Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Ngọc trúc và những điều bạn chưa biết

Ngọc trúc là vị thuốc vàng, được nhiều thầy thuốc đánh giá cao. Không chỉ có tác dụng tốt cho người bị bệnh, vị thuốc này còn tốt trong việc bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ.

Cây ngọc trúc là gì?

Tên khoa học/ tên khác

Tên khoa học của ngọc trúc là Polygonatum offcinale All, thuộc họ Hành Alliaceae. Tên của cây xuất phát từ đặc điểm bề ngoài: lá cây nhìn hao hao lá trúc, phần thân rễ bóng nhẵn như ngọc, từ đó, cái tên ngọc trúc bắt đầu ra đời.

Thân rễ là bộ phận hay được dùng làm thuốc nhất.

Mô tả cây

Loài cây này được xếp vào nhóm cỏ, có tuổi họ khá dài, thân cao từ 40 đến 60cm. Thân rễ mọc ngang, màu vàng trắng nhạt, có nhiều rễ con, đường kính của thân rễ dao động từ 0,5 đến 1,5cm. Lá cây không có cuống, hình trứng, cứng dai, mọc so le với nhau, phần mặt dưới có màu trắng nhạt. Hoa của cây mọc từ kẽ lá, đơn độc hoặc trổ theo đôi, màu trắng, hình chuông. Quả mọng, hình cầu, ngả màu tím đen khi chín.

Cận cảnh cây

Mọc chủ yếu ở đâu?

Hiện nay, ngọc trúc là vị thuốc được nhập chú yếu từ Trung Quốc. Tại các tỉnh biên giới như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, loài cây này mọc khá nhiều.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu của Từ Quốc Quân (cuốn Sinh dược học) thì trong ngọc trúc có glucozit chữa tim và chất nhầy. Thế nhưng, mới đây, Viện ngiên cứu y học Bắc Kinh đã thí nghiệm và không thấy phản ứng của glucozit chữa tim.

Thu hái chế biến

Phần thân rễ thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi đào lên sẽ được cắt bỏ hoàn toàn phần rễ con, rửa sạch, để ráo, phơi hơi khô, lăn cho mềm. Cuối cùng phần thân rễ này sẽ được đem đi phơi hoặc sấy khô.

Công dụng của cây ngọc trúc

Vị thuốc này có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng tư âm, nhuận táo, sinh tân khỏi khát. Đây là vị thuốc đặc trị cho các bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, đi tiểu nhiều lần, di tinh, hay ra mồ hôi, táo nhiệt, phong thấp. Tuy nhiên, loại thuốc này không thích hợp cho người âm thịnh dương suy, tỳ hư đờm thấp ứ trệ.

Ngọc trúc có vị ngọt tính hơi hàn

Cách dùng cây ngọc trúc

+ Bài thuốc điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực

Sử dụng 12g đảng sâm, 20g ngọc trúc nấu thành cao, mỗi ngày uống 2 lần.

+ Bài thuốc trị chứng ngoại cảm

Bạn cần chuẩn bị các vị thuốc sau: ngọc trúc 12g, hành tươi 3 củ, chích cam thảo 2g, cát cánh 6g, bạch vị 4g, đậu xị 16g, đại táo 2 quả, bạch hà 4g, tất cả đem đi sắc uống. Bạc hà sẽ cho vào nồi sau các vị thuốc khác.

+ Bài thuốc trị viêm phế quản lâu ngày

Sử dụng 10 đến 15g ngọc trúc, mạch môn, sa sâm, thạch hộc, nấu cao hoặc hoàn tán.

 + Chữa âm hư phát sốt, miệng khô

Sắc uống các vị thuốc sau: 16g ngọc trúc, 12g mạch môn, 12g sa sâm, 8g cam thảo dây.

+ Điều trị chứng mắt đau đỏ, mù tối

Bạn cần sử dụng các vị thuốc sau: ngọc trúc 12g, bạc hà 2g, sinh địa 10g, huyền sâm 10g, thảo quyết minh sao 10g, cúc hoa 10g, nấu xông hơi và uống.

+ Trị chứng phổi và dạ dày khô nóng

Các vị thuốc cần dùng bao gồm: sa sâm 16g, sinh địa 20g, ngọc trúc, mạch đông 12g, đem đi sắc uống.

+ Trị sốt cao cuối kì

Bạn có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau:

Bài 1: Đem 20g ngọc trúc, 8g sa sâm, 16g ý dĩ nhân sắc uống.

Bài 2: Đem sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, thiên hoa phấn, tang diệp mỗi loại 12g, cam thảo 4g đi sắc uống.

+ Bài thuốc cho bệnh nhân cơ thể mệt mỏi, không thiết ăn uống, sắc mặt xanh xao, bị bệnh tim do phong thấp

Làm thịt chim đa đa, hầm cách thủy với 15g ngọc trúc, cách ngày ăn 1 lần, ăn khoảng 3 lần.

+ Bài thuốc cho người bị tiêu khát

Chim câu trắng làm sạch, chặt miếng nhỏ, nấu chung với ngọc trúc, sơn dược, mạch môn mỗi loại 15g.

+ Bài thuốc dành cho người hay bị lo lắng căng thẳng trước khi bị hành kinh

Nấu cháo từ các nguyên liệu sau: tiểu mạch 15g, ngọc trúc 9g, táo tầu 10 quả, gạo lức 60g, dùng trước khi bị hành kinh, ngày 1 thang. Sử dụng từ 4 đến 6 tháng sức khỏe sẽ được cải biến.

+ Bài thuốc dành cho bệnh nhân bị bệnh về tim mạch

Mỗi ngày bạn dùng 2g ngọc trúc sắc lên uống thay trà, càng lâu dài công hiệu càng rõ rệt.

+ Bài thuốc trị miệng khát, ho khan, âm hư nhiệt thấp

Sắc 15 – 20g ngọc trúc, bỏ bã, cho 100g gạo lức vào nấu. Khi cháo chín cho thêm đường phèn sao cho vị vừa ăn, dùng khi đói.

+ Bài thuốc bồi bổ cơ thể, nâng cao tuổi thọ

Sắc ngọc trúc và câu kỳ tử thành cao, cho mật ong, quấy đều. Mỗi lần dùng 2 thìa canh, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

+ Bài thuốc dùng cho người tim đập hoảng hốt, hay đau tức ngực

Sắc chung 12g ngọc trúc và 9g đan sâm, lấy thang uống với 3g bột tam thất.

Rất nhiều bài thuốc có sự góp mặt của ngọc trúc

+ Bài thuốc dành cho bệnh nhân bị xơ cứng động mạnh, cao huyết áp, đau tim

Đem 15g ngọc trúc đi ngâm trong nước lã đến khi nở, tiếp đến đun sôi 20 phút lấy nước 1. Sau đó đổ nước vào đun tiếp 20 phút lấy nước 2. Trộn nước 1 và 2, cho 100g yến mạch phiến vào nấu cháo. Đến khi chín, cho thêm mật ong để ăn.

+ Trị khí đoản vô lực

Tim lợn làm sạch, nhồi 15g đảng sâm và 15g ngọc trúc vào, đem hấp cách thủy trong vòng 2 giờ. Ăn ngày 1 thang chia 2 lần.

+ Trị táo bón thương phế vị, thân nhiệt kém

Tim lợn làm sạch, thái miếng, bỏ thêm 30g ngọc trúc, 1500ml nước, đun đến khi còn 700ml thì cho gia vị vào, dùng luôn.

+ Dùng cho bệnh nhân bị bệnh đái đường

Sắc chung 20g ngọc trúc với 2 quả ô mai, uống thay trà.

Chỉ cần dùng đúng cách, vị thuốc này sẽ phát huy được tác dụng vàng đối với sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để hiệu quả đạt được là cao nhất.

Exit mobile version