Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Mộc hương – Thần dược cho sức khỏe

Với tác dụng an thai, điều hòa khí huyết, chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, mộc hương được coi là thần dược cho sức khỏe. Chỉ cần biết cách sử dụng, vị thuốc này sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực của bản thân.

Mộc hương là gì?

Tên khoa học/Tên khác

Trên thị trường, mộc hương có rất nhiều loại, điển hình nhất vẫn là Quảng mộc hương (vân mọc hương) là rễ phơi khô của cây vân mộc hương và Thổ mộc hương (hoàng hoa thái) là rễ phơi khô của cây thổ mộc hương.

Mô tả cây

Vân mộc hương là loài cây sống lâu năm, phần rễ khá to, đường kính có thể đạt ngưỡng 5cm. Giống như đa phần các loài cây cổ thụ khác, vỏ ngoài của loài cây này cũng có màu nâu nhạt. Xét về lá, hình dạng của lá có sự thay đổi dần từ gốc lên tới đỉnh. Lá ở phía gốc cây có hình 3 cạnh tròn, chiều dài ước tính khoảng 12 đến 30 cm, trong khi đó chiều rộng rơi vào khoảng 6 đến 15 cm. Cuống lá có chiều dài đạt ngưỡng 20 đến 30 cm, phần cuống có dìa, mép lá nguyên và hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có lông tơ. Các lá ở trên đỉnh tuy cũng có hình 3 cạnh tròn nhưng càng lên cao thì kích thước càng nhỏ lại, mép có răng cưa, cuống ngắn hoặc nhìn như không có cuống, ôm trọn thân cây. Hoa của loài cây này có hình đầu, màu lam tím, thường nở rộ vào đầu thu, từ tháng 7 đến tháng 9, và kết trái vào 3 tháng liền kề sau đó. Trái cây hơi dẹt và cong queo, khoác lên mình sắc nâu nhạt xen lẫn các đốm tím nhìn khá lạ mắt.

Vân mộc hương

Tương tự như vân mộc hương, thổ mộc hương cũng là một loại cây lâu năm. Ước chừng chiều cao của cây vào khoảng 0,5 đến 1,5m. Phần gốc cây có lá rất to, dài tới 40cm, đi lên phía trên thì lá mọc so le, có kích cỡ nhỏ hơn, chỉ dài chừng 10 đến 30cm. Phía cuống lá có hai tai ôm lấy thân, rìa lá hình răng cưa nhưng không đều. Hoa của loài cây này trổ theo cụm thành hình đầu, màu vàng tươi, quả bế, dài 4 mm và có vân dọc khắp thân.

Mọc chủ yếu ở đâu?

Nguồn gốc mộc hương xuất phát từ đất nước Ấn Độ xa xôi. Sau dần, loài cây này được người Trung Quốc đem về Hà Bắc, Tứ Xuyên, Triết Giang gieo trồng rộng rãi. Cách đây vài năm, nguồn mộc hương tại Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc sang. Hiện nay, một vài vùng đất tại nước ta đã bắt đầu gieo trồng được loài cây này.

Thành phần hóa học

Thành phần trong vân mộc hương bao gồm 18% inulin, 6% chất nhựa sausurin và 1 – 2,8% tinh dầu. Trong khi đó ti lệ inulin có trong thổ mộc hương lên tới 40%. Tuy nhiên chỉ số này không cố định mà thay đổi theo mùa và đạt ngưỡng cao nhất vào mùa thu.

Thu hái chế biến

Cây mộc hương sẽ cho thu hoạch sau 2 đến 3 năm gieo trồng. Thời gian đào rễ thích hợp là từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 1 năm sau (vụ đông xuân). Rễ sau khi đào lên sẽ được cắt bỏ phần thân thừa, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, sau này lấy ra dùng dần.

Phần rễ đã sấy khô

Công dụng của mộc hương

Theo Đông y, mộc hương có vị cay, đắng, tính ôn nên có tác dụng cực tốt trong việc an dưỡng thai nhi, điều hòa khí huyết trong cơ thể,  chữa tả lỵ, nôn mửa, bụng, ngực đầy và đau.

Từng loại mộc hương lại đem lại những tác dụng riêng biêt:

+ Vân mộc hương nổi tiếng với khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ dạ dày, giúp tim mạch khỏe mạnh, lợi tiểu, giảm hiện tượng ợ hơi, đầy bụng, đầy ngực, kiết lỵ.

+ Thổ mộc hương giúp người dùng ăn cơm ngon miệng hơn, giảm ho, ngưng ỉa chảy, đỡ tức ngực. Đặc biệt đây còn là vị thuốc cực bổ cho bệnh nhân có vấn đề về gan (gan yếu, sung huyết), vàng da, bạch đới, thiếu máu, lao.

Các bài thuốc dân gian dùng mộc hương

Từ mộc hương các thầy thuốc chế ra hương liên hoàn chuyên chữa trị đau bụng, đi lỵ. Cách thực hiện như sau: đem thổ mộc hương và hoàng liên với tỉ lệ bằng nhau đi tán thành bột, chế thành viên tễ to bằng hạt tiêu. Người bệnh chỉ cần dùng 3g mỗi ngày, có thể chia làm nhiều lần uống, bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Vị thuốc này là nguyên liệu cho rất nhiều bài thuốc dân gian

Ngoài ra, vị thuốc mộc hương còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian như:

+ Bài thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ

Bạn cần chuẩn bị 12g mộc hương, thần khúc, mạch nha, trần bì, bạch truật, chỉ thực, sơn tra, hoàng liên và 8g các loại thuốc như sa nhân, la bạc tử, liên kiều. Sau đó tán nhỏ tất cả các vị thuốc, chế thành viên hoàn, cho trẻ dùng 4 đến 8g thuốc mỗi ngày.

+ Bài thuốc chữa bệnh lị cấp tính

Các vị thuốc cần có bao gồm 8g mộc hương, 4g cam thảo, 20g hoàng liên, 8g chỉ xác, 12g khổ sâm và 12g bạch thược. Bạn lấy tất cả các vị thuốc trên đi tán nhỏ, trộn chung,chế thành viên hoàn, ngày uống từ 10 đến 20g thuốc.

+ Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài và bệnh đại tràng mạn tính

Thuốc cần chuẩn bị bao gồm: 6g mộc hương, 4g xuyên tiêu, 4g nhục quế, 8g phụ tử chế, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đẳng sâm mỗi loại 12g, can khương, chỉ thực, thương truật mỗi loại 6g. Mỗi ngày sử dụng 1 tháng thuốc kể trên. Sau 5 ngày dùng thuốc cần khám lại để nắm rõ tình trạng bệnh.

+ Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá trạng

Các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: 6g mộc hương, 10g xuyên khung, 2g gừng, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi loại 12g, ngũ vị tử, trần bì mỗi loại 6g. Tất cả đem đi sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang, sau 5 – 10 thang thuốc bệnh tình được cải biến rõ rệt.

Trước khi sử dụng các bài thuốc trên đây để chữa bệnh, bạn nên để thầy thuốc bắt mạcha, khám bệnh và kê đơn chuẩn xác.

Exit mobile version