Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Rau sam có công dụng như thế nào?

Rau sam là loại rau mọc hoang khá nhiều ngoài tự nhiên. Người ta vẫn thường sử dụng loại rau này để nấu chung với rau dền ăn hàng ngày mà không ngờ rằng bên cạnh hương vị hấp dẫn, loại rau này còn cực kì tốt cho việc chữa trị một số căn bệnh phổ biến như: chốc đầu, mụn nhọn, gout, tim mạch,…

Cây rau sam là gì ?

Tên khoa học/ tên khác

Tên khoa học của loài rau này là Portulaca oleracee L. Ngoài ra, do lá rau có hình răng con ngựa nên loại rau này còn được biết tới với tên gọi mã xỉ hiện.

Mô tả cây

Có người cho rằng rau sam là rau, cũng có người gọi đây là cỏ, sức sống của nó khá tốt. Cây có nhiều nhánh, cành mẫm, nhẵn và có màu đỏ nhạt. Chiều dài của thân ước chừng 10 đến 30cm. Như đã nói ở trên, lá rau sam có hình dạng khá giống với răng con ngựa, nghĩa là có hình bầu dục dài, phía đáy hơi thót lại. Không giống loại cây khác, lá sam không có cuống, phiến lá tương đối dày, mặt bóng, kích thước của lá như sau: dài 2cm, rộng 8 đến 14mm. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không cuống, được lá tụm lại, xòe hình quạt bao quanh. Quả nang bình cầu, chứa hạt đen bóng ở phía trong.

Cận cảnh cây rau sam

Mọc chủ yếu ở đâu?

Ở nước ta, bạn có thể bắt gặp rau sam ở khắp mọi nơi chỉ cần đất ở đó giàu độ ẩm. Tuy nhiên, loại rau này không được trồng mà mọc hoang tự nhiên. Ngoài ra tại Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ loại cây này cũng xuất hiện rất nhiều. Riêng ở Châu Âu, điển hình là Pháp thì rau không mọc tự nhiên mà được trồng để ăn.

Thành phần hóa học

Việc truy tìm hoạt chất có trong rau sam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa đi đến thống nhất. Theo kết quả chung, thì loại rau này có chứa 6,49% hydrat cacbon, 0,5% chất béo, 1,8 chất protit, 2,23 tro và rất giàu vitamin A, B, C.

Thu hái chế biến

Ở Việt Nam, rau sam chủ yếu được dùng ở dạng tươi. Từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa thu hoạch của rau. Người ta sẽ nhổ cả cây, loại bỏ rễ, rửa sạch rồi nấu chúng với loại rau khác (tiêu biểu nhất là rau dền). Tại Trung Quốc, để tăng thời gian bảo quản, người ta thường sấy khô. Rau sau khi thu hái, bỏ rễ được nhúng nhanh vào nước sôi, rửa sạch nhớt, sau đó phơi hoặc sấy khô. Tuyệt nhiên không cần cho thêm bất kì chất bảo quản nào khác.

Công dụng của rau sam

Do có vị chua dịu nên rau sam hay được dùng làm rau ăn trong bữa cơm hàng ngày. Còn theo y học, loại rau này có vị chua, tính hàn, rất tốt trong việc tẩy giun kim, giảm mụn nhọt, lợi tiểu, trị huyết lỵ, tiểu tiện đục, điều trị trĩ, gout, chứng trốc đầu ở trẻ em,..

Loại rau này có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe

Cách dùng cây rau sam

Có thể kể đến một số bài thuốc tiêu biểu có thành phần chính là rau sam như sau:

+ Bài thuốc chữa bệnh lỵ cho trẻ em

Lây 250g rau sam tươi (hoặc 50g rau khô) đem đi sắc chung với 600ml nước, đến khi còn 100ml, sau đó cho trẻ uống trong ngày. Nếu muốn sử dụng trong nhiều ngày thì cần cho thêm 0,5 natri benzoate hoặc 0,3 nipagin để thành phần trong nước không bị biến đổi, kéo dài thời gian bảo quản.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có liều lượng sử dụng giống nhau. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ngày uống 4 lần, 5ml/lần; Trẻ em từ 6 tháng – 1 tuổi uống ngày 4 lần, 10ml/lần; Trẻ em 1 – 3 tuổi, ngày uống 4 lần, 15ml/lần; Trẻ từ 3 – 5 tuổi, ngày uống 4 lần, 20ml/lần; Trẻ 5 – 7 tuổi ngày uống 4 lần, 25ml/lần.

+ Bài thuốc chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu

Bạn cần chuẩn bị 100g rau sam tươi, 100g cỏ sữa tươi, 20g nhọ nồi, 20g rau má. Tất cả đem rửa sạch, trộn chung, sắc cùng 600ml nước, đun liu riu nửa đến khi còn 200ml.

Với người lớn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 liều như trên. Trẻ em thì uống ít hơn, cụ thể liều lượng như sau: Trẻ 2 tuổi dùng 5 đến 10 thìa cà phê; Trẻ 3 -5 tuổi dùng 3 thìa to; 10 tuổi thì 5 thìa to và 15 tuổi thì dùng 150ml cho một ngày uống.

+ Bài thuốc trị giun kim

Hãy lấy 50g rau sam, bỏ rễ, rửa sạch, giã nát cùng chút muối, lọc lấy nước cốt, thêm đường vào uống. Nên uống đều đặn mỗi ngày, 1 đợt điều trị kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

+ Bài thuốc chữa xích bạch đới

Rau sam 100g đem rửa sạch, giã nát, thu lấy nước cốt rối đem hòa với lòng trắng trứng gà, hấp ăn mỗi ngày, ngày ăn vài lần, dùng 5 – 7 ngày.

+ Bài thuốc chữa chứng chốc đầu ở trẻ em

Rau sam tươi, đem bỏ rễ, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước rồi bôi lên đầu. Đây cùng là bài thuốc tốt để chữa mụn ngọt. Ngoài ra bạn có thể lấy rau sam sấy khô, đốt ra than hòa với mỡ lợn/dầu dừa, bôi lên đầu của trẻ.

+ Bài thuốc chữa bệnh tiểu tiện ra máu

Chỉ cần lấy rau sam ăn như canh trong vòng 3 đến 7 hôm, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

+ Bài thuốc điều trị trĩ

Bạn cần trị liệu bằng cả bên trong lẫn bên ngoài. Với cách trị bệnh từ bên trong bạn dùng rau sam luộc lên ăn mỗi ngày. Với cách trị bệnh từ bên ngoài, bạn đem nấu 500g rau với nước trong vòng 10 phút, xông hơi vùng bị trĩ đến khi nước còn ấm, bã rau lấy để rửa vùng hậu môn, cứ 2 ngày tiến hành 1 lần bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Người bị trĩ nên luộc rau ăn mỗi ngày

+ Bài thuốc chữa chứng trướng bụng

Bạn sử dụng 150g rau sam tươi, bỏ rễ, sửa sạch, thái nhỏ, nấu chung với nước vo gạo nếp lần 2 rồi dùng hàng ngày. Để thuốc có hiệu quả cao hơn bạn nên tăng liều lượng rau sam.

+ Bài thuốc phòng ngừa bệnh tim mạch

Hãy dùng rau sam để ăn hàng ngày, lượng cholesterol trong máu sẽ được điều hòa.

+ Bài thuốc chữa xơ vữa động mạnh.

Dùng cây sam luộc chung với 2 lát gừng hoặc nấu canh, ăn mỗi ngày, mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Rau sam vị chua dịu, rất dễ ăn, để cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt nhất bạn nên áp dụng ngay các bài thuốc hữu ích trên đây.

Exit mobile version