Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Truy tìm tác dụng của cam thảo nam

Từ trước tới nay, cam thảo nam phần nhiều vẫn được nhắc đến như một loại cỏ. Ít ai ngờ rằng một loại cây nhỏ bé như vậy lại ẩn chứa trong mình vô vàn tác dụng kì diệu: chữa ho, mụn nhọt, mề đay, lỵ, cảm cúm,.. và đặc biệt nhất vẫn là việc đẩy lui căn bệnh tiểu đường quái ác.

Cây cam thảo nam là gì ?

Tên khoa học/ tên khác

Cam thảo nam được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau, có thể kể đến như: dã cam thảo, thổ cam thảo, giả cam thảo. Ngoài ra, loài cây này còn có tên khoa học là Seoparia dulcis L, thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Toàn bộ cây đều được làm thuốc. Vì vậy đây được coi là cây tận thu nhất trong tất cả các vị thuốc.

Mô tả cây

Cam thảo nam được xếp vào một loại cỏ, mọc thẳng, với chiều cao đạt ngưỡng 30 đến 80cm. Thân cây nhẵn nhụi, rễ to. Lá của cây có hình trứng ngược, dài thon, phía bên trên có rìa răng cưa, phía dưới lại không. Hoa của cây tương đối nhỏ, thường trổ vào mùa hạ, một mình hoặc theo cặp, màu trắng. Quả hình cầu, có rất nhiều hạt ở bên trong.

Cam thảo nam là một loại cỏ

Mọc chủ yếu ở đâu?

Loài cây này mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh thành Việt Nam và ở miền Nam trung quốc, đặc biệt là vùng Quảng Tây. Ngoài ra, người ta còn nhìn thấy cam thảo nam ở nhiều nước như: Châu Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,.. Từ đó, có thể thấy, loài cây này rất dễ trồng và phát triển, dễ dàng thích nghi với nhiều kiểu thời tiết khác nhua.

Thành phần hóa học

Lá cây có vị ngọt. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thì thành phần hóa học của cây gồm có: chất đắng, ancaloit, axit xilixic, amelin,…

Thu hái chế biến

Cam thảo nam có thể dùng tươi nhưng thông thường người dân vẫn phơi, sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản và dụng. Loài cây này có thể thu hoạch quanh năm, bạn chỉ cần đào cả cây lên, đem rửa sạch đất cát và phơi/sấy khô là xong.

Công dụng của cây cam thảo nam

Tại mỗi đất nước thì cam thảo nam lại nổi tiếng với một công dụng khác nhau. Tựu chung lại, loài cây này có các tác dụng điển hình như: chữa sốt, chữa say sắn độc, giải độc, chữa ho, điều trị bệnh lậu, mụn nhọt, mề đay, sốt phát ban, bí tiểu, chứng kính nguyệt ra nhiều, ỉa chạy, đái tháo đường,.. Đây đều là những căn bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày.

Cam thảo chữa được rất nhiều loại bệnh

Cách dùng cây cam thảo nam

+ Dùng chữa ung thư sinh phù thũng

Các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: 50g cam thảo nam, 30 đậu đỏ, 10g đại táo, 30g long quy. Bạn hãy đem tất cả các vị thuốc trên đi sấy khô, sắc uống mỗi ngày một thang theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

+ Chữa mụn nhọt

Sài đất, kim ngân hoa, cam thảo nam, mỗi vị 20g, làm sạch, phơi khô, mỗi ngày dùng 1 tháng, mụn nhọt sẽ suy giảm.

+ Chữa dị ứng, mề đay

Đây cũng là bài thuốc sắc uống với liều lượng 1 thang/ngày. Bài thuốc bao gồm các vị sau: lá mã đề 10g, cam thảo nam 15g, ké đầu ngựa, kim ngân hoa mỗi loại 20g.

+ Bài thuốc đẩy lui chứng sốt phát ban

Cần chuẩn bị 15 g các loại thuốc sau: cỏ nhọ nồi, cam thảo nam, sài đất mỗi vị 15g. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung 20g củ sắn dây và 12g lá trắc bá vào bài thuốc. Mỗi ngày bạn hãy uống 1 thang thuốc trên để bệnh tình mau khỏi.

+ Giúp việc tiểu tiện dễ dàng, thông suốt

Nếu gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện, mỗi ngày, bạn nên sắc uống 1 thang thuốc sau: râu ngô 12g, hạt mã đề 12g, cam thảo nam 15g.

+ Bài thuốc chuyên trị ho

Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 1 thang thuốc bao gồm các vị: vỏ rễ cây dâu, cam thảo nam mỗi vị 15g, lá bồng bồng 10g, cơn ho tự nhiên sẽ dứt.

+ Chữa trị cảm cúm

Hãy sắc chung các loại thuốc sau để uống mỗi ngày: bạc hà 9g, cam thảo nam tươi 30g, diếp cá 15g. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm các vị thuốc như: kim ngân, kinh giới, cỏ tranh, rau má, mạn kinh, sài hồ nam,..

Tùy theo bệnh cam thảo được kết hợp linh hoạt với các vị thuốc khác nhau

+ Chữa chứng lỵ

Bạn có thể sắc uống 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Cỏ seo gà 20g, cam thảo, lá mơ lông mỗi loại 15g.

Bài thuốc 2: rau má lá rau muống 30g, địa liền 30g, cam thảo 30g.

Cả 2 bài thuốc đều phải sử dụng đều đặn mỗi ngày bệnh mới mau khỏi.

+ Hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà liều lượng thuốc sử dụng cũng khác nhau. Nếu bạn đang ở trong giai đoạn biến chứng thì nên sắc uống diệp hạ châu và cam thảo nam, mỗi vị từ 10 đến 15g. Nếu không bị biến chứng thì chỉ nên dùng với liều lượng 5g mỗi loại.

Tất nhiên, các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn muốn điều trị bệnh hoàn toàn và dứt điểm thì nên khám chữa bệnh tại cơ sở y tế uy tín và tuân theo đơn thuốc từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ rõ cho bạn liều lượng sử dụng cam thảo nam thích hợp nhất và cách kết hợp chung với các vị thuốc khác. Nếu tự ý sử dụng bừa bãi, không những bệnh không khỏi mà bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm từ việc sử dụng thuốc không đúng cách.

Exit mobile version