Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Sơn tra phòng trị bệnh như thế nào?

1/ Cây sơn tra là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Sơn tra có các tên gọi khác là sơn lý hồng, quả hồng, bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, táo gai, táo mèo, quả chua chát…. Cây còn có tên Hán Việt là xích qua tử, thử tra, dương cầu (Đường Bản Thảo), mao tra (Nhật Dụng Bản Thảo), hầu tra (Thế Y Đắc Hiệu phương), hầu lê, sơn quả tử, sơn tra tử, sơn thường tử, sơn lật hồng quả, ưởng sơn hồng quả, tiểu nang tử, hòa viên tử, thị tra tử, mộc đào tử, địa chi lê, đường cầu tử (Hòa Hán Dược Khảo)…. Cây có tên khoa học là là Crataegus cuneara Sied.et Zucc, họ khoa học là họ hoa hồng – Rosaceae (có một số tài liệu ghi là họ tường vi).

Quả sơn tra

Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Đặc biệt, một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập táo mèo và chua chát của nước ta để dùng với tên sơn tra. Các cây này đều cùng một họ nhưng quả chua chát và quả táo mèo của ta có đường kính lớn hơn quả của Trung Quốc. Khi chín quả của Trung Quốc màu đỏ mận hay đỏ tươi còn cua ta có màu vàng lục.

b/ Mô tả cây

Hiện có nhiều loại sơn tra khác nhau nhưng nhìn chung đây là dạng cây bụi hay cây gỗ nhỏ cao khoảng 5 – 6m. Cây có nhiều cành, cành non có nhiều lông. Cây non thường có gai, mọc ở các cành, gai thường dài từ 1 – 3cm, lá mọc so le, mép có răng cưa không đều, xẻ 3 – 5 thùy. Lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài và mọc thành cụm trên các cành non. Đến giai đoạn trưởng thành, lá cây hình bầu dục dài khoảng 6 – 10cm, rông 2 – 4cm, mép nguyên hoặc có khía răng cưa. Vỏ cây thường nhẵn, màu xám, phát triển thành các vết nứt nông chạy dọc theo thân với các gợn hẹp hơn khi cây trưởng thành.

Cây sơn tra là dạng cây bụi hay cây gỗ nhỏ

Cây ra hoa từ tháng 3, hoa nhỏ, mọc thành tán, mỗi tán có 4 – 5 bông hoa màu trắng. Mỗi bông hoa lại có 5 lá đài, 5 cánh hoa và 5 bầu nhụy. Mùa quả từ tháng 9 – 10 hàng năm. Quả thịt hình cầu thuôn, đường kính 1 – 3cm hoặc lớn hơn, khi chín có màu mận hoặc màu đỏ tươi, có vị chua hơi chát.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây mọc hoang trên các vùng núi cao (độ cao 1500 – 2000m) ở miền Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao bằng, Tuyên Quang. Ngoài ra, cây còn mọc ở nhiều nước châu Á (Myanma, Thái Lan, Trung Quốc…) và châu Âu khác.

d/ Bộ phận dùng

Bộ phận dùng chính là quả chính mọng, thái mỏng, phơi khô

e/ Thành phần hóa học

– Trong vị thuốc sơn tra có một số thành phần như: các acid hữu cơ (gồm acid citric, acid oleanic, acid tartric), vitamin C, tanin, fructoza, đường, tinh dầu… Ngoài ra còn có các chất như: axtylcholin, cholin, phytosterin, pectin, ursolic, craraegic.

– Trong vỏ cây người ta tìm thấy 2 chất đắng là craraegin và oxyacanthin.

– Trong hoa của tất cả các loại sơn tra thường có quexetinm quexitrin, tinh dầu cùng một số thành phần khác.

f/ Thu hái chế biến

Sơn tra khi chín hái về phơi khô sẽ được gọi là sơn tra sống. Nếu dùng lửa đốt thành than để dùng dần sẽ được gọi là than sơn tra. Hoặc có thể hái quả chín về thái ngang hay bổ dọc rồi phơi hoặc sấy khô.

2/ Công dụng của cây sơn tra

a/ Theo y học cổ truyền

Từ lâu sơn tra đã được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng, một vị thuốc hữu ích trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có khả năng phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết, tiêu thực. Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sán khí, đau tinh hoàn, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không dứt…. Phần ruột sơn tra rất tốt cho đường tiêu hóa nên người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng thường xuyên.

b/ Theo y học hiện đại

Táo mèo của nước ta cũng thuộc họ sơn tra

Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của vị thuốc sơn tra hoặc các thành phần khác của cây. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại thuốc quý này. Cụ thể:

– Theo các nhà nghiên cứu dược lý Trung Quốc: Sơn tra có tác dụng tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn mạch, chống loạn nhịp tim, cường tim, hạ áp. Nước cất từ quả có khả năng phòng và giảm bớt thiếu máu cơ tim khi thực nghiệm. Vị thuốc này cũng có tác dụng làm hạ lipid máu rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch thông qua cơ chế chủ yếu là tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phải chống hấp thu cholesterol. Sau khi uống nước sắc sơn tra, lượng enzym trong dạ dày tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo cũng tăng giúp tiêu hóa chất béo tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra nhóm quả cùng họ với táo mèo này có tác dụng ức chế các trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, mũ xanh, liên cầu beta, tụ cầu vàng…

– Theo nghiên cứu ở Liên Xô cũ: Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954) đã nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm giản sự kích thích và tăng sự co bóp của cơ tim. Nó cũng làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim, mách máu não, tăng độ nhạy của tim với tác dụng của các glucozit chữa bệnh tim

– Theo nghiên cứu ở châu Âu: Nhân nhân dân và y học châu Âu thì dùng hoa, lá sơn tra Crataegus oxyacantha làm thuốc chữa tim, trong cả thí nghiệm và lâm sàng. Thuốc chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha có tác dụng làm mạnh tim, điều hoà sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh.

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây sơn tra

Sơn tra là thành phần của nhiều bài thuốc

– Bột sơn tra, thuật hương gạo: Chuẩn bị sơn tra 30g, thương thuật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ. Nghiền tất cả các vị thuốc này thành bột mịn, cho vào hộp thủy tinh, mỗi lần dùng từ 6 – 10g. Khi dùng thì kết hợp với nước gạo hoặc nước sơn tra, mỗi ngày 3 lần. Loại bột này rất thích hợp với chứng tả do khó tiêu, đầy bụng.

– Sơn tra ngâm mật ong: Chuẩn bị sơn tra 500g, mật ong 250ml. Rửa sạch sơn tra, bỏ cuống, hạt, cho vào nổi nhôm, thêm nước, đun cho quả chín khoảng 7 phần 10. Khi nước sắp cạn thì thêm mật ong vào đun nhỏ lửa. Đến khi nhừ thì gạn nước mật ra, để nguội, cho vào lọ bảo quản dùng dần. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn từ 15 – 30ml. Nước này có khả năng khai vị, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết hóa ứ nên được sử dụng trong trị liệu bệnh mạch vành và chứng ăn không tiêu.

– Nước sơn tra mạch nha: Chuẩn bị sơn tra sao, mạch nha thắng, cốc nha thắng mỗi thứ 10g; đường trắng 30g. Cho 3 vị đầu vào nồi sắc trong 15 phút lấy nước, dùng vải mỏng lọc ra, thêm đường trắng và dùng khi nước còn ấm. Ngày uống 2 – 3 lần. Loại nước này có khả năng tiêu thực, tiêu trệ, chữa đau bụng do khó tiêu.

– Nước sơn tra, thần khúc: Chuẩn bị sơn tra, thần khúc mỗi vị 15g. Cho tất cả vào nồi sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Thuốc có tác dụng chữa đi tả do khó tiêu.

– Đồ uống bằng sơn tra, tam thất: Chuẩn bị sơn tra sống 15g, tam thất 3g. Cho 2 vị vào cốc ngâm với nước sôi trong vòng nửa tiếng, uống thay trà. Mỗi ngày một thang, dùng liền vài ngày sẽ giảm đau, tiêu ứ, hoạt lạc để giảm các chứng bênh động mạch vành, ứ tắc kinh lạc tim.

– Trà cải lão hoàn đồng: Chuẩn bị ruột sơn tra 15g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, trà ô long 3g, hòe giác 10g. Cho ruột sơn tra, hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao vào nồi sắc với nước vôi trong. Lấy nước ngâm trà ô long, uống thay nước. Loại trà này có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, hạ mỡ trong máu, tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.

– Trà giảm mỡ: Chuẩn bị sơn tra sống 10g, ý dĩ sống 10g, lá lạc 15g, vỏ quýt 5g, lá sen khô 60g, lá trà 60g. Đem tất cả các vị thuốc nghiền thành bột, ngâm với nước sôi, uống thay trà. Trà có tác dụng tỉnh tỳ, tiêu thấp, giảm mỡ béo, thích hợp với người thừa cân béo phì, người mắc chứng mỡ trong máu với triệu chứng tức ngực chóng mặt, buồn nôn, dạ dày đau, lưỡi sưng to, chất lưỡi nhờn, mạch căng trơn.

Exit mobile version