1/ Cây thuốc bỏng là gì?
a/ Tên khoa học, tên khác
Cây thuốc bỏng còn được gọi với nhiều tên khác như trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, sài bất tử, lạc địa sinh căn, diệp sinh căn, sống đời. Cây có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers (Bryophyllum calycium Salisb), thuộc họ thuốc bỏng – Crassulaceae. Cây được gọi là thuốc bỏng bắt nguồn từ việc loại cây này thường được dùng làm thuốc đắp ngoài các vết bỏng để làm giảm đau, giúp vết bỏng nhanh lành. Cái tên trường dinh, trường sinh (sống lâu), sống đời hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) lại bắt nguồn từ đặc tính là cay sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành cây con chứ ít bị khô héo đi như các loại lá cây khác.
b/ Mô tả cây
Cây thuốc bỏng là cây thân thảo, cao chừng 0,06 – 1m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá trên cây mọc dày, có khi nguyên, có ki phân thành 3 – 5 thùy (thường xảy ra ở các lá gần gọn), phiến lá cây rộng 2 – 5cm, dài 5 – 15cm, mặt lá bóng, cuống lá dài từ 2,5 – 5cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân, mép có răng cưa to. Hoa cây bỏng mọc thành cụm ở ngọn hoặc các kẽ lá gần ngọn, mọc rủ chúc xuống, màu tím hồng hoặc đỏ. Hoa nở vào các tháng 2 – 5, đậu quả trong tầm từ tháng 3 – 6.
Ngắt một chiếc lá bỏng để lên đĩa có ít nước hoặc mặt đất ấp thì vài ngày sau từ phần mép lá, vị trí răng cưa sẽ mọc lên một mầm cây non mới. Thậm chí, sức sông của cây còn mạnh mẽ đến mức treo lá trên tường ở vị trí râm mát thì cây con cũng vẫn có thể mọc lên như vậy.
c/ Mọc chủ yếu ở đâu?
Cây thuốc bỏng mọc hoang ở vách đá, ven suối, nơi có nhiều ánh sáng. Cây cũng thường được trồng ở khắp các vùng miền trên cả nước để làm cảnh và làm thuốc. Ngoài ra, cây còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Trung Quốc (các tỉnh Hoa Nam), Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Indonesia.
d/ Bộ phận dùng
Trong y học người ta dùng tất cả các bộ phận của cây bỏng để làm thuốc.
e/ Thành phần hóa học
Trong lá cây bỏng, Subhadra Mehta và Bhat J.V. (1952.Joourn. Univ. Bombay. Sect. B., N0 32: 21-25) đã nghiên cứu và chiết được một loại hoạt chất là bryophylin. Nhóm nghiên cứu đã xác định được bryophylin có tác dụng kháng khuẩn và có thể dùng điều trị một số bệnh đường ruột
Trong cây thuốc bỏng người ta đã tìm thấy ba loại hoạt chất gồm:
– Các acid hữu cơ: Từ năm 1971, Marriage Paul B và cộng sự (Can.J.Bioch 49 (3) 282-296) đã đã xác định trong cây thuốc bỏng có nhiều axit hữu cơ như 46,5% axit izoxitric, 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 1,6% axit cis-aconitic, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, ,5% axit @-xetoglutaric, 1% axit pyruvic, 0,4% axit oxalaxetic, 0,2% axit lactic, 0,2% axit oxalic, 00,1% axit glyoxylic và chừng 0,05% – 0,6% axit chưa xác định được.
– Các glycozit flavonoic: Theo Gaind K.N.Gupta R.L. Planta Med. 1973, 23,2:149-153, trong cây bỏng cũng chứa flavonoit glycozit A (chưa xác định chính xác là loại nào), flanoit glycozit B là quexetic 3-diarabinozit (chất này có độ chảy 190 – 1920C với aglycon) và flavonoit glycozit C là Kaempferol 3-glycozit.
– Các hợp chất phenolic: Nhóm hoạt chất này bao gồm axit p.cumaric, cafein, syringic, p.hydro-xybenzoic (C.A.1973,79, 2741x).
f/ Thu hái chế biến
Thu hái lá quanh năm, chủ yếu được dùng tươi.
2/ Công dụng của cây thuốc bỏng
Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, chát, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống…. Ngoài tác dụng đặc trưng là chữa bỏng như chính tên gọi, cây lá bỏng còn được dùng để chữa các chứng bệnh sỏi thận, bệnh gút, ung loét, cao huyết áp, các loại bệnh về da, chữa đau đầu, tức ngực, giảm sốt, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt.
Đặc biệt, vì trong lá cây bỏng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên thường được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột viêm, loét dạ dày, trĩ nội….
Trong cuốn sách “Cây sức sống: Lá cây kỳ diệu”, tác giả là bác sĩ Rashan Abdul Hakim đã liệt kê nhiều tác dụng của cây thuốc bỏng đã được người dân Jamaica và Trinidad tin dùng như trị cảm lạnh, sốt, viêm phế quản và các vấn đề về đường hô hấp khác. Các công dụng này bắt nguồn từ việc lá bỏng có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi rút, chống nấm và kháng histamine.
Ngoài ra, người dân địa phương còn thường dùng cây lá bỏng để điều trị bệnh cao huyết áp, đau đầu, áp xe và sưng. Lá và thân cây lá bỏng thì được dùng để nấu trà, uống để chữa đau bụng khi hành kinh, hen suyễn, làm sạch bàng quang, loại bỏ độc tố trong ruột và tăng cường năng lượng cho cơ thể.
3/ Cách dùng và các bài thuốc dân gian dùng cây thuốc bỏng
Cây lá bỏng được dùng cả dưới dạng sắc uống và giã nát đắp bên ngoài. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc, mẹo dân gian đơn giản dùng cây lá bỏng như:
– Chữa bỏng nhẹ: Lấy một lượng lá bỏng vừa đủ dùng, rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo, cho thêm 1 chút muối rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt bôi hoặc đắp cả bã lẫn nước lên vết bỏng.
– Chữa viêm họng: Lấy 10 lá bỏng rửa sạch. Buổi sáng dùng 4 lá, chiều dùng 4 lá, tối 2 lá, nhai kỹ, ngậm 1 lúc rồi nuốt cả bã. Thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày là khỏi. Cách này cũng giảm nhanh triệu chứng khô, ngứa họng.
– Chữa viêm xoang mũi: Người viêm xoang mũi có thể lấy 2 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát. Lấy ít bông sạch, thấm lấy nước cốt rồi nút vào lỗ mũi. Ngày làm liên tục 4 – 5 lần. Nếu bị viêm cả 2 bên thì nên thay đổi sáng nút 1 bên chiều nút 1 bên.
– Chữa vết thương, tai nạn: Nếu bị tai nạn nhẹ gây các vết thương như đắt da chảy máu, dập nát, bầm huyết, bỏng lửa, rắn rết cắn thì có thể lấy lá bỏng rửa sạch, giã nhuyễn và đặp lên vết thương. Đắp xong có thể dùng gạc sạch băng lại để ngăn lá bỏng rơi mất. Cứ sau 3 giờ lại thay bằng 1 lượt lá khác cho đến khi đỡ.
– Chữa trĩ nội, ngoại: Lấy dịch lá thuốc bỏng uống vào sáng và tối, mỗi lần 60ml (20 – 25 lá). Ngoài ra, rửa sạch hậu môn bằng nước muối; lá bỏng đem rửa sạch, giã nát, vắt bớt bỏ nước rồi đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc sạch băng lại. Mỗi ngày làm khoảng 3 lần theo liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Dùng liên tục trong khoảng 20 – 45 ngày sẽ thấy kết quả.
– Chốc lở sài đầu, mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: Giã lấy nước lá bỏng uống ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần 20 – 25ml. Bên ngoài thì đắp và rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn. Có thể thực hiện tương tự với các bệnh ngoài da hác như lở sơn, mề đay, tràm, viêm da….
– Chữa mụn trứng cá: Mỗi bữa giã nguyễn 5 – 10 lá bỏng bắt lấy nước uống. Bên ngoài dùng lá bỏng đắp hoặc đun lấy nước để rửa. Nếu mụn nhọt khi chưa có mủ thì có thể lấy lá bỏng 30g, lá đại 15g, lá táo 20g. Rửa sạch, giã nát và đắp vào vùng bị mụn, đắp ngày 1 – 2 lần để sớm thấy hiệu quả.
– Chữa đau mắt đỏ: Lá thuốc bỏng rửa sạch, giã nát, đắp vào vùng quanh mắt.
– Chữa nuôi con mất sữa: Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ thấy có sữa.
– Chữa đổ máu cam: Lấy 1, 2 lá bỏng rửa cho sạch, nhai hoặc giã lấy nước thấm vào bông gòn rồi đặt vào lỗ mũi. Tầm 10 phút sẽ thấy khỏi.
– Chữa mất ngủ: Chiều và tối mỗi ngày lấy lá bỏng ăn, một lần 8 lá. Kiên trì thực hiện để ngủ sâu, ngon giấc hơn. Bài thuốc này áp dụng được cho cả người già, trẻ nhỏ.
– Sốt xuất huyết: Ngày đầu mỗi ngày uống 3 – 4 lần, mỗi làn 100ml nước cốt lá bỏng. Ngày sau giảm còn 2 lần, mỗi lần 60ml cho đến khi khỏi. Nếu là nóng sốt trẻ em bình thường thì uống ngày 2 – 4 lần, mỗi lần 30ml nước cốt lá bỏng là được.
– Chữa viêm nhiễm đường hô hấp, ho, ho lao, ho ra máu: Lấy lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống thường xuyên vào 2 buổi sáng tối. Mỗi lần 60 – 80ml. Trường hợp trẻ em ho gà thì chỉ nên uống 20 – 25ml (6 – 8 lá).
– Chữa viêm loét dạ dày chảy máu: Nếu viêm loét nhưng chưa chảy máu thì uống 60ml vào sáng tối. Có chảy máu thì các ngày đầu uống 3 – 4 lần với liều 100ml (khoảng 35 lá) cho cầm. Sau đó thì giảm dần còn ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
– Chữa xơ gan cổ trướng và các loại viêm gan: Lấy lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống ngày 3 lần, mỗi lần 100ml liên tục. Nên dùng phần lá mọc trong bóng râm vì có nhiều vị chua hơn.
– Chữa nhức đầu, hồi hộp, cao huyết áp: Ngày uống 2 lần mỗi lần 60ml nước cốt lá thuốc bỏng để lợi tiểu, giảm nhịp tim, ngủ tốt, hạ huyết áp, hết nhức đầu.
– Chữa chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g cỏ nhọ nồi, 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Nếu táo bón thì uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml nước cốt lá bỏng.
– Chữa phù thận (và các loại phù thũng): Lấy lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.