Starfoods Exim JSC – Chuyên nông nghiệp và dược liệu sạch

Xương bồ bổ dạ dày, kích thích tiêu hóa

1/ Cây xương bồ là gì?

a/ Tên khoa học, tên khác

Cây xương bồ còn được gọi là thạch xương bồ, thủy xương bồ. Cây có tên khoa học: Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L, thuộc họ Ráy Araceae. Tên xương bồ bắt nguồn từ xương là phồn thịnh, bồ là một thứ cỏ – nghĩa là một thứ cỏ mọc chi chít.

Trong đó, thạch xương bồ (Rhizoma Acorigraminei) là phần thân rễ phơi khô của cây thạch xương bồ Acorus gramineus Scoland. Còn thủy xương bồ (Rhizoma Acori calami) là phần thân rễ phơi khô của cây thủy xương bồ Acorus calamus L.

b/ Mô tả cây

– Thạch xương bồ: Acorus gramineus Scoland là một loại cỏ sống lâu năm, có thân rễ mọc ngang, đường kính bằng ngón tay, nhiều đốt, trên thân rễ có sẹo lá. Lá cây mọc đứng hình dải, dài từ 30 – 50cm, rộng từ 2 – 6cm, chỉ có gân chính giữa lá. Hoa mọc thành bông ở đầy một cán dẹt dài từ 10 – 30cm. Cán này được phủ bởi 1 lá bắc dài 7 – 20cm, rộng 2 – 4mm. Lá vượt cao hơn cụm hoa rất nhiều, khiến cụm hoa trông như lệch hẳn sang một bên. Cụm hoa dài từ 5 – 12cm, đường kính 2 – 4mm. Kết thành các quả mọng màu đỏ nhạt, một ngăn, có thành gần như khô, quanh hạt có một chất gôm nhầy.

Cây thạch xương bồ có lá cây hình mọc đứng hình dải

– Thủy xương bồ: Acorus calamus L cũng giống như Acorus gramineus Scoland nhưng cây to và cao hơn. Các lá dài từ 50 – 150cm, rộng từ 6 – 30mm. Lá bắc của cán hoa so với loài trên cũng dài hơn, có thể dài tới 45cm. Cụm hoa mọc thành bông mẫm, so với Acorus gramineus Scoland thì tho và ngắn hơn, thường dài khoảng 4 – 8cm với đường kính từ 6 – 12mm. Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả từ tháng 6 – 8.

c/ Mọc chủ yếu ở đâu?

Thạch xương bồ và thủy xương bồ mọc hoang tại miền núi phía Bắc và Trung nước ta. Thường mọc nhiều nơi khe đá, khe suốt, chỗ mát.

d/ Bộ phận dùng

Thân rễ.

e/ Thành phần hóa học

– Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam:

+ Trong Acorus gramineus Scoland có chừng 0,5 – 0,8 tinh dầu. Trong tinh dầu có lại có khoảng 86% asaron, một ít chất phenol và acid béo.

+ Trong Acorus calamus L có khoảng 1,5 – 3,5% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu cũng là asaron rồi đến asarylandehyt có glucozit đắng gọi là acorin và tanin.

– Theo sách Chinese herbal medicine: Thành phần chủ yếu của Acorus gramineus Scoland là beta-asaron, asaron, caryophyllene, ahumulene, sekishone.

– Bằng phân tích quang phổ, người ta lại phát hiện trong Acorus gramineus Scoland có hỗn hợp các axit béo, hỗn hợp đường, acotamin, acorin, beta-asarone, calamol, chalamen và tanin. Hỗn hợp các axit béo này bao gồm: oleic (29.1%), linoleic (24.5%), myristic (1.3%), palmitic (18.2%), palmitoleic (16.4%), stearic (7.3%) và arachidic (3.2%). Hỗn hợp đường thì bao gồm: fructose (79.1%), glucose (20.7%) và maltose (0.2%).

Trong thủy xương bồ có tinh dầu, acorin và tanin

f/ Thu hái chế biến

Có thể thu hái quanh năm để làm dược liệu, nhưng tốt nhất là vào mùa thu, ở các tháng 8 – 9. Khi hái về chỉ cần cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch đất cát rồi phơi khô là được.

2/ Công dụng của cây xương bồ

– Theo y học cổ truyền: Thuốc có vị cay, tính ôn, vào hai kinh tâm và can. Tác dụng tẩy uế, khai khiếu, trục đờm, tuyên khí, dùng chữa thần kinh suy nhược, kém tiêu hóa, ôn tràn vị, trị phong hàn tê thấp, làm thông cửu khiếu, sáng tai mắt…. Trường hợp trẻ con sốt nóng chỉ cần nấu nước tắm là khỏi. Do đó, xương bồ thường được dùng làm thuốc bổ, góp phần bồi bổ dạ dày, kích thích tiêu hóa.

– Theo y học hiện đại: Các nhà khoa học còn nghiên cứu và tìm ra nhiều tác dụng của xương bồ trong việc phòng trị bệnh như: cầm tiêu chảy, chữa đau dạ dày, suy nhược thần kinh, ho, hen phế quản, viêm phế quản, sốt, co giật, viêm khớp và loạn nhịp tim….

Người ta cũng đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết tinh chất của thạch xương bồ với bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết quả cho thấy sau 3 tuần điều trị thử nghiệm, các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn được giảm theo chiều hướng tốt.

Với dạ dày, uống xương bồ xúc tiến sự phân tiết các dịch tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế sự lên men không bình thường của dạ dày và ruột. Loại thảo dược này cũng làm giảm bớt sự căng thẳng của cơ trơn trong ruột. Đồng thời, có tác dụng kích thích đối với da và có thể tăng cường để máu chạy nhanh hơn ở một nơi nào đó trên cơ thể.

Xương bồ cũng rất tốt cho dạ dày và ruột

Theo nghiên cứu của Trịnh Vũ Phi (1982, Trung Hoa y học tạp chí) thì trong ống nghiệm xương bồ có khả năng sát khuẩn đối với một số loại vi khuẩn ngoài da.

Trong lâm sàng, xương bồ còn có tác dụng điều hòa nhịp tim trong các trường hợp: nhịp xoang nhanh, nhịp đa hiệp xoang nút, ngoại tâm thu thành chuỗi. Tuy nhiên, có trường hợp không có kết quả đối với trung tâm nhĩ hoặc ngoại tậm thu, nhịp hai nhịp ba đã có khá lâu. Gần đây, vị thuốc này đã được nghiên cứu để làm thuốc điều hòa nhịp tim.

3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây xương bồ

Xương bồ là vị thuốc hay được dùng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Thuốc thường được dùng theo liều là 10 – 15ml cao rượu thân rễ khô/ ngày (1ml cao rượu = 1g xương bồ). Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý là phàm âm huyết không đủ, tinh hoạt, ra nhiều mồ hôi thì cấm dùng. Vị thuốc này cũng kỵ sắt, ghét ma hoàng, đọc đởm, thịt dê, mật và đường. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng xương bồ:

– Chữa tai ù, hay quên, hay mệt mỏi: Xương bồ chọn thứ dài hơn 9 đốt, phơi khô trong râm. Sau đó, tán nhỏ, ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 3g. Hoặc có thể lấy thạch xương bồ 10g, xa tiền thảo 25g, cúc hoa 25g. Sắc uống thay nước liên tục 7 – 8 ngày.

– Chữa mụn nhọt: Xương bồ phơi khô trong râm, tán nhỏ rồi rắc lên các mụn nhọt lâu liền, hậu bối.

Xương bồ là giải pháp hữu hiệu cho mụn nhọt lâu liền, hậu bối

– Bồi bổ cơ thể: Trong sách cổ, người ta coi xương bồ là thuốc tiên. Chỉ cần lấy xương bồ về, ngâm nước vo gạo 1 đêm, cao hết bỏ vỏ, thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ. Sau đó luyện với mật, làm viên to bằng hạt ngô, sấy hoặc phơi cho khô. Ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống 30 viên, dùng rượu chiêu với thuốc. Sau 1 tháng thì tiêu cơm, 2 tháng trừ đờm, dùng hàng năm thì xương tủy đầy, đẹp người, đen tóc….

– Chữa ho lâu ngày: Lấy lá thạch xương bồ tươi, hạt chanh, hạt quất, mật gà đen, liều lượng như nhau. Sau đó, đem giã nhỏ, thêm chút đường hoặc mật rồi hấp cơm, uống mỗi ngày từ 4 – 6g.

– Chữa cảm lạnh, cấm khẩu: Thân rễ thạch xương bồ 8g sắc uống. Thuốc cũng chữa các chứng loạn nhịp tim, đầy bụng, ỉa chảy, chân, tay nhức mỏi rất hiệu quả.

– Chữa chứng kém ngủ, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, có cảm giác nóng bừng trong người, tiểu tiện ít: Chuẩn bị thạch xương bồ (thái nhỏ, sấy giòn) 20%, thảo quyết minh (sao đen) 30%, liên tâm (sao qua) 25%, mạch môn (bỏ lõi, sao khô) 25%. Đem tất cả các vị thuốc này tán thành bột mịn, luyện với đường để làm thành hoàn 1,5g. Ngày uống 10 – 20 viên chia làm 2 lần sớm và tối. Trẻ em chỉ uống nửa liều.

– Chữa chứng phong thấp làm tay chân không duỗi được hoặc bị liệt: Có thể lấy thạch xương bồ ngâm với nước vo gạo. Sau đó rửa sạch, dùng chày gỗ (vì vị thuốc này kỵ đồ sắt) giã nát rồi đem ngâm với rượu uống. Hoặc cũng có thể tán mịn rồi làm thành viên, ngày uống 8g.

Exit mobile version