Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Mách bạn những công dụng của đậu khấu

1/ Cây đậu khấu là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Cây đậu khấu còn gọi là bạch đậu khấu, viên đậu khấu, tên khoa học là Amomum cardamomum L, thuộc họ khoa học Gừng Zingiberaceae.

Ngoài Amomum cardamomum L, còn có một số loài cùng được gọi với tên đậu khấu như: Cây Amomum krervanh Pierre, cây Amomum Repens Sonner, cây Elettaria cardamomum Maton (cân này còn được gọi là tiễn đậu khấu), cây Alpinia sp. (cây này còn được gọi gọi là Thổ hương khấu. Thường mọc hoang ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc).

Vị thuốc đậu khấu (Fructus Amomi cardamomi hay Fructus Cardamomỉ rotundi) chính là phần quả chính phơ hay sấu khô của cây đậu khấu. Vọi thuốc này còn có nhiêu tên gọi khác như: Bà khấu, Bạch khấu nhân, Khấu nhân, Tử đậu khấu, Bạch khấu xác, Đới xác khấu, Đa khấu, Đông ba khấu, Xác khấu.

b/ Mô tả cây

Đây là loại cỏ mọc lâu năm, cao khoảng 2 – 3m. Thân rễ có vẩy, nằm ngang to bằng ngón tay. Từ thân rễ có những trụ mang lá và trục mang hoa và quả ló lên mặt đất. Thân mang những lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu. Mỗi lá có thể dài tới 55cm, rộng 6cm với mặt trên nhẵn, mặt dưới có vài lông rải rác, bẹ lá nhẵn, lưỡi bẹ rất ngắn, có khía.

Đậu khấu là loại cỏ mọc lâu năm, cao khoảng 2 – 3m

Cụm hoa hình bông mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, cảu cuống hoa và hoa dài khoảng 8cm. Phần cuống chung của cụm hoa ngắn, mang 3 – 5 hoa, ở nách những lá bắc nhỏ hình trái soan. Hoa đậu khấu có màu trắng tím, vàng hoặc điểm tím, cuống hoa ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hoa thì có hình ống nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù với thùy giữa hơi dài rộng hơn, lõm hơn. Cánh hoa là cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn đến 4cm, màu tím trắng, đường kính l,5cm.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Đậu khấu mọc hoang và được trồng ở cả Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Xrilanca, Nam Mỹ. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở vùng thượng du bắc bộ như Cao Bằng, Lào Cai. Trước đây phần lớn đậu khấu dùng ở nước ta phải nhập. Tuy nhiên, hiện cây đã bắt đầu được trồng ở một số vùng với quy môt nhỏ.

d/ Bộ phận dùng

Hạt quả và hoa.

e/ Thành phần hóa học

Trong đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là là các hợp chất thuộc nhóm monoterpen như: cineol, camphen, p.cymen….

Trong hạt đậu khấu có các hợp chất thuộc nhóm monoterpen

f/ Thu hái chế biến

Thường thu hái ở những cây bạch đậu khấu trên 3 năm tuổi. Mùa thu hái là mùa thu, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng xanh thì hái. Hái về phơi trong râm cho khô. Phơi khô xong có thể bỏ cuống rồi xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng, thì bóc vỏ lấy phần hạt.

Đậu khấu tốt là dạng quả nang khô, hình cầu hoặc cầu dẹt, các quả không đều nhau, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn và có 3 rãnh dọc sâu, nhiều vân rãnh cạn. Một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả sau khi chế biến thường dòn nên rất dễ nứt ra, lộ ra phần hạt có màu nâu tụ thành hình khối bên trong. Một quả có 3 buồng, mỗi buồng 9 – 12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Phần vỏ quả bóc ra được gọi là đậu khấu xác (ỏ đậu khấu), có mùi thơm rất nhẹ.

Ngoài thu hái quả lấy hạt thì người ta cũng thường lấy hoa đậu khấu làm thuốc. Hoa của thảo dược này có màu nâu đến nhạt, thể hiện hình khối dài ép dẹt, mặt ngoài bao phủ hoa bị chất màng. Các hoa đều có gân dọc rõ ràng, đầu dưới giữ cuống hoa tàn. Hoa thương phẩm thường lá phiến vụn, chất màng và vật dạng sơ, xen kẽ một ít cuống hoa, hơi có mùi thơm.

2/ Công dụng của đậu khấu

a/ Theo y học cổ truyền

Đậu khấu thường được dùng để giải quyết các chứng bệnh về dạ dày, tiêu hóa

Theo các tài liệu y thư cổ thì đậu khấu có vị cay, the, mùi thơm, tính nóng, vào kinh phế, tỳ, vị. Thuốc có tác dùng hành khí, hóa thấp, làm ấm vị, chỉ ẩu. Thường được kết hợp với các vị thuốc khác để trị phản vị, phiên vị, vị quản trướng đau và chứng bụng đầy, ợ hơi do hàn tà ngưng tụ và khí trệ gây ra….

b/ Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh Amomum cardamomum L có nhiều công dụng cho sức khỏe như:

– Chữa rối loạn tiêu hóa: Loại gia vị này giúp giảm khí, chống đầy hơi và thúc đẩy hệ tiêu hóa. Nó cũng giúp làm giảm nồng độ axit. Do đó, nhiều người thường chọn trà từ đậu khấu để điều trị cơn đau đầu do chứng khó tiêu gây ra.

– Chữa trầm cảm: Nếu bạn là một trong những nạn nhân của trầm cảm hoặc lo âu, hãy tán hạt của cây Amomum cardamomum L thành bột và đun sôi để làm trà. Mùi hương dễ chịu từ loại trà này sẽ giúp bạn giảm bớt trầm cảm và các vấn đề tâm thần, tâm lý khác.

– Có tác dụng long đờm: Hạt của cây Amomum cardamomum L cũng giúp cải thiện lưu thông đến phổi. Do đó, những người bị bệnh viêm phế quản và hen suyễn thường được khuyên nên dùng bạch đậu khấu để long đờm và hõ trợ điều trị bệnh.

– Chữa hơi thở hôi: Nếu bị hơi thở hôi, bạn nên nhai một ít bạch đậu khấu. Các hoạt chất trong lạo dược liệu này sẽ hoạt động như một chất làm sạch miệng để đẩy lùi hơi thở “bốc mùi”.

– Cải thiện chứng bất lực: Với những người cuộc sống tình dục bị suy giảm thì có thể dùng hạt của cây Amomum cardamomum L thường xuyên. Bởi các nghiên cứu đã chứng minh loại quả này có thể điều trị các rối loạn chức năng tình dục như chứng bất lực và xuất tinh sớm.

– Các lợi ích khác: Ngoài những công dụng trên, hạt của cây Amomum cardamomum L cũng có tác dụng làm mát, kích thích sự ngon miệng, làm tăng nhu động ruột, gia tăng sự tiết dịch vị, ức chế sự lên men không bình thường ở ruột…. Do đó, nó có thể làm giảm đau bụng, chữa rối loạn tiêu hóa (kém ăn, khó tiêu, nôn mửa, đầy hơi đi ngoài) và giải quyết tình trạng trẻ trớ sữa hiệu quả.

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng đậu khấu

Người bị nôn khi thai nghén nên dùng bạch đậu khấu

Do có nhiều công dụng cho sức khỏe nên bạch đậu khấu đã được nhiều nơi dùng như một gia vị, một thực phẩm và một vị thuốc. Trong đời sống hàng ngày, bạn có thể dùng dưới dạng trà hoặc thêm vào một số món ăn để hỗ trợ phòng trị bệnh. Ngoài ra, với các bệnh lý cụ thể, người bệnh nên kết hợp đậu khấu với một số vị thuốc có cùng công dụng tương tự để phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, người bị nhiệt hoặc các chứng âm hư, huyết táo không nên uống.

Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, dễ áp dụng từ đậu khấu:

– Chữa chứng lợm giọng buồn nôn: Đập quả bạch đậu khấu lấy hạt. Vừa nhấm hạt vừa nuốt nước.

– Chữa trẻ nhỏ bú vào lại trớ ra: Chuẩn bị bạch đậu khấu 14 nhân, sa nhân 14 nhân, cam thảo 8g. Đem cả 3 vị thuốc tán nhỏ, dùng bột này sát vào miệng trẻ em.

– Chữa nôn khi thai nghén: bạch đậu 3g, đại táo 5 quả, trúc nhự 9g, gừng tươi 3g. Đại táo xé nát, cho vào nồi cùng các dược liệu khác sắc đặc. Để thuốc nguội bớt rồi uống từ từ.

– Hành khí, giảm đau: Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Ngũ cách khoan trung gồm: bạch đậu khấu 6g, hậu phác 8g, cam thảo 4g, quảng mộc hương 4g. Sắc uống. Thuốc rất thích hợp với những người ngực bụng trướng đau do khí trệ.

– Hóa thấp tiêu bĩ: Người bệnh có thể dùng bài Thang tam nhân gồm: bạch đậu khấu 6g, hoạt thạch 16g, trúc diệp 12g, hạnh nhân 12g, bán hạ 12g, thông thảo 8g, ý dĩ nhân 20g, hậu phác 8g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc uống. Thuốc rất thích hợp với những người bị chứng bệnh thấp ôn, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi bẩn nhờn.

– Làm ấm dạ dày, chống nôn: Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu hóa không tốt, ợ hơi, đưa ngược lên, buồn nôn, nôn có thể lấy đậu khấu 20g, nghiền thành bột mịn, thêm 1 thìa nước cốt gừng sống làm hoàn. Mỗi lần uống từ 1 – 4g, chiêu với nước đun sôi. Hoặc cũng có thể dùng bài Thang bạch đậu khấu gồm bạch đậu khấu 6g, trần bì 6g, gừng sống 8g, hoắc hương 12g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc uống.

– Giải độc rượu: Nếu muốn giải độc rượu thì lấy bạch đậu khấu bột 4g, hãm với nước uống. Hoặc cũng có thể chuẩn bị bạch đậu khấu 5g, cam thảo 5g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc uống.

Exit mobile version