Thược dược là loại thuốc cực tốt cho phái nữ. Nó sẽ giúp phái đẹp chấm dứt tình trạng rong kinh, băng huyết bạch đới, giảm nhẹ cơn đau trong kì kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng phải nhắc đến các tác dụng tổng quát của thuốc như: trị đau đầu, đau bụng, lỵ, ho gà,..
Cây thược dược là gì?
Tên khoa học/ tên khác
Thược dược ở đây là tên một vị thuốc, chứ không phải là cây hoa thược dược thường trồng để làm cảnh. Loại thuốc này được chia thành 2 loại:
+ Bạch thược là rễ phơi khô của cây Paeonia lactiflora Pall
+ Xích thược là rễ của 3 loài cây Paeonia lactiflora Pall (loại thược dược mọc hoang, củ bé), Paenonia obovata Maxim (mọc hoang, củ vỏ màu nâu đỏ), Paeonia veitchii Lynch và rất nhiều loài cây khác nữa.
Mô tả cây
Bạch thược được xếp vào diện cây lâu năm với chiều cao của cây trưởng thành lên đến 50 đến 80cm. Thân cây mọc thẳng đứng, không có lông, phần rễ phát triển thành củ to. Lá cây mọc so le với nhau, mép nguyên (không có viền hay lưỡi cưa), phần cuống hơi hồng. Hoa của loài cây này là hoa đơn, có màu trắng tinh khôi, thường nở vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7, khoảng tháng 6, 7 thì bắt đầu kết trái.
Mọc chủ yếu ở đâu?
Chủ yếu nguồn cung bạch thược, xích thược mà người Viêt vẫn dùng là từ Trung Quốc. Những cây trồng thì có củ to, cây mọc hoang thì củ nhỏ. Có thể kể đến mốt số vùng đất mà thược dược vẫn mọc hoang như: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh.
Tại Việt Nam, thược dược cũng đã được triển khai trồng tại Sapa. Loại cây này sau 4 năm tính từ thời điểm gieo trồng sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Thành phần hóa học
Theo phân tích của các chuyên gia thì bạch thược có chứa 1,07% axit benzoic, tinh bột, tanin, tinh dầu, caxi oxalat, nhựa, chất béo, chất nhầy. Thành phần của xích thược cũng tương tự như bạch thược nhưng tỉ lệ axit benzoic chỉ chiếm khoảng 0,92%.
Thu hái chế biến
Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 10. Người ta sẽ tiến hành đào cả cây để lấy củ, sau đó gạt bỏ bớt đất cát, cắt bỏ thân rễ, rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi đem đi đồ chín, bước cuối cùng là sấy/phơi khô để gia tăng thời gian bảo quản.
Riêng tại vùng đất Hàng Châu thì thược dược sẽ được thu hái vào khoảng tháng 6. Cách chế biến cũng có nhiều khác biệt. Người ta sẽ phơi 1 – 2 ngày, sau đó tẩm nước cho mềm, lăn tròn rồi lại phơi tiếp. Loại thuốc này không nên phơi lúc trời nắng quá to vì dễ bị cong queo, nứt giòn.
Công dụng của cây thược dược
Theo đông y, thược dược có vị đắng, chua hơi hàn nên có tác dụng tốt trong việc trị đau bụng, nhức đầu, đau lưng ngực, tả lỵ, xích bạch đới mãn tính, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó.
Theo Mậu Hy Ưng: “Bạch thược bổ, xích thược tả, bạch thược thu liễm, còn xích thược thì tán”
Cách dùng cây thược dược
+ Bài thuốc chữa đau bụng, đau nhức đầu gối
Hãy lấy 8g bạch thược, 4g cam thảo sắc chung với 300ml, đun liu riu lửa đến khi chỉ còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
+ Bài thuốc chữa chứng hoa mắt đau đầu
Dược liệu cần chuẩn bị gồm có: bạch thược, quế chi, đại táo, sinh khương, phục linh, bạch truật mỗi loại 6g, cam thảo 4g sắc chung với 600ml nước, đun cạn đến khi chỉ còn 200ml, chia ra làm 3 lần uống trong ngày.
+ Bài thuốc điều trị chứng chảy máu cam
Hãy lấy xích thược tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống khoảng 6 đến 8g.
+ Bài thuốc chữa băng huyết bạch đới
Hãy đem xích thược và hương phụ trộn chung với nhau rồi tán nhỏ. Mỗi ngày bạn cần uống 2 lần thuốc, 6 – 8g/lần, một đợt điều trị kéo dài từ 4 đến 5 ngày, bệnh tình sẽ được cải thiện rõ rệt.
+ Bài thuốc trị chứng co giật
Bạn cần chuẩn bị bạch thược và cam thảo liều lượng mỗi loại 16g, sắc uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc trị can khí bất hòa
Bạch thược tẩm rượu và chích thảo chuẩn bị theo tỉ lệ 3:1, đem sắc uống thường xuyên.
+ Bài thuốc trị chứng đi lỵ ra máu
Bạn trộn chung và tán bột tất cả các loại thuốc sau: thược dược 20g, đương quy, hoàng liên mỗi loại 20g, binh lang, mộc hương, chích thảo mỗi loại 8g, đại hoàng 12g, hoàng cầm 40g, quan quế 6g. Mỗi lần dùng 20g bột kể trên đem đi sắc với 2 chén nước và dùng khi còn ấm.
+ Bài thuốc trị chứng đau hông sườn ở phụ nữ
Bạn đem tất cả các dược liệu sau đi tán nhuyễn rồi trộn chung với nhau: bạch thược, diên hồ sách, nhục quế, hương phụ. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc với nước sôi.
+ Bài thuốc trị chứng tiêu chảy
Dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: 12g bạch truật, 8g bạch thược, 6g trần bì, phòng phong 8g. Tất cả đem đi sao vàng, sắc uống thường xuyên.
+ Bài thuốc trị đau bụng, kiết lỵ
Chỉ cần kết hợp các vị thuốc bạch thược 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 12g sắc uống, cơn đau sẽ thuyên giảm.
+ Bài thuốc trị chứng đau bụng lâm râm ở phụ nữ có thai
Bạn cần chuẩn bị: 10g trạch tả, 20g bạch thược, 8g phục linh, 8g bạch truật, 6g đương qui, 6g xuyên khung,.. Tất cả tán thành bột mịn, ngày uống 24g chia 3 lần với rượu hoặc sắc uống.
+ Bài thuốc trị chứng rong kinh
Mỗi loại thuốc sau cần chuẩn bị đủ 8g: bạch thược, lộc giác giao, thục địa, mẫu lệ, can khương, quế lâm, long cốt, hoàng kì, tất cả đem tán nhuyễn, ngày dùng 24g chia 3 lần với rượu hoặc nước sôi trước khi ăn.
+ Bài thuốc giúp thuyên giảm cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt
Bạn cần sắc uống các vị thuốc sau: 8g bạch thược, đương qui, 8g hương phụ, 2g cam thảo, tahnh bì, xuyên khung, sinh địa mỗi vị 3,2g.
+ Bài thuốc trị bệnh táo bón kinh niên
Các loại thuốc này cần chuẩn bị loại tươi để đạt hiệu quả cao nhất: 22g bạch thược, 10g cam thảo, sắc uống từ 2 đến 4 thang.
+ Bài thuốc trị bệnh loét dạ dày
Bạn chỉ cần sắc chung bạch thược (15 – 20g) với chích cam thảo (12-15) thành nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc trị ho gà
Hãy lấy bạch thược và cam thảo theo tỉ lệ 3:1, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Bài thuốc trị chứng hen suyễn
Trộn chung bột bạch thược và cam thảo theo tỉ lệ 3:1, pha với 100ml nước sôi đợi lắng cặn thì uống.
Những bài thuốc có sự tham gia của thược dược trên tuy đơn giản nhưng phải biết dùng đúng cách, đúng liều lượng. Vì vậy, bạn nên tham vấn ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.