ 9 – 10g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Theo tài liệu cổ, long nhãn có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, giúp an thần, ích trí. Có thể dùng để chữa trị  huyết hư sinh hay quên, hay hồi hộp, mất ngủ .

Hạt nhãn hay còn có tên gọi khác là long nhãn hạch, có vị chát, có tác dụng làm giảm đau, cầm máu hiệu quả, chữa các chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số bệnh ngoài da như đứt chân tay, chốc lở,… Để sử dụng hạt nhãn làm thuốc cầm máu làm như sau: Cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng, tán bột sau đó rắc lên những vết thương chảy máu, nếu chữa vết bỏng thì kết hợp với dầu rồi bôi lên vết thương.

Hình ảnh vị thuốc Long nhãn

Hoa nhãn hay còn gọi là long nhãn hoa, sắc cùng nước có thể chữa chứng bí tiểu tiện.

Vỏ quả nhãn hay còn gọi là long nhãn xác, có vị ngọt, không độc, tính ấm, đi vào Kinh phế có khả năng  trừ phong, chữa trị chứng chóng mặt, cũng có thể điều trị vết bỏng và vết thương ngoài da.

Lá nhãn hay còn được gọi là Long nhãn diệp có tính bình, vị nhạt, dùng để chữa trị cảm mạo, sốt rét, và có thể an thai.

Vỏ cây nhãn hay còn gọi là long nhãn thụ bì, có tác dụng đinh sang (trị mụn nhọt), trị cam tích.

Rễ cây nhãn hay còn gọi là Long nhãn căn có cị chát, đắng, có tác dụng chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ, trị giun chỉ.

3.Đối tượng sử dụng

Long nhãn có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên một số trường hợp sau không nên sử dụng:

4.Một số bài thuốc từ Long nhãn

Bài thuốc chữa trị các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc:

Long nhãn 50g, Cao ban long 40g. Sắc long nhãn với nước, Cao ban long thái nhỏ cho vào nước sắc Lonh nhãn. Đun nóng để hòa tan. Sau đó để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 10g cao.

Bài thuốc chữa các chứng tư lự quá độ, buồn bực không ngủ, hay quên:

Long nhãn, hoàng kỳ (trích), táo nhân (sao lên), cam thảo (trích) mỗi vị 4g, mộc hương 6g, 3 lát gừng, 1 quả táo đỏ. Sắc lấy nước uống, uống khi nước đang nóng.

Bài thuốc chữa trị khe ngón chân lở ngứa:

Hạt nhãn cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng, phơi khô rồi nghiền thành bột, rắc vào vết lở.

Bài thuốc điều trị mất ngủ, kém ăn, nhanh mệt:

Long nhãn, Kỷ tử mỗi thứ 15g, hoài sơn (củ mài) 20g, hạt sen 10g. Sắc cùng với 700ml nước để uống. Uống hằng ngày.

Hình ảnh cành và quả nhãn

Bài thuốc trị mất ngủ, hay quên, hồi hộp:

Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật mỗi vị 12g, Đương qui 8g, Viễn chí 6g, Mộc hương, Chích thảo mỗi vị 4g. Sắc thành nước uống, có thể cho thêm Đại táo và gừng tươi.

Bài thuốc ôn bổ Tỳ vị, trợ tinh thần:

Long nhãn nhục ngâm cùng rượu trong vòng 100 ngày thì có thể uống. Uống hằng ngày.

Bài thuốc trị Tỳ hư, tiêu chảy:

Long nhãn khô 14 trái, 3 lát Sinh khương. Sắc cùng nước rồi uống.

Bài thuốc chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể:

Long nhãn, hồng táo, lạc nhân mỗi thứ 15g, hạt sen 20g, gạo nếp 50g. Cho tất cả vị thuốc trên vào nồi để nấu cháo. Ngày ăn 2 lần vòa buổi sáng và buổi tối. Sử dụng liên tục trong vòng 10 – 15 ngày.

Bài thuốc an thần, bổ tâm:

Long nhãn, táo tàu, liên nhục, táo nhân, hoài sơn mỗi thứ 200g, cam thảo 130g, lá vông nem 150g. Cách làm như sau: Đầu tiên, cho Long nhãn, táo tàu và lá vông nem nấu thành cao lỏng, tiếp theo sao giòn Liên nhục, táo nhân, hoài sơn rồi tán nhỏ, rây bột mịn. Cuối cùng trộn cao và bột cho thật đều, làm bằng viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 20 – 40 viên.

Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ:

Long nhãn, Toan táo nhân mỗi thứ 9g, khiếm thực 15g. Sắc lấy nước uống, uống trước khi đi ngủ.

Bài thuốc chữa thiếu máu, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi:

Long nhãn, Thục địa mỗi thứ 16g, Hoàng kỳ, đương quy mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày uống 1 tháng chia 2 lần, uống khi thuốc còn ấm. Dùng liên tục từ 10 – 15 ngày.

Hình ảnh trà Long nhãn

Bài thuốc trị mệt mỏi, đau mỏi lưng gối:

Long nhãn 15g, gạo tẻ 50g, hạt dẻ 10 – 20 hạt, một ít đường. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nhân rồi nấu cháo với gạo tẻ, khi cháo sôi cho long nhãn vào, tiếp tục đun sôi. Khi ăn cho thêm đường.

Bài thuốc an thần, giải nhiệt:

Long nhãn và hạt sen với liều lượng bằng nhau. Cách làm như sau: Đầu tiên hạt sen lột vỏ, lấy nhân tim rồi luộc chín. Long nhãn ngâm cùng với nước trong vòng 10 phút cho nở mềm. Cho vào nước luộc hạt sen một ít nước lã sao cho đủ 1 lít nước. Sau đó cho thêm đường, tiếp tục đun cho đến khi sôi, cho hạt sen và long nhãn vào đun liu riu lửa khoảng 10 phút là có thể sử dụng được.

Bài thuốc trị ra nhiều mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ:

Long nhãn 30g, Hồng táo 15g. Sắc lấy nước uống hằng ngày hoặc có thể ăn cả cái.

Bài thuốc bồi bổ sức khỏe sau bệnh nặng kéo dài:

Long nhãn, sơn dược mỗi thứ 20g, 1 con ba ba nhỏ. Ba ba làm sạch, sau đó cho 2 vị thuốc trên vào, thêm gia vị, nấu cách thủy. Tuần ăn từ 2 – 3 lần.

Hình ảnh quả nhãn được bóc vỏ

Ngoài ra người còn còn sử dụng Long nhãn để ngâm rượu. Trong dân gian thường gọi là Rượu trường thọ. Rượu này có tác dụng kéo dài tuổi thọ, bồi bổ khí huyết, chữa suy nhược do lao động trí óc quá độ với triệu chứng tim đập dồn dập, hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiểu tiện xuất huyết,…

Nguyên liệu cần có: Long nhãn nhục 250g, Cúc hoa, đương quy mỗi thứ 50g, Kỷ tử 100g, toan táo nhân 30g. Ngâm cùng 2 lít rượu trắng trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén con nhỏ.

 

 

Exit mobile version