Hoa tiêu là vị thuốc tốt trong việc tẩy giun. Ngoài ra, vị thuốc này còn góp phần đẩy lùi các căn bệnh như: lạnh bụng, lạnh bao tử, nôn nhiều, chàm, viêm da, đau răng, rắn cắn,… Tuy nhiên nó mới chỉ được ứng dụng phần nhiều trong phạm vi nhân dân.
Hoa tiêu là gì?
Tên khoa học/ tên khác
Hoa tiêu có rất nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: hạt sẻn, hoa tiêu thích, xuyên tiêu, sơn hồ tiêu thích, lương phù chấm, ba tiêu, lưỡng diện châm, sưng, dã hoa tiêu, hoàng lực.
Bên cạnh đó, còn có tên khoa học là Zanthoxylum nitidum DC, thuộc họ Cam Eutaceae.
Xét về bản chất, hoa tiêu chính là quả sấy khô của cây sưng hay cây hoàng lực. Vì vậy bạn chớ nhầm đây là một loài cây riêng biệt.
Mô tả cây
Cây sưng có kích thước khá lớn, đường kính của cây có thể đạt tới 15cm. Từ thân mọc ra rất nhiều cành màu đỏ nhạt với chiều dài từ 1 đến 2m. Đây là loài cây có gai, phần gai này mọc nhiều ở cành và cuống lá, ngắn, dẹt, mọc theo chiều quay xuống dưới. Lá của cây là lá kép lông chim lẻ, gân chính có gai chạy dọc theo. Chính vì đặc điểm này nên cây mới được biết đến với cái tên lưỡng diện châm. Hoa của loài cây này mọc thành chùm ở phần kẽ lá. Quả của cây có 1 đến 5 mảnh vỏ, phần nhiều là 3, phần ngoài của vỏ thì nhăn nheo, bên trong thì nhẵn mịn. Mỗi vỏ lại đi kèm với 1 hạt đen bóng.
Mọc chủ yếu ở đâu?
Loài cây này chủ yếu mọc hoang chứ chưa được đem vào gieo trồng. Mật độ dày nhất thường rơi vào các tỉnh miền núi phía Bắc, điển hình như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình,.. Bên cạnh đó, tại các vùng núi cao của tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, người ta cũng thấy cây này hiện diện khắp mọi nơi. Tại Trung Quốc, cây cũng được tìm thấy ở Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Đài Loan.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Xuân Dũng, xuất bản năm 1990 thì hoa tiêu có 1% tinh dầu. Trong loại tinh dầu này có chứa các hợp chất sau: 44% limonen, 12,14% geranial, 10,95% neral, 6,84% linalol.
Thu hái chế biến
Thay vì chỉ hái quả như các loài cây khác, đối với hoa tiêu, đến mùa quả chín, người ta chặt cả cành đem về, tách lấy phần quả sấy hoặc phơi khô. Loại quả này có vị đắng và thơm. Khi nhấm hạt bạn sẽ thấy thơm như chanh.
Công dụng của hoa tiêu
Theo ghi chép Đông y, hoa tiêu có vị cay, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trục thấp, sát hồi trùng,.. Người ta hay dùng loại thuốc này để chữa các loại bệnh như: đau lạnh bụng, thổ tả, giun. Tuy nghiên, ứng dụng của thuốc mới chỉ dừng ở phạm vi nhân dân theo phương thức truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác chưa chưa được triển khai trong y học hiện đại.
Cách dùng hoa tiêu
+ Bài thuốc chữa chứng đau bụng đi ngoài
Bạn chỉ cần đem 9g hoa tiêu đi sao thơm, tán nhỏ thành bột, chia làm 3 lần uống, sử dụng tại thời điểm trước khi ăn.
+ Bài thuốc đẩy lùi cơn đau bụng giun
Bạn cần chuẩn bị 8g hoa tiêu, 12g ô mai, đun 2 nguyên liệu ấy cùng 400ml nước, đến khi còn 180ml thì dừng lại, chắt nước, chia 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình sẽ kéo dài liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày.
+ Bài thuốc trị bệnh kiết lỵ
Bạn hãy rửa sạch 8g hoa tiêu, 10g lá mơ lông, 20g rau sam, cho vào nồi, đổ 450ml nước vào đun, đến khi nước cạn còn 180ml thì dừng lại, chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nên uống lúc bụng còn đói, trước khi ăn và đều đặn, liên tục trong 2 đến 3 ngày.
+ Bài thuốc chữa chứng lạnh bụng, buồn nôn
Bạn cần đem 5g hoa tiêu, 5g can khương, 10g đảng sâm đi sắc trong nồi đất, lọc lấy nước, cho thêm 30g đường phèn vào uống nóng.
+ Bài thuốc trị bao tử lạnh
Lấy 4g hoa tiêu, 10g phụ tử (sắc trước), 10g khương bán hạ đi tán nhuyễn thành bột mịn, sau đó sắc làm viên hoàn. Mỗi lần bạn cần uống 6g thuốc, ngày 2 lần dùng.
+ Bài thuốc trị bụng đau tiêu nhiều nước
Sử dụng 4g hoa tiêu, 4g can khương, 10g diêm phụ tử (sắc trước), mang đi sắc uống, dùng đều đặn vài ngày liên tục, cần uống nóng.
+ Bài thuốc trị đau bụng lãi, nôn nhiều
Bạn có thể áp dụng một trong 2 bài thuốc sau:
Bài 1: Sao qua 6g hoa tiêu, cho vào rượu trắng chuẩn ngâm.
Bài 2: Chuẩn bị các vị thuốc sau: hoàng liên, can khương, hoa tiêu, mỗi vị 5g; hoàng cầm 8g; bạch thược 12g; chỉ thực, ô mai, khương bán hạ, đảng sâm mỗi vị 10g. Đem tất cả đi sắc chung, dùng thuốc khi còn nóng.
+ Thuốc chữa tràm, chứng ngứa do viêm da gây nên
Bạn có thể sắc chung hoa tiêu, khổ sâm, địa phu tử, liều lượng như nhau, đem nước thuốc rửa vào vùng da bệnh. Hoặc không, bạn cũng có thể lấy hoa tiêu, hoàng liên khương bỏ vào cồn 75%, dung dịnh thu được đem bôi lên da.
+ Thuốc tắt sữa
Lấy 0,4g hoa tiêu đi tán bột mịn, cho vào nang nhựa, mỗi ngày 3 lần, dùng ngay sau khi sinh xong.
+ Thuốc trị nấm âm đạo
Sử dụng dầu hoa tiêu 3ml gia oleic acid chế thành viên tễ, trọng lượng mỗi viên vào khoảng 0, 05g. Mỗi tối bạn đặt một viên thuốc vào vùng kín. Chỉ cần dùng 1 đến 2 liệu trình bệnh sẽ khỏi (mỗi liệu trình kéo dài trong vòng 5 ngày).
+ Thuốc trị chứng đau răng
Đem hoa tiêu đi sắc hoặc ngâm với rượu trắng loại chuẩn, sử dụng dung dịch thu được ngậm mỗi tối trước khi đi ngủ.
+ Thuốc trị rắn cắn
Giã nát thuốc, bôi vào vết thương.
Hoa tiêu tuy có tác dụng tốt nhưng bạn không nên dùng cho các bệnh nhân âm hư hỏa vượng hoặc cho phụ nữ đang mang thai.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.