1/ Cây bạch đàn là gì?
a/ Tên khoa học, tên khác
Bạch đàn còn có các tên gọi khách là bạch đàn chanh, khuynh diệp, khuynh diệp sả. Cây có tên khoa học là Eucalyptus globulus Labill, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Tên bạch đàn là tên có từ lâu ở các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Còn cái tên khuynh diệp bắt nguồn từ việc tinh dầu bạch đàn có mùi giống mùi dầu tram, cây lại có lá nghiêng nên đặt tên là khuynh diệp. Hiện nay, tên bạch đàn phổ biến và được dùng nhiều hơn.
Tuy nhiên, cần chú ý là trước đây, tên bạch đàn thường được dùng cho một số loại cây khác có mùi thơm như trầm, có tên gọi là đàn hương với tên khoa học là Santalum album L, thuộc họ Đàn hương (Santalaceae). Tuy nhiên, cây này chưa có ở Việt Nam.
b/ Mô tả cây
Cây bạch đàn cao to, có thể cao tới 10m hay hơn. Cành non thường có 4 cạnh, cành già tròn, không cạnh. Lá trên cành non và cành già có sự khác biệt nhất định. Ở cây non hoặc cành non, lá cây mọc đối, gần như không cuống, phiến lá hình trứng hoặc gần giống hình trái tim, dài 10 – 15cm, rộng 4 – 8cm, mỏng, sắc lục, như có sáp. Trên cành già, lá cây mọc riêng, so le, hình liềm, phiến lá hẹp dài 16 – 25cm, rộng 2 – 5cm cuống lá ngắn, cong. Phiến lá khi soi lên ánh sáng sẽ thấy rõ những điểm trong trong. Đó chính là những túi đựng tinh dầu. Hoa bạch đàn mọc tù kẽ lá, nị hoa hình núm ổn ngửa, có 4 lá đài và 4 cạnh tương ứng. Quả hình chén, phía trên có 4 ngăn, bên trong chứa ít hạt.
Ngoài giống cây bạch đàn kể trên, nước ta còn di thực vào nhiều loại bạch đàn khách như bạch đàn lá nhỏ Eucalytus tereticornis (E. umbellata), bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis (E. rostrata), bạch đàn đỏ Eucalyptus ro- busia, bạch đàn long duyên Eucalyptus exserta (khi còn nhỏ lá cây khá giống bạch đàn lá nhỏ nên dễ nhầm lẫn), bạch đàn chanh Eucalyptus citriodora (cây có mùi thơm của chanh)….
c/ Mọc chủ yếu ở đâu?
Quê hương của cây bạch đàn là ở châu Úc. Nhưng từ lâu, giống cây này đa được di thực vào nhiều nước trên thế giới, từ châu Âu đến châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Vì cây có bộ rễ ăn sâu, rộng, cây lại mọc nhanh (một cây trồng 7 năm đã có thể cao 20m), có khả năng hút nước mạnh nên thường được trồng ở những vùng lầy, ẩm thấp để cải tạo đất, mùi thơm (thực chất là tinh dầu) tỏa ra từ cây cũng có khả năng đuổi muỗi và góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh sốt rét.
Tại nước ta, từ hơn 40 năm trước, bạch đàn đã được di thực vào và trồng rải rác ở nhiều nơi như bạch đàn trắng ở vùng Đò Cầm (Nghệ An) và một vài nơi khác nữa. Đặc biệt từ năm 1956 trở lại đây, khi phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc được phát động thì bạch đàn là loại cây trồng được trồng nhiều nhất để phủ xanh những đồi trọc thuộc các tỉnh trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên….
Việc trồng bạch đàn chủ yếu do cán bộ lâm nghiệp phụ trách vì ngoài chiết tinh dầu làm thuốc, đây còn là một cây cho gỗ. Bạch đàn thường được trồng bằng hạt hái trong những tháng thu đông (từ tháng 8 đến tháng 11). Để trồng bảo đảm, người trồng thường ngâm hạt trong nước 30 độ C khoảng 24 rồi vớt ra để ráo rồi mới đem gieo. Cây con mọc trong vườn ươm được 5 – 7 tháng thì đem trồng ở nơi cố định. Cây con trồng tốt nhất khi cao từ 0,3 – 1m, đường kính thân từ 0,5 – 1cm. Mùa gieo hạt vào tháng 9 – 11, mùa trồng vào thnags 2 – 4 hoặc gieo hạt vào tháng 1 – 3, trồng trong các tháng từ 7 – 9.
d/ Bộ phận dùng
Chủ yếu là tinh dầu, có một số nơi dùng lá.
e/ Thành phần hóa học
Lá cây bạch đàn Eucalyptus globulus chứa tanin, nhựa và tinh dầu (3 đến 6% tính trên lá khô kiệt). Trong đó:
– Tinh dầu bạch đàn là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm, vị lúc đầu mát sau nóng. Tinh dầu có tỷ trọng 0,910-0,930, độ sôi 168-1800C. (α)D=0 đến +15 chỉ số chiết quang 1,457-1,469, một thể tích tinh dầu thêm 3 thể tích cồn 70 độ, phải được dung dịch trong. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bạch đàn là xineola hay eucalyptola hay cajeputola (60 đến 85%) kèm theo pinen quay phải, feuchen, camphen, butyric và các andehyt valeric.
– Hoạt chất xineola của tinh dầu (hoạt chất chính của tinh dầu) là một chất lỏng, không màu tỷ trọng 0,9230,926, sôi ở 1780C, làm lạnh, kết tinh thành tinh thể chảy ở +1 °C. Vì tỷ lệ xineola sẽ quyết định giá trị của tinh dầu khuynh diệp nên các Dược điển thường hay quy định các phương pháp định lượng xineola. Ví dụ: Dược điển Pháp quy định phương pháp định lượng xineola căn cứ vào tính chất của xineola cho với orthocresola một chất có độ kết tinh thay đổi tuy theo tỷ lệ xineola; một phương pháp định lượng khác là dựa trên nguyên tắc xineola cho với resorxin một hỗn hợp tan trong dung dịch no resorxin hoặc định lượng dựa trên tính chất xineola cho với axit photphoric một kết hợp phân tử Cl0H18O.H3PO4 có tinh thể…..
Trên thực tế, người ta cất tinh dầu từ rất nhiều loại bạch đàn khác nhau nên thành phần tinh dầu cũng có sự thay đổi nhất định. Hơn nữa mỗi nước lại có quy định khác nhau về tinh dầu bạch đàn như Pháp chỉ công nhận tinh dầu cất từ cây bạch đàn Eucalyptus globulus có khả năng làm thuốc còn nước Anh lại công nhận mọi loại tinh dầu cất từ nhiều loại bạch đàn khác nhau miễn là chúng đáp ứng tiêu chuẩn.
Nếu công nhận tinh dầu từ nhiều loại bạch đàn thì có thể phân loại chúng theo thành phần hóa học như sau:
– Tinh dầu chứa xineola như loài E. globulus
– Tinh dầu chứa Tecpen và sesquitepen như loài E robusta
– Tinh dầu bạch đàn chứa piperiton, từ piperiton có thể chế thành mentola và tymola.
– Tinh dầu chứa xitral như loài bạch đàn chanh E. cỉlriodora. Loại này thường chỉ được dùng trong ngành công nghiệp nước hoa.
f/ Thu hái chế biến
Ngoài công dụng để lấy gỗ, làm bóng mát, cải tạo đất, nước ta đã bắt đầu khai thác bạch đàn và lấy lá làm thuốc, cất tinh dầu. Để có thể thu nhiều lá, theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì từ năm thứ 3 và thứ 7 cần chặt toàn bộ cây để lấy lá và gỗ nhỏ (các cảnh nhỏ). Các chồi mới mọc ra cũng sẽ cắt lấy lá và chỉ để lại 2 nhánh cho phát triển và cuối cùng là để lại 1 chồi thay thế cho cây cũ.
Để làm thuốc, người ta thường thu hái lá bạch đàn vào tầm gần mùa hè, phơi trong bóng râm, đến khi khô thì bảo quản trong lọ hoặc túi kín. Hái lá làm thuốc nên hái những lá già (hình lưỡi liềm), nên tránh hái lá non dù lá non có tỷ lệ dầu cao hơn.
Ngoài lá già để làm thuốc thì cành và lá non cũng được thu hát để cất lấy tinh dầu thô hoặc tinh dầu chế để dùng.
2/ Công dụng của cây bạch đàn
Lá và vỏ cây bạch đàn là một vị thuốc đông y có giá trị cao với sức khỏe con người. Lá cây có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán mồ hôi, thông hơi, giải độc, trừ thấp…. Các tài liệu y học cổ truyền và một số nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng lá và vỏ bạch đàn có khả năng phòng trị hiệu quả nhiều chứng bệnh như:
– Điều trị các bệnh về hô hấp: Lá và tinh dầu triết xuất từ khuynh diệp đã được sử dụng qua nhiều thế hệ để điều trị các bệnh về hô hấp. Đặc biệt, nó có tác dụng làm giảm chất nhầy, đờm đặc ở cổ do viêm đường hô hấp. Với chứng bệnh cảm lạnh hay các triệu chứng cúm thông thường thì chiết xuất từ lá bạch đàn cũng có khả năng làm ấm, điều trị hiệu quả.
– Giảm lo lắng và stress: Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tình cảm và hiệu quả công việc. Do đó, ngay khi căng thẳng, bạn nên uống một tách trà khuynh diệp để giảm lo lắng và stress và cải thiện tình trạng cơ thể.
– Cải thiện hệ thống miễn dịch: Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang có dấu hiệu hoặc nguy cơ yếu đi bởi hậu quả của các chấn thương, bệnh tật thì trà bạch đàn có đóng vai trò như một chất kích thích tự nhiên để cải thiện hệ thống miễn dịch. Cách dùng lá bạch đàn để làm trà cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần hãm như chè khô bình thường rồi uống để giúp cơ thể khỏi sự tấn công từ vi khuẩn như E. coli hay các loại nấm men gây nhiễm trùng.
– Tốt cho làn da: Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp khuynh diệp và chiết xuất của nó trở thành một chất lý tưởng để bảo vệ da. Đặc biệt, nhờ có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và sự hiện diện của hợp chất cineole, tinh dầu khuynh diệp rất có ích trong việc điều trị những căn bệnh nhiễm trùng trên da.
– Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế biến lá bạch đàn làm thành trà có thể xem là một biện pháp ổn định đường huyết, phòng ngừa hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ cần uống 1 – 2 tách trà bạch đàn mỗi ngày, bạn có thể phòng ngừa và dần đẩy lùi căn bệnh này.
– Giảm đau nhức: Tinh dầu khuynh diệp chiết xuất từ bạch đàn có khả năng làm mát. Khi xoa tinh dầu lên da, bạn sẽ có cảm giác dịu mát, bớt đau nhức. Các thành phần trong tinh dầu còn có khả năng làm thư giãn các cơ và hệ thần kinh. Chúng kích thích và làm tăng tốc độ lưu thông máu tới những vùng da đang bị tổn thương. Qua đó, làm giảm viêm nhiễm và làm lành vết thương rất tốt.
3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây bạch đàn
Bạch đàn thường được dùng với liều dùng 10 – 15g dạng thuốc sắc tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa và sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý là bạch đàn đỏ có thể gây kích thích dạ dày, rối loạn ở gan nên cần thêm đường để giảm bớt kích thích. Liều dùng bên ngoài như nấu nước rửa, xoa bóp thì có phần thoải mái hơn. Dưới đây là cách dùng và các bài thuốc dân gian từ cây bạch đàn mà mọi người nên biết để ứng dụng khi cần thiết.
– Chữa bệnh ngoài da: Chỉ cần chà xát lá khuynh diệp rồi đắp lên da, đặc biệt là những vùng da bị viêm, nấm, bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, vảy nến, á sừng. Thực hiện đều đặn và bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
– Chữa bệnh á sừng: Nếu bị á sừng ở chân hoặc tay thì bạn cũng có thể lấy lá khuynh diệp già (lá tươi), thuốc khử trùng dạng bột (có thể mua ngoài tiệm thuốc tây). Rửa sạch lá bạch đàn rồi đun sôi với khoảng 3 lít nước. Cho sôi khoảng 5 – 10 phút cho tinh dầu tan ra, cho thêm chút muối vào khuấy đều. Sau đó đợi nước nguội bớt (còn khoảng 40 – 50 độ C) thì cho bột khử trùng vào khuấy đều. Dùng nước để ngâm phần chân hoặc tay bị á sừng trong khoảng 30 phút. Áp dụng liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.
– Chữa ho, cảm cúm, cảm lạnh: Dùng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, đặc biệt là vùng da ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương. Nếu không có sẵn tinh dầu thì có thể dùng lá bạch đàn và lá sả để đun lấy nước xông hơi và tắm. Cách này không chỉ tốt khi bị ho mà còn loại bỏ triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh.
– Chữa đau nhức xương khớp: Dùng tinh dầu khuynh diệp xoa bóp liên tục ở những vùng khớp bị đau. Hoặc cũng có thể hái lá bạch đàn già đun lấy nước để xông hơi. Cách này giúp khu phong, tán hàn, kích thích lưu thông máu và chữa bệnh xương khớp rất tốt.
– Chữa hôi nách: Những người bị hôi nách cũng có thể ứng dụng công dụng của bạch đàn bằng cách lấy lá tươi, giã nát, chà xát vào vùng nách bị hôi sau khi tắm. Mỗi ngày làm một lần, làm liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.