Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Những bài thuốc hay từ ba đậu

1/ Cây ba đậu là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Cây ba đậu còn gọi là bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, mắc vát, cóng khói, lão dương tử, ba nhân, cây đết, mần để, phổn (Hòa Bình). Cây có tên khoa học là Croton tiglium L., thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Vì vị thuốc giống hạt đậu, lại được sản xuất nhiều ở Ba Thục (vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay) nên thường được gọi là ba đâu.

b/ Mô tả cây

Cây ba đậu là một cây nhỡ, cành nhẵn, cao từ 3 – 6m

Ba đậu là một cây nhỡ, cành nhẵn, cao từ 3 – 6m. Lá cây dạng nguyên hình trứng đầu nhọn mép có răng cưa nhỏ, mọc so le. Mỗi lá dài 6 – 8cm, rộng 4 – 5cm, cuống nhỏ dài 1 – 2cm. Nếu nhìn toàn cây sẽ thấy một số lá màu đỏ nâu làm cây trở nên dễ nhận biết. Hoa ba đậu thì mọc thành chùm ở đầu cành, dài từ 10 – 20cm, hoa  cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống hoa nhỏ dài 1 – 3mm. Quà là các quả nang, màu vàng nhạt, nhẵn, cao khoảng2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt có hình trứng, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân), dài 10mm, rộng 4 – 6mm.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Như đã nói ở trên, ba đậu mọc khá nhiều ở vùng Ba Thục, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ngoài ra, cây còn xuất hiện ở các tỉnh Vân Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc. Cây cũng Cây mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm của vùng Ấn Độ – Malaixia.

Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc và Trung bộ nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình.

d/ Bộ phận dùng

Bộ phận dùng chính là hạt lấy từ quả ba đậu

Bộ phận dùng chủ yếu là hạt – còn gọi là Fructus Crotonis. Hạt cây cũng thường được gọi luôn là ba đậu. Ngoài hạt, người ta còn dùng lá và rễ trong việc phòng trị bệnh. Đặc biệt, riêng từ hạt người ta đã tạo ra 3 vị thuốc gồm:

– Hạt ba đậu (Semen Tiglii) là hạt ba đậu phơi khô

– Ba đậu sương là hạt ba đậu sau khi đã ép hết dầu

– Dầu ba đậu (Oleum Tiglii) là dầu ép từ hạt ba đậu

e/ Thành phần hóa học

Trong hạt bã đậu chứa khoảng 30 – 50% dầu. Loại dầu này có mùi khó chịu và đã được xác định là không có tính tẩy, chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà (gồm stearin, palmitin, glycerid crolonic và tiglic); 18% protein.

Tuy nhiên, dù dầu không có tính tẩy nhưng hạt cây vẫn có tỉnh chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt còn có một albuminoza rất độc là croitin, một glycosid là crotonosid và một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.

f/ Thu hái chế biến

Ba đậu có thể đập ra phơi khô hoặc bảo quản cả vỏ

Để thu hái vị thuốc này, người ta thường đợi đến tháng 8 – 9, khi quả chín nhưng chưa nứt các mảnh vỏ thì sẽ hái về phơi khô đập lấy hạt. Đem hạt phơi khô lần nữa là được. Nếu muốn bảo quản dễ dàng hơn thì có thể để nguyên cả quả phơi khô, đến khi dùng mới đập ra lấy hạt.

2/ Công dụng của ba đậu

– Theo y học cổ truyền: Theo tài liệu cổ thì ba đậu có vị cay tính nóng rất độc, vào 2 kinh vị và đại tràng. Thuốc có tác dụng tả hàn tích, hành thủy, trục đờm. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung, tán hàn, khu phong, tiêu thũng. Hạt thường được dùng chữa các chứng ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bụng đầy trướng, hàn tích đình trệ, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột), táo bón, bạch hầu và sốt rét. Lá thường được dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng. Rễ thì dùng trong việc điều trị thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn.

– Theo y học hiện đại: Y học hiện đại xếp ba đậu vào nhóm thuốc độc bảng A. Dầu ba đầu thường được dùng làm thuốc lùa bệnh trong trường hợp tê thấp, viêm phế quản, viêm phổi, đau ruột. Ngoài ra, dầu ba đậu đã được chứng minh là một chất gây phồng rất mạnh. Khi cho tác dụng trên da, người ta thấy da bị nóng bỏng và phồng lên, mọng nước, cuối cùng tạo thành mụn tróc da. Tuy nhiên, tác dụng của loại dầu này thường chậm (thường 24 giờ trước khi có mủ) và bao giờ cũng chỉ tác dụng trên bề mặt. Do đó, đến khi khỏi mụn sẽ không thấy sẹo, trừ phi tại một chỗ làm lại nhiều lần. Tuy nhiên với da đã có sẹo sẽ không có tác dụng. Với đường uống thì dầu ba đậu là một loại thuốc tẩy rất mạnh. Chỉ với liều rất nhỏ (1/2 đến 2 giọt) là có thể tác dụng ngay sau 1/2 – 1 giờ, khiến người dùng đi ngoài 5 – 10 lần, lúc đầu đặc, sau lỏng, bụng có thể đau nhiều hoặc ít, nóng ở hậu môn. Liều cao hơn 2 giọt có thể gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc….

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng ba đậu

Ba đậu dùng trong cả đông và tây y nhứng 2 bên có cách dùng khác nhau. Tây y thường chỉ dùng dầu ba đậu làm thuốc lùa bệnh trong những trường hợp người bệnh bị viêm phổi, viêm phế quản, đau ruột, tê thấp. Do dầu có thể gây nóng, phồng nên nếu dùng trên da bụng thì cần bảo vệ rốn bằng một miếng thuốc dán. Thuốc là còn là thuốc tẩy mạnh nên cũng được ứng dụng trong các trường hợp táo bón khó chữa, dùng nhiều loại thuốc mà không khỏi.

Ba đậu thường được dùng làm thuốc lùa bệnh khi người bệnh bị viêm phổi, viêm phế quản, đau ruột, tê thấp

Có thể dùng ngoài với liều lượng 6 – 7 giọt trộn với các loại dầu khác như dầu lạc, dầu thầu dầu rồi dùng bút lông mà bôi để tránh phồng, tróc da tay. Nếu uống thì chỉ nên uống 1 giọt trộn với dầu hay ruột bánh mì. Liều tối đa cho một lần là 0,05g, trong một ngày là 0,1g. Tuy nhiên, tây y xếp vị thuốc này vào chất độc bảng A và gần đây cũng ít dùng hơn vì nguy hiểm.

Ngược lại trong nhân dân dùng ba đậu khá phổ biến. Vẫn công nhận vị thuốc này có độc nhưng nhân dân ít sợ ba đậu hơn vì cách dùng khách và ít nguy hiểm hơn. Người ta thường dùng loại ba đậu sương (phần hạt đã ép hết dầu) và dùng với liều lượng 0,01 – 0,05g, phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Dưới đây là các bài thuốc đơn giản, khá an toàn từ ba đậu đã được lưu truyền từ nhiều đời nay:

– Thuốc thông đại tiện: Theo kinh nghiệm của nhân dân Campuchia thì nếu muốn thông đại tiện chỉ cần cắt ngang đầu một quả chanh, lấy hết hột của quả chanh ra, thay bằng một ít hạt ba đậu, cho vào đun với 300ml nước đến khi hết nước, quả chanh khô lại thì giã nhỏ quả chanh (cả phần hạt ba đầu trong đó). Sau đó viên lại thành từng viên nhỏ bằng hạt tiêu, sâu cho thuốc khô. Khi muốn đi ngoài một lần thì uống 1 viên, 2 lần thì uống 2 viên. Cách chế này sẽ đảm bảo an toàn và ít đau bụng hơn.

– Chữa viêm dạ dày: Người bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, đau bụng có thể dùng đơn tam vật bạch thang của Trương Trọng Cảnh gồm ba đậu sương 1g, bối mẫu 3g, cát cánh 3g. Tất cả tán bột, trộn đều, mỗi lần lấy 0,2g, dùng nước ấm chiêu thuốc. Hoặc người đau bụng viêm dạ dày cũng có thể lấy ba đậu sương 0,5g, trầm hương 2g, đinh hương 3g, nhục quế 3g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần lấy khoảng 0,5g đến 1g, dùng nước chiêu thuốc.

– Trị nọc độc rắn cắn: Chuẩn bị rễ ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Hoặc cũng có thể dùng lá khô tán bột, mỗi lần lấy 0,5g uống với nước mát, ngày uống một lần.

– Trị táo bón do tỳ hàn, thực tích: Có thể chữa bằng bài Tam vật bị cấp hoàn gồm các thành phần ba đậu sương, đại hoàng, can khương lượng bằng nhau, tán bột luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống thì lấy 0,6 – 1g uống với nước sôi để nguội.

– Trị bụng báng thủy thũng (ascite): Người bệnh có thể chuẩn bị ba đậu sương, hạnh nhân lượng bằng nhau làm thành hoàn. Mỗi lần lấy 0,3 – 0,6g uống với nước sôi nguội. Khi uống thuốc cần kiêng uống rượu. Ngoài ra, theo Đỗ Tất Lợi thì liều lượng bài thuốc cũng có thể là ba đậu 200mg, hạnh nhân 3g, chế thành viên hoàn bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống từ 3 – 6 viên.

Exit mobile version