Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Toan táo nhân là gì, có công dụng gì cho sức khỏe?

1/ Cây toan táo nhân là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Toan táo nhân còn gọi là táo ta. Cây có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, thuộc họ khoa học táo ta (Rhamnaceae). Theo một số sách y dược cổ, toan táo nhân còn có tác tên khác như toan táo hạch (Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí), táo nhân (Dược Phẩm Hóa Nghĩa); nhị nhân, điều thụy sam quân, sơn táo nhân, dương táo nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

b/ Mô tả cây

Táo chua là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng táo chua còn là một cây thuốc quý, có khả năng phòng trị nhiều chứng bệnh. Về hình dáng bên ngoài, cây thường cao từ 2 – 4 mét, có gai (gai nhọn, khá dày), cành buông thõng. Lá cây hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài, mặt dưới có lông trắng, mặt trên màu xanh lục nhẵn. Trên lá có 3 gân dọc lồi lên rõ rệt, mép lá có răng cưa. Hoa táo chua có màu trắng, mọc thành xim ở các kẽ lá, đặc biệt là các kẽ gần đầu cành. Quả là dạng quả hạch có vỏ ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín chuyển sang màu hơi vàng. Vỏ quả giữa có vị ngọt hơi chua, chính giữa có 1 quả hạch cứng xù xì (còn gọi là hạt), bên trong chứa 1 hạt dẹt gọi là táo nhân hoặc toan táo nhân.

Toan táo nhân là vị thuốc thu được từ cây táo chua

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Cây mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi nơi để lấy quả hoặc làm dược liệu.

d/ Bộ phận dùng

Phần dùng làm thuốc là hạt quả còn được gọi là Semen Zizyphi. Thứ hạt nguyên vẹn, to mập, vỏ ngoài màu hồng tía là tốt nhất.

e/ Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của toan táo nhân gồm dầu, beta sitosterol, saponin, betulin, betulin acid, flavon C-glycosid và vitamin C. Ngoài ra, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng của táo nhân. Trong đó:

– Byung Hoon Han và cộng sự, C A, 1988 cho rằng trong vị thuốc này chứa sanjoinine, A, B, D, E, F, G1, G2, Ia, Ib, K.

– Byung Hoon Han và cộng sự, Phytochemistry 1990 cho rằng nhân hạt táo có các thành phần như: amphibine-D, nuciferine, frangufoline, sanjoinenine, nornuciferine, norisocorydine, n-methylasimilobine, zizyphusine, caaverine, coclaurine, 5-hydroxy-6-methoxynoraporphine.

– Tăng Lộ, Thực Vật Học Báo 1986 cho rằng táo nhân có alphitolic acid, betulinic acid, betulin, ceanothic acid.

f/ Thu hái chế biến

Để chế biến toan táo nhân chỉ cần lấy quả chín già về bỏ thịt, tách lấy nhân hạt

Đến tháng 2 – 3 hái quả chín già về bỏ thịt lấy hạch xay ra được nhân. Đem nhân đó đi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng có thể để sống hoặc sao đen nhưng nếu dùng sống thì chỉ nên dùng liều thấp.

Toan táo nhân khô sẽ có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục rộng 0,5 – 0,7cm, dài 0,6 – 1cm, dầy khoảng 0,3cm. Một mặt nhân hơi phẳng, một mặt hơi lồi, phía giữa có một đường vân dọc nổi lên. Đầu nhọn có một chỗ lõm, hơi có mầu trắng. Vỏ ngoài nhân táo chua cứng, có màu nâu tía hoặc hồng tía, trơn tru, láng bóng, có khi có đường vân nứt. Bỏ vỏ này thì thấy 2 mảnh của nhân táo màu hơi vàng, hơi có mùi, vị ngọt, nhiều chất dầu (theo Dược Tài Học).

Lưu ý, đừng nhâm toan táo nhân (nhân hạt của quả táo chua, táo ta ăn) với hạt quả cây keo hay bồ kết đại Leucacna glauea. Bởi vì trông 2 hạt khá giống nhau và hiện có nơi gọi loại hạt này là nam toan táo.

2/ Công dụng của toan táo nhân

 

Toan táo nhân có nhiều công dụng cho sức khỏe và y học

– Theo y học cổ truyền: Nhân táo chua có vị ngọt, tính bình, vào các kinh can, tâm và đởn. Vị thuốc này có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, cầm mồ hôi. Do đó, thường được dùng để điều trị trong các trường hợp hồi hộp, mất ngủ, bồn chồn kích ứng, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung), nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo hãn), cơ thể hư nhược….

– Theo y học hiện đại: Theo Trung Dược Học toan táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần, gây ngủ nhờ thành phần saponin táo nhân. Thuốc cũng có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphi, hạ áp và chống loạn nhịp, giảm đau và hạ nhiệt. Trên thực nghiệm, nhân táo phối hợp với ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng.

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng toan táo nhân

Để phát huy các công dụng của toan táo nhân, người ta thường giã giập rồi sắc, rang nướng, xào rán với liều dùng từ 12 – 24g tùy bệnh và tình trạng sức khỏe. Ngoài kết hợp với các vị thuốc khác để làm thuốc phòng trị bệnh, điều dưỡng cơ thể, toán táo nhân còn được dùng nhiều trong các món ăn, bài thuốc. Tuy nhiên, người thực tà uất hỏa cấm dùng.

a/ Các bài thuốc từ toan táo nhân

– Bổ tâm, an thần: Nếu muốn chữa chứng mất ngủ, tim hồi hộp, lo phiền, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể yếu mệt thì người bệnh có thể lấy táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, xuyên khung 8g; cho tất cả vào nồi sắc uống. Nếu muốn chữa hay quên, thần kinh suy nhược, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời thì có thể lấy táo nhân sao 16g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, cam thảo 4g; cho tất cả vào nồi sắc uống.

– Bổ âm, cầm mồ hôi: Nếu muốn chữa các chứng bệnh do âm hư, nhiều mồ hôi thì có thể dùng bài thuốc gồm táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g, cho tất cả vào nồi sắc uống. Bài thuốc này cũng đường dùng để điều trị lao phổi và chứng sốt hâm hấp vào buổi chiều, do nhiều nguyên nhân gây ra nhiều mồ hôi, mất ngủ.

– Trị mồ hôi ra quá nhiều: Trường hợp mồ hôi ra nhiều, đã uống thuốc cố biểu mà cũng không cầm được mồ hôi thì có thể chuẩn bị toan táo nhân 40, sao đen, nghiền nát. Cho thêm các vih thuốc sinh địa, long nhãn nhục, trúc diệp, mạch môn, ngũ vị tử, lượng bằng nhau vào sắc uống.

Toan táo nhân có thể bổ âm, cầm mồ hôi hiệu quả

– Trị mồ hôi trộm do âm hư: Với chứng bệnh này có thể áp dụng Trị Đạo Hãn Phương – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách gồm các thành phần táo nhân (sao) 20g, phục linh, đảng sâm đều 12g. Đem tất cả tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống.

– Trị bị gai đâm vào trong thịt: Theo Ngoại Đài Bí yếu có thể lấy toan táo hạch, đốt tồn tính, tán bột, uống 8g với nước thì gai sẽ ra ngay.

– Trị cốt chưng, trong xương nóng âm ỉ, mất ngủ, tâm phiền: Có thể dùng Thái Bình Thánh Huệ phương với thành phần chính là nhân táo chua và sinh địa. Trong đó, toan táo nhân 40g, sao đen, tán bột, hòa với nước ngâm một lúc rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước đó nấu với cháo cho nhừng rồi cho thêm 1 chén nước cốt sinh địa, nấu lại cho cháo chín đều rồi ăn.

b/ Các món ăn bài thuốc từ toan táo nhân

– Cháo táo nhân: Chuẩn bị táo nhân 60g, nước thục địa hoàng 100g, gạo tẻ 200g. Cho toan táo nhân vào nồi sắc gạn lấy nước, nấu với gạo thành cháo, khi cháo chín nhừ thì cho tiếp nước thục địa vào, đun cho cháo sôi đều lên. Có thể ăn cháo này tùy ý nhiều lần trong ngày để giảm, điều trị cho các trường hợp đau nhức cơ thể, hồi hộp mất ngủ, bồn chồn kích ứng. Hoặc cũng có thể chuẩn bị toan táo nhân 15g, gạo tẻ 150g. Đem táo nhân sao tán thành bột, nấu với gạo cho thành cháo, ăn khi đói. Món cháo này chủ yếu được dùng trong các trường hợp hồi hộp mất ngủ kích ứng tăng xúc cảm.

– Cháo nhị đông táo nhân: Chuẩn bị táo nhân 10g, mạch đông 10g, thiên đông 10g, gạo nếp 100g và đường trắng lượng thích hợp. Đem 3 loại dược liệu cho vào nồi sắc lấy nước thuốc. Sau đó gạn lấy nước rồi cho gạo nếp vào nấu cháo, thêm đường cho vừa miệng. Món cháo này thường được dùng cho các trường hợp hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, tim đập nhanh.

– Viên nhục táo nhân thang: Chuẩn bị toan táo nhân sao 15g, long nhãn 12g, thêm nước vào đun cách thủy để ăn thường ngày. Món ăn này thường được dùng cho các trường hợp đau đầu, mất ngủ.

– Nước hồ toan táo nhân, nhân sâm, phục linh: Chuẩn bị toan táo nhân 30g, nhân sâm 30g, phục linh 30g. Đem tất cả sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 12 – 16g, hòa tan trong nước cháo loãng hoặc nước bột năng để ăn khi nóng. Dùng tốt cho các trường hợp ra mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm).

Exit mobile version