Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Ấn tượng với tác dụng bất ngờ từ bí ngô

Bí ngô không chỉ là một loại rau quen thuộc hàng ngày. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều tác dụng chữa bệnh đáng quý của loại cây quen thuộc này.

Cây bí ngô là gì?

Tên khoa học/ tên khác

Bí ngô có tên khoa học là Cucurbita pepo L, thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae. Ngoài ra, loài cây này còn có một số cái tên khác như: bí đỏ, bí rợ, nam qua, má ứ, phặc đeng, plắc ropual, nhấm.

Hạt bí ngô là bộ phận được dùng để làm thuốc.

Mô tả cây

Bí ngô được xếp vào nhóm cây thảo, thân góc cạnh. Loại cây này thường mọc bò rạp dưới đất nhờ tua cuốn chẻ 2, 3 hoặc 4. Lá cây là lá đơn, mọc so le với nhau, phần cuống dài, mặt lá có màu xanh thẫm, bề mặt khá nhám. Trên toàn bộ thân cây là lớp lông cứng màu trắng. Hoa màu vàng, quả khi non màu xanh, khi già ngả sang vàng, bên trong chứa khá nhiều hạt màu trắng. Thời gian kết hoa là từ tháng 7 đến tháng 8. Cây cho quả vào tháng 9, tháng 10.

Bí ngô là loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày

Mọc chủ yếu ở đâu

Bí ngô là loài gốc ở châu Phi nhiệt đới. Ngày nay loại cây này đã được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới. tại Việt Nam, bí ngô là loại rau vô cùng quen thuộc, được trồng nhiều ở vùng đất ven sông, đất soi bài, đất trồng màu và trên các nương rẫy.

Nếu muốn trồng cây người ta sẽ tiến hành gieo hạt vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 5.

Thành phần hóa học

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ các thành phần có trong hạt bí ngô. Có 1 nghiên cứu cho rằng trong hạt chưa peponozit có tính nhựa chựa, nằm ở trong phơi và vỏ lụa. Tuy nghiên nghiên cứu này vẫn chưa được kiểm chứng.

Thu hái chế biến

Để quả có chất lượng tốt nhất, mỗi nhánh người trồng chỉ giữ lại 2 đến 3 quả và cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3. Khi quả già, bạn tách phần hạt để làm thuốc có thể dùng tươi hoặc đem rửa sạch, phơi khô để dùng dần.

Công dụng của cây bí ngô

Quả bí có vị ấm, ngọt, thượng được dùng làm rau ăn hàng ngày. Nó có tác dụng giải nhiệt, trị ho, nhuận tràng, lợi tiểu. Hạt vị ngọt, có dầu, tác dụng nổi bật của hạt là tẩy giun sán, giải nhiệt, giải khát.

Cả thịt và hạt bí đều có tác dụng tốt

Cách dùng cây bí ngô

+ Đẩy lui cơn đau đầu, trị chứng mất ngủ

Lấy bí ngô đem hầm chung với hạt sen, ăn mỗi ngày.

+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bạn hầm chung các nguyên liệu sau: bí ngô 200g, đậu xanh 100g, xương heo 100g, nêm gia vị vừa ăn.

+ Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến

Bạn chỉ cần rang hạt bí lên, mỗi ngày ăn khoảng 100g lúc đói là được.

+ Trị tiểu không tự chủ, đau mỏi khớp do âm hư thấp nhiệt

Đem các vị thuốc sau đi sắc uống: Hạt bí ngô, sơn thù, trạch tả mỗi loại 12g, thục địa 20g, hoài sớn 16g, đơn bì 14g, phục linh 14g, hoàng bá 10g.

+ Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Sắc 60 gram rễ cây bông và 60 gram vỏ bí ngô già, ngày dùng 2 lần.

Bài 2: Sắc 15 gram hương nhu, 60 gram bí ngô, 30 gram đường, ngày uống 2 lần sáng và tối.

+ Tẩy trừ giun sán

Đây là tác dụng nổi bật nhất của vị thuốc này. Với người lớn, liều lượng sử dụng phù hợp là từ 20 đến 40g, lưu ý hạt đã bỏ vỏ. Với trẻ em, liều lượng sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi. Để việc tẩy giun đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần uống thước tẩy muối nhẹ vào chiều hôm trước. Có thể kể đến một số bài thuốc tiêu biểu như:

Bài 1: Đem hạt đi bóc sạch vỏ, để nguyên màng xanh, giã nát, thêm 50 – 100g mật, siro hoặc đường, có thể thêm chút nước, ăn hết trong vòng 1 giờ lúc đói, nghỉ ngơi trong vòng 3 ngày, đi ngoài trong chậu nước ấm, nhúng cả mông. Liều lượng hạt được chia theo từng độ tuổi: Người lớn 100g, trẻ 3 – 4 tuổi 30g, 5 – 7 tuổi 50g, 7 – 10 tuổi 75g.

Bài 2: Đem hạt nguyên vỏ xay nhỏ, thêm nước, đun cách thủy trong vòng 2 giờ, sau đó lọc qua gạc, hớt bỏ thêm dầu. Để dễ uống hơn, bạn có thể thêm đường. Thời gian uống là từ 20 đến 30 phút lúc đói. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể dùng thêm cao dương xỉ (liều lượng dành cho người lớn là từ 2,5 đến 3g) sau khi dùng thuốc trên 1 giờ. 1 giờ sau nữa, hãy dùng thuốc tẩy muối. Liều lượng dùng hạt bí như sau: người lớn 300g, trẻ dưới 5 tuổi 50 – 70g, 5 – 7 tuổi 100g, 7 – 10 tuổi 150g.

Ngoài ra, nếu muốn tiện hơn bạn có thể xay hạt bí thành bột, tách bỏ chất béo, thêm chút nước, uống trong 15 đến 20 phút. Liều lượng dùng thuốc như sau: người lớn 80g, trẻ em 30 – 40g.

Hạt bí nổi bật với tác dụng tẩy trừ giun sán

Bài 3: Kết hợp hạt bí với nước sắc hạt cau

Đầu tiên, bạn phải điều chế nước sắc hạt cau. Cách làm như sau: Chuẩn bị hạt cau theo liều lượng trẻ em dưới 10 tuổi 30g, phụ nữ và đàn ông thấp bé 50 – 60g, đàn ông to lớn 80g. Đem hạt cau bỏ vào 500ml nước, đun cạn đến khi còn 150 – 200ml. Sau đó bạn nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi hết kết tủa, để lắng, gạn và lọc. Tiếp tục đun đến khi còn 150 – 200ml.

Trình tự dùng thuốc như sau: Sáng sớm ăn 80 – 120g hạt bí có vỏ hoặc 40 – 100g sạch vỏ, đợi 2 giờ sau thì sử dụng thuốc sắc hạt cau. Thuốc tẩy sẽ được sử dụng ở 30 phút kế. Bạn hãy nghỉ ngơi, đến khi buồn đi ngoài thì nhúng cả mông vào chậu nước ấm để giải quyết.

Hạt bí tuy đem lại rất nhiều công dụng đáng quý nhưng hiện nay đa phần người ta hay rang để làm đồ ăn vặt nhiều hơn.

Exit mobile version