Bồ cu vẽ là loài cây có cái tên khá lạ và được rất ít người chú ý đến. Mặc dù có độc nhưng nếu biết sử dụng khéo léo, loài cây này có thể đẩy lui được rất nhiều căn bệnh, từ bị rắn cắn cho đến chữa mụn nhọt, lở loét, lở đầu, chốc đầu, bỏng,..
Cây bồ cu vẽ là gì?
Tên khoa học/ tên khác
Mỗi vùng miền bồ cu vẽ lại được nhắc đến với một tên gọi khác nhau, điển hình như: đỏ đọt, mào gà, sâu vẽ, bồ long anh, bọ mảy.
Ngoài ra, loài cây này còn có tên khoa học là Breynia fruticosa Hool.F, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Lá và vỏ thân là bộ phận thường được dùng làm thuốc.
Mô tả cây
Bồ cu vẽ có kích thước khá nhỏ, phần thân nhẵn. Kích thước và hình dạng lá không ổn định, đầu nhọn, phía cuống có thể tù hoặc nhọn. Cuống lá rất ngắn, thường có sắc nâu sẫm hay đen. Khi xem xét mặt dưới của lá, bạn sẽ thấy đường vẽ đen kéo dài do sâu để lại. Ở kẽ lá, hoa mọc thành chùm, số lượng hoa đực là 5 đến 6 bông, số lượng hoa cái là 1 đến 3 bông. Quả của cây có hình cầu dẹt, khô, màu đen nhạt. Hạt màu nâu nhạt, có 3 cạnh, bề ngoài màu vàng cam.
Mọc chủ yếu ở đâu?
Theo quan sát thì tại Việt Nam cây chủ yếu mọc hoang ở miền Bắc và miền Trung, miền Nam chưa thấy xuất hiện. Ngoài ra, loài cây này còn được phát hiện ở các quốc gia lân cận nước ta như: Lào, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Philippin,… Bồ cu vẽ mọc hoang là chính, chưa có nơi nào tiến hành trồng vị thuốc này.
Thành phần hóa học
Hiện nay chưa tìm thấy bất kì công trình khoa học nào nghiên cứu về thành phần hóa học của loài cây này.
Thu hái chế biến
Vị thuốc bồ cu vẽ có thể thu hái quanh năm. Bạn chỉ cần ngặt lá hoặc lấy vỏ cây về dùng tươi là được. Một số nơi rễ cây cũng có thể làm thuốc.
Công dụng của cây bồ cu vẽ
Bồ cu vẽ có vị đắng, tính hàn, có độc, vì vậy bạn phải tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng. Nếu biết dùng đúng cách, vị thuốc này sẽ phát huy hiệu quả cao với các căn bệnh như: đau bụng thổ tả, mụn nhọt, lở loét, rắn cắn, bỏng, chốc đầu, viêm dạ dày, viêm ruột, chữa chứng tắc sữa, sữa ra ít ở phụ nữ,…
Đặc biệt, thêm một tác dụng mới của vị thuốc này đã được viện ký sinh trùng sốt rét Việt Nam thí nghiệm và phát hiện, đó chính là khả năng đẩy lùi bệnh giun chỉ.
Tuy nhiên, việc dùng bồ cu vẽ để chữa bệnh chủ yếu được lưu truyền theo kinh nghiệm dân gian, chưa được ứng dụng cụ thể vào trong y học.
Cách dùng cây bồ cu vẽ
+ Chữa rắn cắn
Lấy 30 đến 40g lá tươi, rửa sạch, giã lấy nước uống và bã để đắp lên vết cắn. Lưu ý thay 5 – 6 lần lá đắp trong ngày.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp lá bồ cu vẽ với các vị thuốc khác. Chuẩn bị 20g lá bồ cu vẽ và 20g lá Sòi tía tươi, giã nát, lấy nước vắt trộn thêm 1 đến 2g bột Hùng hoàng vào uống. Phần bã tận dụng để đắp, thay từ 5 đến 6 lần trong ngày.
+ Cầm máu
Dùng vỏ cây sắc thuốc cầm máu.
+ Chữa mụn nhọt, lở loét da
Cạo lấy bột từ vỏ cây đắp lên vết thương. Dần dần da sẽ lành lại.
+ Đẩy lùi chứng viêm họng, amidan
Đào 40g rễ bồ cu vẽ tươi, rửa sạch, sắc uống.
+ Hỗ trợ điều trị chứng viêm da, lở đầu, chốc đầu
Bạn chỉ cần hái lá tươi, đem rửa sạch, giã nát, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bệnh 3 lần 1 ngày là được.
+ Điều trị bỏng
Nhổ cỏ cây bồ cu vẽ, chặt nhỏ, sắc uống, nên sắc đặc để hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Đem thuốc đã sắc đi rửa vết bỏng, cần rửa nhiều lần trong ngày.
+ Chữa đinh nhọt
Hãy hái một nắm lá tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết nhọt, bệnh tình sẽ có tiến triển tốt.
+ Hỗ trợ điều trị chàm viêm da dị ứng, ngứa
Lấy cả cành và lá của cây đem rửa sạch, đun lên làm nước rửa vùng da bị bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể giã nhuyễn thuốc lấy nước cốt.
+ Điều trị bệnh viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ
Chuẩn bị 10 đến 15g các vị thuốc sau: lá bồ cu vẽ, cỏ sữa lá to, cỏ sữa lá nhỏ. Tất cả đem rửa sạch, sắc uống. Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày để điều trị dứt điểm bệnh.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khí quản mãn tính
Đem 30g lá bồ cu vẽ tươi, 15g lá tầm xoọng, 15g lá xoài, 10g đường đỏ đi sắc uống liên tục trong vòng 2 ngày, mỗi ngày bạn dùng 2 lần thuốc.
+ Hỗ trợ phụ nữ bị tắc tia sữa, sữa ít
Hái khoảng 15 đến 20g lá tươi, đem đi rửa sạch, giã nát, thêm 1 chút rượu và mật ong, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Nhìn chung, lá bồ cu vẽ có rất nhiều công dụng đáng quý. Thế nhưng, do trong lá có độc nên bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn từ thầy thuốc, tránh lợi bất cập hại, dùng thuốc sai cách, gây ngộ độc chết người. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm kiếm nguồn thuốc chuẩn để hiệu quả chữa bệnh đạt được là cao nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.