Cỏ tranh là một loại cỏ sống lâu năm, mọc hoang nhiều trên khắp đất nước ta. Giống cây này có khả năng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, chữa thổ huyết, chảy máu cam. Bên cạnh đó còn có tác dụng giải độc cơ thể và thông tiểu tiện. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của vị thuốc này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé!
1.Sơ lược về cây cỏ tranh
Tên gọi và nguồn gốc
Cỏ tranh hay còn có tên gọi khác là Bạch mao,Nhả cà, Día (K’Dong), Lạc cà (Tày), Gan(Dao).
Tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv
Thuộc họ Lúa Poaceae (Graminiae).
Rễ cỏ tranh hay Bạch mao căn (Rhizoma Imperatae) là phần thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Mô tả cây
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống rất dai, phần thân rễ chắc khỏe. Thân cây cao từ 30 – 90cm. Lá hẹp và dài, dài từ 15 – 30cm, rộng từ 3 – 6mm. Phần gân lá ở giữa phát triển, nhẵn ở mặt dưới và ráp ở mặt trên, hai bên mép lá sắc. Hoa mọc thành từng cụm, có dạng hình chùy nhưng hình bắp dài từ 5 – 20cm, có màu trắng bạc. Bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ niềm, rất dài.
Phân bố
Giống cây này mọc hoang nhiều ơi trên khắp đất nước ta.
Bộ phận sử dụng làm thuốc
Phần thân rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Cỏ tranh.
Mô tả dược liệu
Thân rễ có dạng hình trụ, đường kính từ 0,2 – 0,4cm. Mặt ngoài có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt. Thân rễ chia làm nhiều đốt, có nhiều nếp nhăn, mỗi đốt dài khoảng từ 1 – 3,5cm. Dược liệu dai, rất dễ bẻ gãy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Khi cắt ngang có dạng hình gần tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều. Dược liệu không vị, không mùi, phần sau hơi ngọt.
Thu hái và chế biến
Người dân thường thu hoạch vào mùa thu (tháng 10 – 11) và mùa xuân (tháng 3 – 4). Người ta đào lấy phần thân rễ, cắt bỏ hết phần trên cổ rễ, sau đó rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, rễ non và lá. Cuối cùng mang về phơi và phân loại, buộc lại thành từng bó theo cùng kích thước.
Tuy nhiên tùy vào cách chế biến sẽ có một tên gọi riêng:
- Rễ cỏ tranh tươi sau khi được rửa sạch, thái nhỏ được gọi là sinh mao căn.
- Rễ cỏ tranh nếu tẩm nước rồi cắt thành từng đoạn, phơi khô, sàng lọc chất vụ thì gọi là bạch mao căn.
- Lấy bạch mao căn cho vào nồi, sao cho thuốc chuyển thành màu đen, tiếp tục phơi khô thì gọi là mao căn thán.
Thành phần hóa học
Trong phần thân rễ có chứa 18% đường (bao gồm glucozo và fructoza), axit hữu cơ và một số loại acid citric, triterpene methylethers, oxalic, malic, tartatric, arundoin và cylindrin.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu cho thấy, sử dụng bột Mao Căn làm rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương trên thỏ. Do đó Mao Căn có tác dụng làm đông máu nhanh.
Khi sử dụng thuốc sắc hoặc nước ngâm kiệt thụt dạ dày thỏ bình thường có tác dụng lợi niệu. Tác dụng này liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có chứa nhiều muối kali.
Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu được rằng nước sắc của Mao Căn có tác dụng làm ức chế trực khuẩn li Flexner và Sonnei. Song đối với trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng gì.
Tiến hành thí nghiệm bơm nước sắc Mao căn vào thỏ nuôi vời liều lượng 25g/kg. Quan sát trong vòng 36 giờ thấy hoạt động của thỏ bị ức chế, vận động một cách chậm chạp, hô hấp có xu hướng tăng nhanh nhưng hồi phục lại bình thường không lâu. Khi chích vào tĩnh mạch với liều lượng từ 10 – 15g/kg quan sát thấy thỏ thở nhanh hơn, vận động giảm sau 1 giờ hồi phục dần. Khi chích với liều lượng cao hơn 25g/kg thì sau 6 giờ thỏ chết.
2.Công dụng và liều dùng
Công dụng:
Theo tài liệu cổ, Mao căn có vị ngọt, tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Đi vào 3 kinh tâm, tỳ và vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, sử dụng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện gặp khó khăn, tiểu ra máu, thổ huyết, chảy máu cam.
Rễ cỏ tranh còn có tác dụng thông tiểu tiện và giải độc cơ thể. Còn sử dụng trong trường hợp chữa sốt, nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
Ngoài ra những người gan yếu do rượu bia, hút thuốc lá hoặc gặp các rối loạn về chức năng gan có thể sử dụng rễ cỏ tranh để thanh lọc cơ thể, giải độc cho gan, làm mát gan.
Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau người ta lại sử dụng vào mục đích khác:
Ở Trung Quốc, loại rễ này được dùng để hạ sốt, điều trị nôn mửa hay phù thũng.
Ở Cambodia, người ta kết hợp giữ rễ cỏ tranh và một số loại thảo dược khác để điều trị bệnh trĩ.
Ở Châu Phi, người ta lại sử dụng để chữa bệnh lậu và một số bệnh lý khác ở đường tiết niệu.
Liều dùng:
Từ 10 – 40g dưới dạng thuốc sắc.
Cách dùng:
Dùng tươi thì liều lượng gấp đôi, có thể dùng từ 250g đến 500g. Khi dùng tươi có thể giã lấy nước uống hoặc sao cho cháy để cầm máu.
3.Đối tượng sử dụng và kiêng kỵ
Đối tượng sử dụng
- Người bí tiểu, tiểu tiện khó khăn, phiền khát (háo nước)
- Người mắc chứng bệnh tiểu tiện ra máu, thổ huyết, chảy máy cam
- Người bị viêm đường tiết niệu
- Người bị bệnh sỏi thận
- Người bị ho hên, cò cử
- Người bị nóng sốt
Kiêng kỵ:
- Người tạng hàn, người suy nhược cơ thể cần cẩn thận khi sử dụng thuốc.
- Người hư hỏa và phụ nữ mang thai không được dùng.
4.Một số bài thuốc từ Cỏ tranh
Nấu làm nước uống hằng ngày, có tác dụng mát gan, thanh lọc, giải độc:
200g sinh mao căn sắc vùng 700 ml nước. Đun lửa to, đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa, đun tiếp từ 7 – 10 phút, lọc lấy nước uống. Uống trong ngày, dùng thay nươc chè, uống liên tục từ 10 – 15 ngày.
Chè lợi tiểu:
Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền 25g, hoa cúc 5g. Thái nhỏ, trộn đều. Mỗi lần uống 50g, pha cùng 750ml nước, uống trong ngày vào lúc khát.
Trẻ em từ 6 – 14 tuổi sử dụng 25g pha cùng 350ml nước, uống trong ngày, vào những lúc khát.
Hoặc có cách kết hợp khác: Sinh mao căn 50g, Lá sen cạn 15g, Râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang chi làm 3 lâng uống, sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Bài thốc chữa phổi nóng, hen cò cử:
Sinh mao căn sắc lấy nước uống, uống khi còn nóng, sau bữa ăn.
Bài thuốc chữa đái ra máu:
Bạch mao căn, khương thán, cho thêm mật ong trắng rồi sắc uống.
Bài thuốc trị chảy máu cam:
Mao căn tươi 120g (có thể dùng mao căn khô 36g), Chi tử 18g, sắc uống khi còn nóng, uống sau bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ.
Bài thuốc trị viêm thận cấp:
Bạch mao căn khô 250g, sắc cùng 500ml nước. Ngày uống 2 – 3 lần.
Bài thuốc sử dụng trong những trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói:
Trị phiền nhiệt khó thở : Mao căn rươi 40g, sắc cùng với nước uống. Uống khi thuốc còn ấm nóng, uống sau ăn.
Trị chứng nấc cụt do nhiệt: Mao căn, Cát căn mỗi thứ 12g, sắc cùng với nước uống.
Bài thuốc trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam:
Trị chứng hư lao trong đờm có máu: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g. Sắc uống hằng ngày.
Trị tiểu ra máu: Mao căn 40g, Đại kế căn 20g. Sắc lấy nước uống.
Bài thuốc lợi tiểu tiêu phù:
(Sử dụng trong trường hợp viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít)
Trị viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít: Bạch mao căn tươi (Cạo sạch vỏ) từ 80 – 160g, Bạch anh tươi 80g, Thịt nạc heo 160g. Nấu ăn
Trị viêm cầu thận thấp: Mạch mao căn tươi, tây qua bì mỗi vị 40g, Xích tiểu đậu 16g, Ngọc mễ tu 12g. Sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa hen suyễn:
Sinh mao căn 20g. Sắc uống hằng ngày, uống khi thuốc còn ấm. Uống sau bữa ăn tối, uống liên tục trong 8 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do bị nhiễm trùng đường tiết niệu:
Mao căn thán, gừng (sao cháy). Sắc cùng với 400ml nước đến khi còn 100ml thì uống. Uống khi nước còn ấm, trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.