1/ Cây bạc hà là gì?
Bạc hà có rất nhiều loại nhưng trong điều trị thường chỉ dùng 2 loại chính là bạc hà Việt Nam hay bạc hà nam và bạc hà Âu châu hay bạc hà cay (Mentha piperita L). Trong khi đó, ở nước ta bạc hà nam là loại thường được tròng và sử dụng hơn cả. Do đó, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần và những công dụng chính của bạc hà nam.
a/ Tên khoa học, tên khác
Bạc hà là vị thuốc được dùng nhiều trong y học với các tên gọi khác nhau như: anh sinh, bạt đài, đông đô, kê tô, băng hầu úy, thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), lên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa), phiên hà, ngô bạc khá, phiên hà thái (Thiên Kim Phương – Thực Trị). Cây có tên khoa học là Mentha arvensis L, thuộc họ khoa học Hoa môi – Lamiaceace.
b/ Mô tả cây
Cây bạc hà nam là một loại cỏ sống lâu năm, thường cao từ 10 – 70cm, thậm chí có một số cây có thể cao tới 1m. Cây mọc đứng hoặc hơi bò, thân cây vuông, có phân nhánh, trên thân có nhiều lông. Lá cây là dạng lá mọc đối, phiến lá hình trứng hay thon dài, rộng 2 – 3cm, dài 3 – 7cm, cuống dài từ 2 – 10mm. Mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông bài tiết, mép lá có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa có hình môi màu hồng nhạt, tím hoặc có khi màu trắng. Ít khi thấy có quả và hạt.
Ngoài giống Mentha arvensis L mọc hoang nhiều ở nước ta, gần đây các cơ sở trong nước đã nhập một số chủng cùng loài có năng suất tinh dầu cao như bạc hà 974 (được đưa vào nước ta từ tháng 9/1974), bạc hà 975 (được đưa vào nước ta từ tháng 9/1975) và bạc hà 976 (xuất xứ từ Triều Tiên, được đưa vào nước ta từ tháng 9/1976). Trong đó, hai loại 974 và 975 được xác định thuộc loài Mentha haplocalyx Briq, nhóm Mentha arvensis.
c/ Mọc chủ yếu ở đâu?
Cây Mentha arvensis L mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cây mọc hoang ở cả đồng bằng và miền núi, đặc biệt nhiều ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Ba Vì (Hà Tây cũ), Bắc Cạn, Sơn La. Trước đây, cây Mentha arvensis L chỉ được trồng quy mô lớn ở các làng Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa trai (Hưng Yên) và rải rác ở nhiều tỉnh khác để lấy lá và cây làm thuốc. Đến năm 1958, vườn trồng Mentha arvensis L thí điểm của Đại học Dược khoa Hà Nội tại huyện Gia Lâm, Hà Nội đã được trang bị nồi cất tinh dầu. Đến năm 1972, cả nước ta lần đầu tiên đã tự sản xuất được khoảng 60 tấn tinh dầu bạc hà và khoảng 1 tấn menthol tinh thể.
Ngoài Việt Nam, cây bạc hà nam còn được tìm thấy và khai thác ở Nhật Bản (nổi tiếng vì tinh dầu chứa nhiều mentol nhất, tới 80 – 90%), Trung Quốc (đặc biệt là các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Phúc Kiến, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây…).
d/ Bộ phận dùng
Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất (được gọi là Mentha hay Herba Menihae). Từ Mentha arvensis L, người ta tạo ra được các vị thuốc chính là
– Bạc hà diệp (Folium Mentbae) là lá bạc hà tươi, phơi hoặc sấy khô.
– Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae) là tinh dầu cất từ cây bạc hà.
– Bạc hà não (Mentol-Menthol) là chất đặc, trắng được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà ra. Với tinh dầu bạc hà và mentol, người ta còn chế thành nhiều dạng thuốc phổ thông khác như kẹo ngậm ho bạc hà, thuốc đánh răng bạc hà, dầu cù (nước hoặc cao còn gọi là dầu con hổ), rượu bạc hà.
e/ Thành phần hóa học
Hoạt chất chủ yếu trong Mentha arvensis L là tinh dầu bạc hà. Tỷ lệ tinh dầu thường dao động từ 0,5 – 1%, có khi lên tới 1,3 – 1,5%. Ngoài tinh dầu, trong cây còn có các flavonozit. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gồm các chất là Mentola Cl0H19OH với tỷ lệ 40-50% (loài của Trung Quốc và Nhật Bán có lượng Mentola lên tới 70 – 90%). Mentola ở trong tinh dầu thường ở trạng thái tự do với một phần ở dạng kết hợp với axit axetic. Trong nhiều tài liệu y khoa cũng nêu các thành phần hóa học của bạc hà như:
– Trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam thì tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam có chứa Sabinen, Myrcen, – a Pinen, Menthol, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthyl Acetat, Isomenthol, Neomenthol, Pulegon.
– Trong Trung Dược Học thì bạc hà có Menthol, Menthone, Menthenone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl – n – Amylketone, Isomenthone, Pinene, Piperitone, Piperitenone, Pulegone.
– Trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam thì bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 – 1982). Tinh dầu lại gồm 23 thành phần đã xác định được như: Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5%, a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 – 3,2%, Piperiton 4%.
f/ Thu hái chế biến
Mentha arvensis L trồng khoảng 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch đợt đầu, thường 1 năm có thể cắt cây khoảng 3 hoặc 4 lần. Lần đầu tiên trong khoảng tháng 6 – 7, sau 2 tháng là vào cuối tháng 8 hay tháng 9, lúc cây đang ra hoa nhiều thì lại hái lần nữa. Sau mỗi lần hái cần xới và bón phân. Nếu hái 4 lần thì có thể hái lứa đầu vào tháng 6 – 7, lứa thứ hai vào khoảng tháng 8 – 9, lứa thú ba vào tháng từ 10 – 11, lứa thứ 4 là từ tháng 2 – 3 năm sau. Hái về, cần bó lại từng bó, phơi chỗ mát cho khô hoặc nếu cất tinh dầu thì cần cất ngay hay để hơi héo mà cất.
Ngoài ra, người ta cũng bào chế bạc hà khô làm thuốc bằng cách lấy lá khô khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây đã mềm thì cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). Hoặc chó thể áp dụng theo cách ghi trong Dược Liệu Việt Nam là rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn thành các đoàn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô.
Bạc hà khô tốt là loại có thân khô hình vuông có nếp nhăn dọc, màu vàng nâu hoặc tím nâu, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng. Lá mọc đối màu vàng nâu hoặc xanh nâu, teo nhăn lại rất khó nhìn ra nguyên hình nhưng có mùi thơm mãnh liệt và không có lá úa sâu.
Tuy là một vị thuốc rất phổ biến, nhưng hiện nước ta mới tự túc được lá và cây Mentha arvensis L, còn tinh dầu và mentol vẫn phải nhập rất nhiều.
2/ Công dụng của bạc hà
a/ Theo y học cổ truyền
Bạc hà có vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh phế, can. Khứ uế khí, phá huyết, phát độc hãn, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết. Thuốc cũng trị âm dương độc, thương hàn đầu đau; trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí; trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm; trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, đầu đau….
b/ Theo y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra những công dụng của Mentha arvensis L cho sức khỏe. Có thể kể đến 10 công dụng chính gồm:
– Chữa khó tiêu: Lá Mentha arvensis L là giải pháp chữa khó tiêu hiệu quả. Nó cải thiện dòng chảy của mật thông qua dạ dày và kích thích tiêu hóa. Đặc biệt, bạc hà cũng giúp khắc phục cho chứng đầy hơi và làm giảm đau và khó chịu khi bị đầy hơi.
– Chữa hội chứng ruột kích thích: Trong năm 2011, các nhà nghiên cứu Úc đã tìm thấy lá Mentha arvensis L có thể giúp làm giảm hội chứng ruột kích thích. Lý do được xác định là do Mentha arvensis L kích hoạt kênh “chống đau” ở đại tràng và làm dịu cơn đau viêm ở đường tiêu hóa.
– Dị ứng theo mùa: Trong lá Mentha arvensis L có chứa chất chống oxy hóa được gọi là axit rosmarinic – loại hợp chất hóa học này từng được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Nghiên cứu cho thấy, axit rosmarinic có đặc tính kháng viêm và sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa.
– Chữa cảm lạnh thông thường: Mentha arvensis L cũng có tác dụng trong việc giải quyết chứng cảm lạnh thông thường. Khi trời lạnh, cơ thể xuất hiện các triệu chứng tích tụ đờm và nước mũi thì bạn có thể uống trà bạc hà ấm hoặc nhai vài lá bạc hà để giảm nhanh triệu chứng đau họng và đau mũi.
– Giảm đau đầu và cổ: Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle (Anh) thì loại dược liệu này cũng hiệu quả như thuốc giảm đau thông thường.
– Ngừa chóng mặt và đau ốm: Khi cảm thấy muốn nôn thì hãy nhổ một vài lá Mentha arvensis L xanh và nhai chúng. Hương thơm và cảm giác the mát của bạc hà là một phương thuốc để giảm nhanh chóng và hiệu quả chứng buồn nôn.
– Làm dịu viêm da: Nước lá cây còn có thể được dùng như một loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da có tác dụng làm dịu và làm mát vùng da bị ảnh hưởng do côn trùng cắn, phát ban hoặc phản ứng khác.
– Tăng sự tỉnh táo: Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy việc nhai kẹo cao su hương bạc hà giúp tăng sự tỉnh táo. Đặc biệt, những người thường xuyên sử dụng loại kẹo này có sự tỉnh táo về tinh thần và trí nhớ tốt hơn so với những người không ăn.
– Tốt cho “núi đôi”: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí International Breastfeeding (tạp chí quốc tế cho con bú) thì nước sắc và nước ép bạc hà cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các vết nứt núm vú và đau núm vú ở phụ nữ đang cho con bú.
– Giảm cân: Bạc hà có thể là thứ vũ khí bí mật của bạn để giảm cân. Loại dược liệu này hoạt động bằng cách kích thích các enzyme tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, tiêu thụ mỡ và biến chúng thành năng lượng. Trong năm 2003, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của 14 loại thảo mộc và gia vị tới các hoạt động của enzym tuyến tụy và ruột non. Kết quả cho thấy Mentha arvensis L có thể tăng cường hoạt động này, giúp thức ăn nhanh chóng chuyển đổi thành năng lượng. Dp đó, chỉ với bạc hà, dầu mỡ bạn ăn sẽ thành năng lượng và không tích tụ trong cơ thể.
3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng bạc hà
Mọi người có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc đơn giản từ bạc hà dưới đây:
– Chữa đau đầu, đau mắt: Nếu đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt thì có thể dùng bài Tổng Phương Lục Vị Thang trong Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách. Bài thuốc gồm các vị Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Kinh giới 12g, Cam thảo 8g, sắc uống. Nếu đầu đau, mắt đau do phong nhiệt thì cũng có thể lấy Bạc hà 6g, Tang diệp 10g, Cúc hoa 10g, sắc lấy nước uống.
– Chữa sốt cao: Nếu bị sốt cao, sợ nóng, miệng khát, mồ hôi không ra được, bứt rứt, đêm nằm không yên thì có thể áp dụng bài Thạch Cao Bạc Hà Tán trong Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách. Bài thuốc bao gồm các thành phần Bạc hà diệp 20g, Thạch cao (sống) 40g. Đem cả 2 vị tán bột, ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 – 4g với nước nóng.
– Chữa cảm giai đoạn đầu: Nếu bị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng thì có thể áp dụng bài Thanh Giải Thang trong Trung dược học. Bài thuốc gồm các vị Bạc hà 8g, Cam thảo 6g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, sắc lấy nước uống.
– Chữa mề đay, phong ngứa, ban sởi giai đoạn đầu chưa phát: Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc trong Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách gồm Bạc hà 4g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g, Ngưu bàng tử 12g. Sắc uống thì sởi sẽ mọc ra.
– Chữa ngứa ngoài da: Có thể áp dụng Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương gồm Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Đem cả 2 vị tán thành bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu.
– Chữa răng đau do phong hỏa: Người bệnh có thể chuẩn bị Bạc hà lá 10g, Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Cúc hoa 10g, Tổ ong 10g. Sắc lấy nước uống.