Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Sự thật về cây keo giậu

Tuy không phải là một loại thuốc nổi tiếng nhưng keo giậu cũng có những giá trị nhất định về mặt y học. Nếu bạn đang có ý định tẩy giun thì vị thuốc này chính là một gợi ý thú vị. Chỉ cần bạn tuân thủ theo ý kiến từ bác sĩ đưa ra thì giun sán không còn là căn bệnh đáng lo ngại nữa.

Cây keo giậu là gì?

Tên khoa học/ tên khác

Cây keo giậu có tên khoa học là Leucaena glauca Benth, thuộc họ trinh nữ Mimosaceae. Tùy theo từng vùng đất mà cây còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: bồ kết dại, muồng, táo nhân.

Hạt chính là bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc.

Mô tả cây

Keo giậu là loài cây có kích thước tầm trung, chiều cao của cây đạt ngưỡng 2 đến 4m. lá cây 2 lần kép lông chim, phía dưới phình lên, có một cái hạch nho nhỏ ở ngay cuống phụ. Khi quan sát kĩ cuống lá, bạn sẽ bắt gặp các lông nhỏ nằm rạp hẳn xuống. Lá chét từ 11 đến 18 đôi, cuống rất ngắn nên rất khó thấy, lá cây hình liềm, nhỏ ở đầu, phình hơn ở giữa. Hoa của cây hợp thành những quả cầu nhỏ, có màu trắng muốt. Quả có màu nâu, một đầu nhọn như mỏ quạ. Mỗi quả thường chứa tầm 15 đến 20 hạt, dẹt, sắp nghiêng, hình bầu dục, mang sắc nâu nhạt, phía dưới hơi bị lẹm vào một chút. Mùa ra hoa của cây thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, trong khi đó, mùa kết quả sẽ rơi vào tháng 7 đến tháng 9.

Hình dáng cây keo giậu

Mọc chủ yếu ở đâu?

Loài cây này thường mọc hoang hoặc được trồng làm bờ rào tại làng quê. Ngoài ra người ta còn trồng cây để ủ phân xanh. Trâu bò rất thích ăn lá loài cây này.

Thành phần hóa học

Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cây keo giậu. Dưới đây là hai nghiên cứu trọng điểm, có tính chính xác cao nhất:

+ Nghiên cứu của Mascré năm 1937 và Roger-Johnson năm 1949

Theo nghiên cứu này, hạt cây có các thành phần chủ chốt sau: 12 – 14% chất nhầy, chất đường, 21% protit, 4,45% tro, 5,5% chất béo và 3% leuxenola.

+ Theo nghiên cứu của chuyên gia Nhật Bản Tôminaca năm 1949 thì lá cây chứa hợp chất glucozit.

Thu hái chế biến

Đến mùa quả chín bạn chỉ cần hái quả về, đập ra, tách lấy hạt, đem phơi khô hoặc sấy là được. Cần bảo quản trong hộp kín, nơi thoáng mát để hạt không bị nấm mốc hay bị mối mọt tấn công.

Công dụng của cây keo giậu

Để tươi hạt keo giậu có tính bình, mát, khi đem lên sao vàng thì hạt lại có vị đắng nhạt, thơm bùi. Đây là vị thuốc rất tốt để tẩy trừ giun sán. Đáng chú ý, tại một số tỉnh thành, loại hạt này còn được rang lên, uống tương tự như cà phê. Nhận thấy hạt keo giậu có tỉ lệ prôtit rất cao, nhiều người đã sử dụng loại hạt này làm thức ăn cho vật nuôi nhưng kết quả thu lại không được khả quan:

+ Gà con

Tỉ lệ gà chết tăng, đây cũng không phải là loại thức ăn gà ưa thích.

+ Thỏ

Sức khỏe suy giảm, tử vong.

+ Lợn

Suy giảm khả năng sinh đẻ trong suốt một thời gian dài.

+ Lừa, ngựa

Xảy ra 1 số biến chứng kì lạ trên cơ thể như: rụng lông, bờm và đuôi.

Tuy nhiên, riêng với trâu bò thì loại hạt này lại không để lại bất kì tác dụng phụ nào.

Hạt được dùng để chữa bệnh rất tốt

Bên cạnh đó, vỏ cây cũng được đánh giá cao trong việc thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

Cách dùng cây keo giậu

Có rất nhiều cách để sử dụng hạt keo giậu với mục đích diệt trừ giun sán. Dưới đây là 3 cách dùng thông dụng nhất:

Cách 1: Quả sau khi thu hái về, đập ra, tách lấy hạt ăn tươi.

Cách 2: Đem hạt tươi rang vàng lên đến khi hạt nở mới dừng lại, để nguội rồi mang đi tán bột nhuyễn, uống đều đặn.

Cách 3: Sử dụng bột nghiền nhuyễn từ hạt keo giậu khô để làm bánh.

Dù áp dụng hình thức nào đi chăng nữa bạn cũng phải áp dụng các nguyên tắc sau:

+ Liều lượng sử dụng

Tùy theo đối tượng, giới tính, độ tuổi mà bạn có thể tinh chỉnh liều lượng sao cho phù hợp nhất. Với trẻ em, liều lượng thích hợp cho 1 ngày sử dụng là từ 25 đến 50g, đối với người lớn là 25 đến 50g. Để có liều dùng chuẩn nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ uy tín.

Nếu dùng quá nhiều thuốc, bạn sẽ bị rụng tóc. Những người tóc thưa, tóc mỏng hoặc ít tóc nên cẩn trọng với tác dụng phụ này.

+ Thời điểm dùng thuốc

Thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi được sử dụng vào buổi sáng sớm, khi bụng đang đói.

+ Thời gian dùng thuốc

Tùy theo thể trạng cơ thể và tình hình bệnh, một liệu trình sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

Loại thuốc này không thể sử dụng một cách bừa bãi

Tất cả thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để có thể trị bệnh dứt điểm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Tránh sử dụng bừa bãi, sai liều lượng và cách thức dùng thuốc. Không phải bất cứ loại thuốc nam nào cũng an toàn cho sức khỏe, chỉ cần dùng sai cách thôi, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy hãy cẩn trọng với sức khỏe của mình và người thân trong gia đình khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Exit mobile version