Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Phá cố chỉ và các ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày

1/ Cây phá cố chỉ là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Phá cố chỉ có tên khoa học là Psoralea Corylifolia L., thuộc họ khoa học là họ Cánh Bướm – Fabaceae (Papilionaceae) hay còn gọi là họ đâu. Cây có nhiều tên gọi khác nhau như hạt đậu miêu, thiên đậu, phá cốt tử, bổ cốt chi, bà cố chỉ, hắc cố tử, hồ cố tử, hồ phi tử, phản cố chỉ, cố tử, cát cố tử….

b/ Mô tả cây

Về đặc điểm hình thái thì phá cố chỉ là cân nhỏ mọc hàng năm. Thuộc dạng cây thảo cứng, ít phân nhánh. Mỗi cây có thể cao từ 0,3 – 1m tùy vào điều kiện sống, đặc biệt là khí hậu và thổ nhưỡng. Ở cây này, thân cây có lông trắng. Lá cây thì chỉ có 1 lá chét hình trái xoan, mép có tăng cưa. Mỗi lá dài từ 6 – 9cm, rộng từ 5 – 7cm, riêng phần cuống dài khoảng 2 – 4cm với lá mọc kèm. Cả hai mặt của lá đều có những tuyến hình mắt chim, màu đen.

Cây phá cố chỉ có thân cứng, ít phân nhánh, trên thân có lông

Cây có hoa mọc thành từng chùm dài từ 6 – 10cm ở phần kẽ lá (các kẽ lá gần ngọn), mỗi chùm có đến hơn 20 bông hoa xếp thành hình đầu chứng, cành hoa màu vàng nâu nhạt. Khi hoa tàn thì sẽ kết thành quả đậu hình trứng, quả hơi có màu đen, sần sùi. Hạt quả là dạng hạt đơn độc dính với phần vỏ của quả. Hạt thường có hình trứng dẹt hoặc hình thận, dài 5mm, rộng 3mm, có màu nâu đen hoặc đen. Nếu để ý kỹ sẽ thấy trên mặt hạt có các vân hình hạt nhỏ với phần giữ hơi lõm. Ngửi sẽ thấy mùi thơm, nếm thử có vị cay.

b/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây đậu miêu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây cũng mọc ở Việt Nam nhưng số lượng ít, cũng ít được khai thác. Sau khi phát hiện nhiều công dụng của cây, nước ta có di thực một số cây giống từ Trung Quốc về và thấy cây mọc rất tốt (khỏe mạnh, sinh trưởng ổn định).

Người ta thường trồng cây phá cố chỉ vào mùa xuân. Trồng bằng hạt cây, chỉ cần phủ chút đất lên là cây sinh trưởng rất tốt. Sau nửa tháng khi cây mọc thì có thể điều chỉnh để đảm bảo mỗi cây cách nhau ít nhất là 10 – 30cm.

d/ Bộ phận dùng

 

Bộ phận dùng chính của đậu miêu là hạt. Những hạt này thường được phơi khô, hình tròn, hình trứng hoặc thân dẹt phẳng dài khoảng 3 – 4,5mm, rộng chưa đến 3mm. Phần vỏ ngoài của hạt có màu nâu đen hoặc đen với vết nhăn tẹo nhỏ khá giống hình hạt (vết này đã có từ lúc hạt tươi, khi phơi khô có thể sẽ bị nhăn). Phần chính giữa của hạt bị lõm vào, nhân hạt màu vàng, chất hạt hơi cứng với nhiều tinh dầu thơm nồng.

Người ta thường đợi phá cố chỉ kết hạt để làm thuốc

Đặc biệt, dược liệu tốt là những hạt được phơi khô đều nắng, hạt mẩy đều, chắc, có màu đen, nhiều dầu, thơm, thậm chí hơi nồng. Còn những hạt đã bị lép, sứt vỡ, màu vỏ hạt không đều, kém thơm là loại xấu. Khi bảo quản thì nên để dược liệu ở nơi cao ráo, thoáng gió.

e/ Thành phần hóa học

Hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần của phá cố chỉ. Tuy nhiên, theo cuốn sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Cố GS.TS Đỗ Tất Lợi thì trong hạt cây chỉ có khoảng 20% chất dầu. Một ít tinh dầu trong đó đã được xác định là có chữa isopsoralen (angelixin), ancaloit, psoralen, glucozit. Ngoài ra, hạt cây cũng chứa 9,2% chất nhựa.

f/ Thu hái chế biến

Phá cố chỉ trồng từ đầu năm đến mùa thu (tầm tháng 9) thì sẽ cho quả. Người trồng chỉ cần hái quả chín về phơi thật khô. Sau đó đập lấy hạt như các loại cây họ đậu khác, sảy cho sạch vỏ và đất cát là được. Thảo dược này có thể dùng sống hoặc chế biến bằng cách sao khô, chích muối, chích rượu. Cụ thể:

– Phá cố chỉ sao: Người ta sẽ lấy hạt đã phơi khô sao trên lửa nhỏ cho đến khi ngửi thấy có mùi thơm là được.

– Phá cố chỉ chích muối: Chế biến bằng cách chích muối cũng rất đơn giản, chỉ cần cho phá cố chỉ và muối vào nước theo liều lượng 10kg hạt với 0,2kg muối rồi trộn đều. Để khoảng 1 giờ cho các hạt đậu ngậm hết nước muối rồi cho vào chảo sao nhỏ lửa cho phồng. Hoặc cũng có nơi trước khi ngâm với nước muối thì ngâm hạt với rượu và nước trong khoảng 12 giờ. Sau đó mới vớt ra phơi khô lần nữa rồi tẩm muối.

– Phá cố chỉ chích rượu: Tương tự như chích muối, người ta tiến hành ngâm 10kg hạt trong khoảng 2 lít rượu (thêm nước cho đủ sâm sấp mặt hạt). Để khoảng 1 giờ cho hạt hút hết rượu rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dậy mùi thơm.

Phá cố chỉ có thể dùng sống hoặc sao, chích muối, chích rượu

2/ Công dụng của cây phá cố chỉ

– Theo y học cổ truyền: Hạt phá cố chỉ hay đậu miêu có vị đắng, cay, tính nóng, mùi thơm hắc, vào 3 kinh tỳ, thận và tâm bào. Khi dùng thì vị thuốc này có khả năng chỉ thống, tán ư, làm se, rất tốt cho nhóm người già yếu, dau lưng mỏi gối; có tác dụng bổ thận tráng dương nên được ứng dụng trong việc điều trị các chứng di tinh, liệt dương. Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng cho những phụ nữ khí huyết xấu, bị trụy thai, tỳ thận hư hàn, lưng gối lạnh đau, đái són, kinh nguyệt không đều, ra khí hư.

– Theo y học hiện đại: Các hoạt chất làm nên tinh dầu trong đậu miêu có tác dụng với các vi trùng streptocoe trên da. Chúng cũng được ứng dụng trong việc chữa bệnh bạch biến vì có khả năng kích thích sự bài tiết của các sắc tố đen. Ở Ấn Độ, thảo dược này còn được dùng làm thuốc chữa hủi, bệnh ngoài da.

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây phá cố chỉ

Do có nhiều công dụng cho sức khỏe nên phá cố chỉ đang được dùng rộng rãi trong phạm vi dân gian, nhất là để làm thuốc bổ cho những người già yếu, bị đau lưng, mỏi gối, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần. Thuốc được dùng theo liều phổ biến là ngày 6 – 15g dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Liều lượng này có thể thay đổi phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là người mắc các chứng bệnh âm hư hỏa động, đi tiểu ra huyết, đại tiện toái kết không thông thì không được dùng.

Dưới đây là một số bài thuốc ứng dụng của phá cố chỉ hay còn gọi là đậu miêu.

– Chữa liệt dương: Bệnh nhân liệt dương có thể được chỉ định bài thuốc gồm đậu mien 9g, hồ đào nhục 9g, thỏ ty tử 9g, trầm hương 2g. Đem tất cả các bị thuốc này tán bộc, rây qua cho mịn rồi trộn với mật ong để làm thành viên hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 9 – 18g thuốc với nước muối loãng. Hoặc người bệnh cũng có thể lấy đậu miêu 40g, trâu cổ 40g, hà thủ ô (loại hà thủ ô đỏ chứ không phải hà thủ ô trắng) 40g, kỳ tử 40g, liên nhục 20g, thục địa 16g, cao ban long 16g, quế 10g. Tất cả cũng đem tán thành bột, rây mịn. Ngày uống từ 20 – 40g thuốc bột.

– Chữa tiểu tiện ít, tiểu tiện khó: Lấy đậu miêu 12g, phụ tử chế 12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, đương qui 12g, trầm hương 4g, lộc nhung 4g, xạ hương 0,4g. Đem tất cả tán thành bột, viên thành hoàn và uống ngày từ 5 – 10g thuốc. Hoặc cũng có thể lấy đậu miêu 12g, thục địa 12g, kim anh 12g, ngưu tất 12g, khiếm thục 12g; hoài sơn 16g, trạch tả 8g, phục linh 8g, tang phiêu diêu 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Phá cố chỉ chữa một số chứng bệnh nam khoa hiệu quả

– Chữa di tinh, tiểu són, tiểu không tự chủ: Với trường hợp này người bệnh cần chuẩn bị đậu miêu 12g, nhân hạt máu chó 10g, ba kích 10g, đương qui 10g, thục địa (loại đã được tẩm rượu sao khô) 10g, nhục quế 16g, hồi hương 16g. Đem tất cả tán thành bột mịn, làm thành từng viên, uống mỗi ngày từ 20 – 30g. Hoặc cũng có thể lấy đậu miêu 12g, sừng nai 10g, hoàng tinh 10g, ba kích 10g, hoài sơn 10g, thỏ ty tử 10g, liên nhục 16g. Sau đó, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 30g bột thuốc hoặc sắc với nước uống ngày 1 thang.

– Chữa thận hư, tỳ vị kém: Nếu thận hư tỳ vị kém với các triệu chứng như lưng gối lạnh đau, lỵ lâu ngày không khỏi, kinh bế, người mệt mỏi, kém ăn thì có thể dùng bài thuốc gồm đậu miêu 30g, nhục đậu khấu 30g. Đem cả 2 vị đi tán bột, trộn với hồ được chế từ đại táo và gừng rồi làm thành viên. Mỗi ngày uống thuốc 2 lẫn, mỗi lần 10g để cải thiện tình trạng bệnh.

– Chữa đau bụng sau khi hành kinh: Đau bụng khi hành kinh nếu không quá dữ dội thì sẽ được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu sau kỳ kinh nguyệt bạn vẫn đau bụng thì nên chuẩn bị các vị thuốc gồm phá cố chỉ 8g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 8g, a giao 8g, ba kích 8g, bạch thược 8g, đương qui 8g. Sắc uống.

– Chữa động thai ra máu: Nếu bị động thai ra máu thì có thể lấy đậu miêu 8g, đảng sâm 16g, ích trí nhân 18g, thọ ty tử 18g, đỗ trọng 12g, bạch truật 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống.

– Chữa tiêu chảy mạn tính: Người bệnh có thể chuẩn bị phá cố chỉ 20g, nụ sim 20g, thỏ ty tử 20g, trần bì 20g, vỏ quả lựu 12g, vỏ rộp ổi 12g, hoắc hương 12g, gừng khô 8g, quế 6g. Đem tất cả tán nhỏ, mỗi ngày uống 8g.

– Trị tiêu chảy do tỳ hư: Chuẩn bị đậu miên (loại đã sao khô) 240g, nhục đậu khấu sống 120. Đem cả 2 vị tán thành bột. Lấy táo đỏ (loại có thịt dầy) giã nhuyễn rồi trộn với các 2 vị thuốc bột kia để làm thành các hoàn bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng thuốc chỉ cần uống 50 – 70 viên trong lúc đói với nước cơm là được.

– Định tâm bổ thận: Phá cố chỉ cũng có khả năng bồi bổ cơ thể hiệu quả. Do đó, người dùng có thể áp dụng bài thuốc định tâm bổ thận gồm phá cố chỉ 60g (loại đã sao), bạch phục linh 30g, một dược 15g.  Đem hai vị thuốc đầu đi tán thành bột mịn. Một dược thì ngâm với rượu (đổ rượu đầy khoảng 1 lóng tay), nấu chảy, hòa với bột thuốc làm thành các viên to cơ hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên chiêu với nước sôi là được.

– Chữa đau răng: Nếu đau răng lâu ngày do thận hư thì người bệnh có thể lấy đậu miêu 60 và thanh diêm 15g. Đem cả 2 vị thuốc đi sao cho thơm, tán thành bột để bôi vào chỗ răng bị đau. Trường hợp bệnh nhân vị sâu răng, răng đau buốt lên tận đầu thì có thể lấy đậu miêu (loại đã sao hoặc mua đậu sống về sao cho thơm rồi mới dùng), nhũ hương 7,5g. Đem cả hai vị thuốc tán thành bột để bôi vào chỗ răng bị sâu hoặc làm viên nhét vào chỗ bị đau hàng ngày.

Exit mobile version