Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Đỗ trọng có những công dụng gì?

1/ Cây đỗ trọng là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Đỗ trọng còn có tên khác là miên, miên hoa, hậu đỗ trọng, diêm thủy sao, xuyên đỗ trọng, ngọc ti bì, loạn ngân ty, mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Tư tiên (Bản Kinh), tư trọng (Biệt Lục), Quỷ tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cây có tên khoa học là Eucomia ulmoides Oliv, thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).

b/ Mô tả cây

Đỗ trọng là cây thân gỗ sống lâu năm

Đỗ trọng là cây thuốc quý, sống lâu năm, dạng thân gỗ rụng lá hàng năm. Cây cao từ 15 – 20m với đường kính rộng 33 – 50cm. Cành đỗ trọng mọc chếch, tán cây hình tròn, vỏ màu xám. Lá hình tròn trứng, mọc cách, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, mép lá có răng cưa, màu xanh. Cuống lá có rãnh, không có lá bắc, phần mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, mặt trái lá non có lông tơ, lúc già chuyển sang nhẵn bóng không có lông.

Cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng. Lá cùng ra một lúc với hoa hoặc hoa ra trước lá. Hoa đực và hoa cái đều không có bao hoa. Hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm thuốc. Hoa cái do hai nhị cái hợp thành, có một tâm bì với đầu quả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt đỗ trọng dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây đỗ trọng có chất keo màu trắng bạc như tơ, bẻ gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa như tơ bạc.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Đỗ trọng được trồng nhiều ở Trung Quốc. Nếu sản xuất ở Đại Ba, Tứ Xuyên có mặt vỏ mịn, dày thịt. Nếu trồng ở dãy núi Lầu Sơn, Quý Châu thì mặt vỏ thô mịn khác nhau, phẩm chất không tốt bằng Tứ Xuyên. Riêng loại trồng ở Thiểm Tây, Hồ Bắc thì vỏ thô, xù xì, mỏng thịt, chất lượng kém hơn cả.

Ở Việt Nam, đỗ trọng đã được di thực vào từ những năm 1958 do có giá trị lớn có y học. Tuy nhiên, hiện loại thảo dược này vẫn chưa được phát triển mạnh. Cây chủ yếu được trồng ở Sapa và một số tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiệt độ tương đối thấp, khoảng 13 – 17 độ C.

d/ Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây đỗ trọng là vỏ cây. Tùy theo chủ đích mà có cách chế biến thành dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

e/ Thành phần hóa học

– Theo J. Parkin, 1921, trong đỗ trọng có 70% nhựa, 22,5% gutta pecka, 5% độ ẩm và 2,5% tro. Tuy nhiên chất gutta pecka có tính chất đàn hồi kém gutta pecka thật, việc chiết xuất khá khó khăn và hiệu xuất thu được chỉ 2 – 3%. Con số này thấp hơn nhiều lần hiệu suất gutta pecka chiết xuất ở các cây khác. Ngoài gutta pecka, trong đỗ trọng có chứa chất anbumin, chất màu, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ. Trong lá có thành phần tanin và nhựa.

– Theo Trung Dược Học, trong đỗ trọng có một số hoạt chất như: Gutta – Percha, Alcaloids, Glycoside, Potassium, Vitamin C.

– Theo Deyama Y và cộng sự – Chem Pharm Bull, 1987, thảo dược này có Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, 1- Hydroxypinoresinol, Medioresinol.

– Theo Lý Đông – Thực Vật Học Báo 1986, đỗ trọng có Vanilic acid, Ursolic acid, Sitosterol, Daucosterol.

f/ Thu hái chế biến

Đỗ trọng là cây trồng lâu năm nhưng tùy vào điều kiện từng vùng mà chọn thời điểm trồng thích hợp. Mùa đông gieo vào tháng 11, mùa guân gieo từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3. Gieo hạt, chăm sóc khoảng 10 năm mới thu được vỏ tốt. Người ta thường thu vỏ vào mùa xuân bằng cách vỏ, trừ lại 1/3 chu vị thân để đảm bảo cây sinh trưởng bình thường, sau vài năm lại có thể thu hoạch.

Phần vỏ bóc ra đem ép phẳng, xếp thành từng đống, ủ 6 – 7 ngày. Đến khi mặt trong có màu đen thì phơi hoặc sấy khô rồi cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng. Đỗ trọng đạt chất lượng sẽ có vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt. Khi bẻ ra thì thấy các sợi trắng giống như mành mành.

2/ Công dụng, cách dùng của cây đỗ trọng

Theo y học cổ truyền thì đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận. Vị thuốc này có tác dụng mạnh gân cốt, bổ can, thận, an thai, dùng chữa chân gối yếu mềm, đau lưng, tiểu nhiều.

Trong sách Bản thảo cương mục có chép về công dụng của đỗ trọng trong việc chữa chứng thận hư gân yếu chân, đi không được với iều dùng 5 – 12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Đỗ trọng rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp

N.V.Sapdinscoi (Phòng dược lý viện VNIFI, Liên xô cũ, 1950) đã nghiên cứu và xác định vị đỗ trọng không có độc. Từ năm 1951, đỗ trọng được công nhận là vị thuốc chính thức để điều trị bệnh cao huyết áp. Với liều vừa phải, đỗ trọng có tác dụng kích thích. Với liều cao thì có tác dụng ức chế hệ thống thàn kinh trung ương, nhất là vùng vỏ não. Thảo dược này còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp củ cơ tim….

Có thể tổng kết một số công dụng chính của đỗ trong với sức khỏe con người như:

– Làm thư giãn cơ trơn của mạch máu để hạ áp trong thời gian ngắn, được ứng dụng trong việc điều trị cao huyết áp

– Có tác dụng hạ cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành

– Tác dụng chống co giật và giảm đau

– Kháng viêm, tăng cường chứcnăng vỏ tuyến thượng thận

– Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể, điều chỉnh chức năng của tế bào

– Rút ngắn thời gian chảy máu và lợi tiểu

– Nước sắc có thể ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây đỗ trọng

Chữa đau vùng thắt lưng: Đỗ trọng, hạt quýt mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc người bệnh có thể dùng địa cốt bì, tỳ giải sắc cách thủy với rượu, uống hàng ngày.

Chữa huyết áp cao: Đỗ trọng (sống), hạ khô thảo mỗi thứ 80g; thục địa, đơn bì mỗi thứ 40g, tán bột làm thành viên, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 12g với nước. Hoặc đỗ trọng, tang ký sinh mỗi thứ 16g; cúc hoa, câu kỷ tử mỗi thứ 12g; mẫu lệ (sống) 20g, sắc uống. Cũng có thể lấy đỗ trọng, hạ khô thảo, hoàng cầm mỗi thứ 20g, sắc uống.

Chữa ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng, mẫu lệ hai vị bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa. Bài thuốc này cũng rất tốt với những người bị chảy nước mắt sống.

Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn: Với bài này người bệnh cần chuẩn bị đỗ trọng 4g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, thục địa 4g, phục linh 4g, ngưu tất 4g, mẫu đơn 3g, trạch tả 3g, ngũ vị 2g, phụ tử chế 1,2g, nhục quế 0,8g, cho tất cả vào nồi sắc uống. Bài thuốc này cũng rất tốt với trẻ nhỏ bẩm sinh ốm yếu, cam tích, bị trướng, còi xương, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, chậm nói, chậm đi.

Trị động thai (khi có thau 2 – 3 tháng): Nếu những tháng đầu của thai kỳ thấy ngang lưng đau như sáp sẩy thai thì lấy đỗ trọng (tẩm nước gừng, sao cho đứt tơ), xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Đem cả 2 tán thành bột. Dùng nhục táo nấu kỹ lấy nước trộn thuốc bột để viên thành từng viên, uống với nước cơm.

Trị quen hư thai hoặc cứ có thai tới 4 – 5 tháng là hư: Trước có thai 2 tháng chuẩn bị đỗ trọng 320g, sơn dược 200 – 240, tục đoạn 80g.  Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, sơn dược tán bột làm hồ, tục đoạn tẩm rượu sao khô tán bột. Cho các nguyên liệu vào viên thành các viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 5 – 10 viên vào lúc đói.

Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, cẩu tích, cốt toái bổ, mạch môn, đương quy, thục địa, ba kích, hoài sơn mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột để làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15 – 20g, chia làm 2 lần. Cũng có thể lấy đỗ trọng 16g, tỳ giải 16g, củ mài 25g, cẩu tích 20g, cốt toái bổ 16g, dây đau xương 12g, thỏ ty từ 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ gốc hạc 12g sắc uống.

Bổ thận, sinh tinh, cường dương: Có thể dùng bài Bát vị hoàn gia giảm gồm đỗ trọng 120g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g, thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, nhục quế 40g, phụ tử 40g, nhục thung dung 50g. Đem thục địa nấu cao pha với mật ong. Các vị khác thì sấy khô, tán mịn làm thành viên hoàn (mỗi viên 10g), ngày uống 4 viên chia sáng chiều.

Exit mobile version